Feb 13, 2022

FRANCE Cuộc đời huyền bí của hoa hậu Việt Nam (VNCH) đầu tiên

 

FRANCE Cuộc đời huyền bí của hoa hậu Việt Nam (VNCH) đầu tiên



Vào năm 1955, một cuộc thi người đẹp với danh nghĩa tìm ᴋɪếᴍ hoa hậu đã diễn ra tại rạp Lido Chợ Lớn, Sài Gòn. Người thắng giải năm ấy là bà Công Thị Nghĩa (1932), hay còn gọi với cái tên Thu Trang, là người gốc Bắc cùng gia đình di cư vào Nam sinh sống. Dù chiều cao khiêm tốn chỉ 1,61 m nhưng Công Thị Nghĩa lại sở hữu thân hình vòng nào ra vòng nấy với số đo 86 – 62 – 88 cm cùng cân nặng 53 kg. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa là gì so với nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” của nàng hậu thời ấy. Bà sở hữu gương mặt vô cùng xinh đẹp với dáng mặt trái xoan, đôi mắt 2 mí to tròn, chiếc mũi cao thon và khuôn miệng nhỏ nhắn. Chính vẻ ngoài này đã làm biết bao chàng trai phải mê đắm. Và bà cũng là Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam được công chúng nhớ mặt gọi tên.



Trước khi đăng quang hoa hậu, Công Thị Nghĩa là một nhà báo, sáng tác thơ và truyện. Trong một lần được tòa soạn cử đi lấy tin về cuộc thi Hoa hậu năm 1955, nhiều người nhìn thấy tiềm năng và khuyên bà đăng ký dự thi. Đó cũng là cơ duyên giúp bà giành được ngôi vị cao nhất của cuộc thi sắc đẹp thời đó.



Năm 1957, Công Thị Nghĩa được mời tham gia bộ phim Lục Vân Tiên với vai Kiều Nguyệt Nga của đạo diễn Tống Ngọc Hạp. Theo đó, bà cùng vị đạo diễn này sang Nhật làm hậu kỳ và dự liên hoan phim. Chuyến đi chỉ có 2 người và khi trở về, nàng hậu bụng mang dạ chửa trong sự phẫn nộ của dư luận vì vị đạo diễn đã có gia đình.

Sau này, Công Thị Nghĩa viết trong hồi ký: “Tới tuổi 25, tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm, bị dụ vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng đɪêɴ man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn, càng gây kích thích trong sự phải ᴄʜɪếᴍ đᴏạᴛ, phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu? Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo…”.



Ôm bụng bầu về Sài Gòn khi đã gần đến ngày sinh nở, Công Thị Nghĩa bị sốc nặng khi đón mình ở sân bay là một đám đông cuồng nộ. Chiếc vali chứa đồ sơ sinh chuẩn bị cho con sắp chào đời bị xé nát, quần áo, nữ trang cũng biến ᴍấᴛ, chỉ còn hình ảnh, giấy tờ trong bóp tay là lành lặn. Lúc đó, một nhà sản xuất người Ấn Độ phải dẫn bà tháo chạy để thoát khỏi sự giận dữ của đám đông. Công Thị Nghĩa sau đó quyết định làm mẹ đơn thân, đặt tên con trai theo họ cha là Tống, đặt tên là Ngọc Vân Tiên để kỷ niệm tình yêu đầu đầy bi kịch của mình. Sau này, bà cũng chưa bao giờ buông lời trách móc hay đòi hỏi trách nhiệm gì từ đạo diễn Tống Ngọc Hạp.

Năm 1961, Công Thị Nghĩa được mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh và quyết định ở lại đất nước này sinh sống. Tại đây, bà không đóng phim nữa mà quay lại với con trường trí thức, học lên Cao học. Vì số tiền dành dụm mang theo từ Việt Nam ngày càng cạn kiệt nên bà phải vừa đi học vừa làm gia sư, thông dịch viên tiếng Anh để chi trả sinh hoạt phí cho 2 mẹ con. Trên đất Pháp, Công Thị Nghĩa cũng gặp được chân ái của đời mình – Giáo sư y khoa Marcel Gaspard, người sau này là bạn đời của bà trong những năm tháng đó.


Ở tuổi xế chiều, Công Thị Nghĩa được mời thỉnh giảng tại nhiều trường đại học Việt Nam. Tuy nhiên vì nhiều lý do, bà ít khi tiết lộ thân phận mình là Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Cuộc sống của nàng hậu một thời cũng rất kín tiếng càng làm nhiều người tò mò khám phá. Sau khi sang Pháp, bà học lên Cao học và viết sách trở lại. Lúc về già, nhan sắc của bà vẫn vô cùng xinh đẹp.


N.M.VO sưu tầm

NGUỒN

No comments:

Post a Comment