Mar 23, 2021

Mối tình đầu với 'Phượng Hồng'

Mối tình đầu với "Phượng Hồng"

Bài thơ “Chút tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc và trở thành bức thư tỏ tình của nhiều chàng nam sinh bao thế hệ. Ca khúc “Phượng hồng” cũng khiến hình ảnh hoa phượng trở nên gắn liền với những mối tình tuổi học trò.




“Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu…”

“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng/ Em chở mùa hè của tôi đi đâu?/ Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18/ Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu…”, những câu hát khiến ai đã từng trải qua tuổi học trò đều xao xuyến. Mỗi năm, khi hè về, phượng vẫn lặng lẽ và bừng thắp nỗi nhớ học trò.
Lại cũng đều đặn mỗi năm có biết bao mối tình đầu lặng thầm của tuổi học trò đã đi qua bên những cánh phượng hồng đầy lưu luyến. Ở đó có những nỗi niềm chưa dám thổ lộ, có những e ấp chưa thốt thành lời. Và bài hát “Phượng hồng” vẫn thường được các chàng trai chọn làm món quà tinh thần để “thay lời muốn nói” gửi gắm đến người con gái mình thầm thương trộm nhớ.



Nổi tiếng là vậy nhưng ít ai biết rằng bài hát này được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc từ bài “Chút tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bài này được nhà thơ Đỗ Trung Quân sáng tác vào năm 1984. Có lẽ nhiều người sẽ rất bất ngờ khi biết bài thơ vô cùng lãng mạn về mối tình đầu tuổi học trò này lại được nhà thơ lấy nguồn cảm hứng từ một hình ảnh rất đỗi đời thường.
Đó là vào một buổi sáng năm 1984, nhà thơ Đỗ Trung Quân đang ngồi uống cà phê ở quán ven đường thì nhìn thấy người ta đốn bỏ những cây phượng để đề phòng bất trắc trong mùa mưa. Một cô công nhân chạy xe đạp, một người đàn ông chạy xe mobylette cà tàng vội nhặt những cành phượng rơi dắt lên xe và cảm thấy như mình đang chở cả một mùa hạ… Hình ảnh ấy khiến nhà thơ bật ra ngay những câu thơ đầy thi vị, thành bài thơ gợi kỷ niệm về tuổi học trò với chút tình đầu trong sáng với những kỷ niệm đẹp khó quên.



Ca từ có thể cụ thể nhưng cảm xúc lại không có mẫu số chung. Đối với nhạc sĩ Vũ Hoàng, lời thơ “Chút tình đầu” đã chạm đến trái tim. Nhạc sĩ kể rằng mối tình đầu của mình êm đềm như thơ và nàng thì thẹn thùng như cỏ trinh nữ. Cả hai học cùng lớp. Hồi còn đi học thì vui không kể xiết, nhưng cứ hè đến chàng trai lại thấy buồn vô cùng.

Nghỉ hè, tất cả học sinh đều nghỉ học. Tuy nhiên, nhà nhạc sĩ Vũ Hoàng ở gần trường, vì thế, lâu lâu chàng trai lại đến trường, tay vẫn cắp cặp, trong cặp không đựng sách vở mà có một hộp bút màu. Và những trang giấy trắng còn thừa trong vở cũ, Vũ Hoàng xé ra để làm giấy vẽ.

“Sân trường mùa hè vắng ngắt, tôi ngắm nhìn những vệt nắng đơn côi, giống như mình, bóng đổ dài và tôi nhớ nàng quay quắt. Tôi bước đến cửa lớp học của năm học tới, biết chắc hai đứa sẽ lại được cùng ngồi nơi này. Tôi lấy chiếc compa trong hộp bút, bắt đầu những nét khắc thật nắn nót tên của nàng cộng tên tôi, rồi vòng một hình trái tim. Tôi khắc tỉ mỉ và cảm thấy hạnh phúc như đang được thấy nàng bên cạnh”, nhạc sĩ Vũ Hoàng từng thổ lộ về mối tình đầu của mình.
Ngày khai giảng, nàng hớt hải tìm Vũ Hoàng và bảo: “Hoàng ơi, chết rồi, có đứa nào chơi xấu khắc tên mình và Hoàng ngay cửa lớp, làm sao bây giờ, bạn bè chọc chết, chắc mình phải nghỉ học”. Vũ Hoàng hốt hoảng khi nghe nàng nói sẽ nghỉ học. Chàng trai vội vàng xua tay: “Bạn đừng lo, chắc là mấy đứa ghét mình nó làm đấy, để tôi tìm cho ra. Để tôi đi xóa ngay…”.
Rồi, năm 1984, trong một đêm sinh hoạt thơ nhạc tại Nhà Văn hóa Thanh Niên, nhà thơ Đỗ Trung Quân lên đọc bài thơ mới sáng tác của mình, có tên “Chút tình đầu”. Khi nghe đến những câu: “Cánh phượng hồng ngẩn ngơ/ Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây/ Và mùa sau biết có còn gặp lại/ Ngày khai trường áo lụa gió thu bay…”, Vũ Hoàng ngẩn ngơ vì nhớ nàng.


Hình ảnh cây phượng và tà áo trắng dài của học sinh là hình

Ngay tối hôm đó, nhạc sĩ Vũ Hoàng nói với nhà thơ Đỗ Trung Quân: “Quân ơi, chép cho mình bài “Chút tình đầu” của Quân đi”. Sau đó, Đỗ Trung Quân đã chép bài thơ của mình cho Vũ Hoàng. Nhạc sĩ đem bài thơ về, đọc đi đọc lại nhiều lần. Nói thêm rằng, cả hai suýt soát tuổi nhau, nhà thơ Đỗ Trung Quân sinh năm 1955, nhạc sĩ Vũ Hoàng sinh năm 1956.

Cho đến một hôm, khi đang chuẩn bị cho tiết dạy thứ hai tại Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn (nhạc sĩ Vũ Hoàng dạy môn Lịch sử âm nhạc và Ký xướng âm tại Khoa Âm nhạc của trường), chợt một tia nắng hắt từ cành phượng đỏ vào lớp, bục giảng nơi Vũ Hoàng đứng như phủ màu hồng làm ánh lên ký ức. Sau buổi dạy, nhạc sĩ lặng lẽ về nhà. Và bài hát “Phượng hồng” ra đời.

Sau khi sáng tác “Phượng hồng”, nhạc sĩ Vũ Hoàng tìm nhà thơ Đỗ Trung Quân để cảm ơn. Mười năm sau, một hôm cả hai ngồi cùng nhau trong một chiều nắng nhạt ở quán cà phê và đồng điệu: “Chúng mình phải cảm ơn tất cả những ký ức đẹp của các bạn sinh viên, những tình cảm ấy đã nuôi dưỡng cho sức sống của bài hát đến tận bây giờ”.

Có một gã khờ… tuổi học trò
Dường như đã trở thành mặc định khi nhắc tới mùa hè là nhắc tới hoa phượng, loài hoa gắn với lứa tuổi học trò từ khi họ còn là những cô bé, cậu bé cắp sách đến trường. Rời xa mái trường yêu dấu mà tâm trạng mỗi người còn đó biết bao nhớ thương luyến tiếc.




Ai đã đi qua tuổi học trò đầy mộng mơ, sôi nổi hẳn sẽ rưng rưng trong lòng khi được trở về ký ức với “Phượng hồng”. Những hình ảnh thật trong sáng, đẹp đẽ về mối tình đầu câm nín của chàng trai 18 tuổi. Đâu rồi những cơn mưa giăng ngoài cửa lớp, tà áo trắng ai bay trắng cả giấc mơ và bài thơ tỏ tình nằm im trong vở… Những cảm xúc rung động đầu đời bao giờ cũng là kỷ niệm đẹp nhất của mỗi con người. Chính vì thế, tình yêu tuổi học trò sẽ mãi không phai mờ trong ký ức của chúng ta.
Cánh phượng hồng ngẩn ngơ hay lòng người đang rối bời nỗi tiếc nuối, chia xa để rồi dẫu có nghỉ hè thì cũng lén đến trường khắc nỗi nhớ lên cây. Trường vẫn còn đây mà người thương đang ở nơi đâu? Mùa khai giảng mới liệu có còn gặp lại tà áo lụa vẫn bay trong gió thu ngày nào? Những hoài niệm, tự sự cứ mãi khắc khoải chìm trong nỗi nhớ.
“Mối tình đầu của tôi/ Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi/ Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu/ Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ…”. Ở cái tuổi còn vụng về, thơ ngây, bài thơ tình giấu trong cặp sách, nỗi nhớ được khắc lên cây thì hình ảnh các chàng nam sinh ôm cây đàn ghi ta gửi tiếng lòng mình vào lời ca, tiếng hát cũng đã trở thành kinh điển trong thơ ca.



Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, những chàng trai tuổi 17, 18 bẻ gãy sừng trâu với bao trò đùa nghịch ngợm, quậy phá, vậy mà đứng trước người con gái mình thương lại ấp úng chẳng nói nên lời. Để rồi nàng thiếu nữ dịu dàng trong tà áo dài trắng với chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng như chở mùa hè đi qua, đi rất xa. Bóng nắng ngập đường cũng như vô tình đồng lõa, xóa nhòa đi bóng dáng thân thương.


Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng… (ảnh minh họa).


Có người bảo, màu đỏ của hoa phượng mạnh mẽ như một niềm tin, lá cây xanh um lại gieo niềm hy vọng. Phượng nở để kết thúc dần từng quãng đời học sinh, sinh viên, nhưng lại mở ra khoảng trời mới cho mỗi người. Khi người ta trưởng thành, tập trung xây dựng cuộc sống của bản thân, họ quên dần mộng mơ khi còn đôi mươi. Nhưng màu hoa phượng ẩn hiện ở khắp nơi sẽ nhắc họ rằng ước mơ, nhiệt huyết tuổi trẻ vẫn còn đó. Thực tại có khắc nghiệt đến đâu, cũng có thể tìm cách giải quyết, miễn trái tim mình luôn thắm niềm tin.

Bây giờ là tháng 6, cây phượng trên con đường trước nơi chúng tôi ở đang nở hoa. Những ngày trời nắng, bầu trời xanh thăm thẳm lại thấy tàng lá xanh dịu dàng làm nền cho hoa phượng đỏ rực. Càng nắng hoa càng đẹp. Nhìn hoa nở lại nhớ nhiều thứ về hoa phượng và tuổi học trò của mình. Năm nào cũng vậy!

Đình Phùng

Nancy Quách chuyển


Mar 17, 2021

Chia buồn cùng bạn Hiền và tang quyến

Được tin buồn thân phụ bạn Phạm thị Hiền 





Cụ Phạm Văn Hữu

hưởng đại thọ 94 tuổi

vừa qua đời ngày 13 Tháng 3 tại tư gia ở San Jose, California, Hoa Kỳ.



Các bạn đồng niên cùng ĐSTV 6370 xin thành kính chia buồn cùng Hiền và tang quyến. Nguyện xin cho anh linh Bác được hưởng nhan thánh Chúa nơi cõi Thiên Đàng


THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Mar 7, 2021

BẠN CÓ BIẾT QUẢ TIM THỨ 2 VÀ THỨ 3 LÀ GÌ ?

 BẠN CÓ BIẾT QUẢ TIM THỨ 2 VÀ THỨ 3 LÀ GÌ ?


NHỊP ĐẬP CỦA TRÁI TIM THỨ NHẤT




Tất cả mọi người chúng ta hiện đang sống, đang làm việc đều nhờ một trái tim hoạt động trong cơ thể. Nếu tim bị suy yếu thì tính mạng bị đe dọa hoặc ngừng đập thì ta sẽ chết
Chúng ta hãy làm một con toán để biết trong cuộc đời chúng ta từ khi sinh ra cho đến lúc nhắm mắt tim đã đập bao nhiêu lần thì sẽ thấy vô cùng kinh khủng, từ đó chúng ta mới thấy thương trái tim chúng ta :

Trung bình 1 phút tim đập 72 nhịp.
Một giờ 60 phút : 72 x 60 = 4.320 nhịp.
Một ngày 24 giờ : 4.320 x 24 = 103.680 nhịp.
Một năm 365 ngày : 103.680 x 365 = 37.843.200 nhịp.

Trung bình con người sống 70 năm : 37.843.200 x 70 = 2649. 024.000 nhịp.

Tức là : 2 tỷ sáu trăm bốn mươi chín triệu hai mươi bốn ngàn nhịp đập trong suốt 70 năm của đời người trong nhân gian.

Ôi chao ! thật là khủng khiếp. Một trái tim nhỏ bé của mỗi người trong một cuộc đời lại đập liên tục với số lần như thế. Biết như thế để ta nên thương cho trái tim nhỏ bé ấy và nên cộng tác giúp đỡ nó trong công việc tống máu đi nuôi cơ thể, đừng để nó bị suy sớm mà nguy hiểm đến tính mạng.

TRÁI TIM THỨ 2

Chúng ta phải giúp đỡ cho trái tim thứ nhất của chúng ta bằng cách chia công việc cho nó để nó đỡ phải gắng sức làm việc nhiều nếu không thì chẳng bao lâu trái tim thứ nhất đó sẽ bị suy tức là chưa già đã suy, tuổi thọ sẽ bị giảm bớt đi rất nhiều.

Trái tim thứ 2 đó là gì ? Đó chính là CƠ HOÀNH của chúng ta

Nghe qua thì tất cải ai ai cũng lấy làm lạ và ngạc nhiên nhưng theo sự phân tích của y khoa Tây Y sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề :

1/ Thở bụng dưới bằng cơ hoành là biện pháp tối ưu nhất giúp cho trái tim thứ nhất đỡ mệt mỏi gắng sức tống máu đi nuôi cơ thề. Khi hít vào thì phình bụng, cơ hoành hạ thấp xuống làm cho oxygen đến tận cùng màng tim, cơ tim. Trái tim thứ nhất chỉ cần giãn ra rất nhẹ cũng đủ lấy đầy đủ máu.

2/ Khi thở ra bụng hóp lại, cơ hoành bị đẩy lên trên tối đa ép các mạch máu mạnh nhất giúp cho cơ tim co bóp không gắng sức cũng đủ tống máu đi khắp cơ thể một cách thong thả nhẹ nhàng nhất. Cơ tim không cần phải làm việc nhiều như khi thở ngực vì ở đây cơ hoành phụ giúp cho sự co bóp trái tim thứ nhất. Do đó cơ hoành là trợ lý đắc lực nhất cho tim.

3/ Nhờ những tác động đó mà cơ hoành đã chia bớt gánh nặng cho tim và tim sẽ hoạt động bớt lại nên tim sẽ khỏe hơn và tránh được suy yếu theo thời gian. Vì thế mà cơ hoành được gọi là trái tim thứ 2.

4/ Thở bụng dưới cơ hoành cùng với tim giúp đưa oxygen đến khắp các cơ quan nội tạng vùng bụng bên trong. Khi cơ hoành đưa lên hạ xuống theo nhịp thở là một trạng thái massage đều đặn nội tạng và đưa máu đủ đến gan, lách, thận, ruột, bàng quang, tử cung, tiền liệt tuyến.v..v..phòng ngừa bệnh ở các tạng này rất hiệu quả.

5/ Giúp chống lại bệnh nhiễm trùng của hệ tiết niệu như thận, bàng quang.

6/ Máu được đưa đầy đủ về vùng chậu như, tử cung, buồng trứng làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh của phụ nữ.

7/ Phổi được co vô và nở ra tối đa, oxy đến phổi đầy đủ nhất nên ngừa được bệnh phổi.

8/ Tiêu hóa : làm tăng chức năng của dạ dày, gan, lách nhất là máu đến đầy đủ dạ dày, lách làm quá trình chuyển hóa thức ăn được dễ dàng và thuận lợi.

9/ Điều hòa thần kinh thực vật do đó huyết áp ổn định.

10/ Khi thở bụng cơ hoành thì sẽ có tác dụng ức chế mọi tạp niệm ở não, chống stress, chống đau, an thần do chất endorphin được tiết ra từ não trong lúc thở bụng.

KẾT LUẬN
Xuyên qua 10 đặc điểm chính đó ta sẽ thấy cơ hoành xứng đáng là trái tim thứ 2 của cơ thể, chia việc cho trái tim thứ nhất để cho tim khỏe mãi không suy yếu. Thật vậy ở những người tập luyện thở cơ hoành thì có các đặc điểm sau :


- Sau một thời gian luyện tập thở cơ hoành, sắc khí của họ hồng hào rõ nhất vì máu đến được tận cùng tế bào.

- Nhịp đập của tim giảm lại chỉ còn 60-65 nhịp/phút.

- Những nhát bóp của tim chắc chắn và mạnh mẽ có nghĩa là co và bóp đúng chất lượng dù cơ tim không cố gắng.

- Khoảng sau một năm dù trong lúc nghĩ ngơi họ không còn thở ngực nữa mà đã có phản xạ thở bụng hằng ngày tự nhiên một cách vô thức dù không nghĩ đến thở bụng. Đó là đích đến thành công nhất trong công việc san sẽ cho trái tim thứ nhất khỏi bị quá tải và suy yếu.

Tóm lại, chúng ta nên thở bụng ngay từ bây giờ ở bất cứ tuổi nào. Mỗi ngày nên để ra 5-10 phút luyện thở bụng thì sau một thời gian ta sẽ có thở bụng vô thức như đã nói ở trên. Vô lý 5-10 phút mỗi ngày không có hay sao ??? Trừ khi chúng ta lười biếng mà thôi.

Tây y đã đồng qui với Khí Công trong sự thở bụng để bảo vệ sức khỏe và trái tim nhỏ bé của chúng ta và nên nhớ thở bụng là cứu cánh của khí công nói riêng và y học phương Đông nói chung…

Chúc mọi người ngộ sớm và áp dụng dù ở bất cứ tuổi nào, có bệnh hoặc không bệnh. Điều kỳ diệu sẽ đến với các bạn không lâu…khi cá bạn thực hành thở bụng.

QUẢ TIM THỨ BA

Trong phần trên chúng ta đã bàn luận trái tim thứ 2 là gì, phần này chúng ta sẽ bàn luận trái tim thứ 3. Thật vậy khi chúng ta đang sống cứ nghĩ rằng ta chỉ có một trái tim mà thôi. Nếu nghĩ như vậy thì có ngày chưa già tim chúng ta sẽ suy yếu và hậu quả là tử vong do suy tim dần dần mà không biết.

Chúng ta phải hiểu thật rõ trái tim thứ 2, thứ 3 là gì để từ đó giúp và cộng tác cho trái tim thứ nhất của chúng ta bớt làm việc và làm việc nhẹ nhàng, hiệu quả hơn trong một cuộc đời 70 năm liên tục với số nhịp đập là :

2649 tỉ 024 triệu nhịp trong 70 năm sống giữa trần gian

Hãy thương xót nó, nếu không, có ngày nó sẽ suy yếu và không còn đập nữa và ta sẽ nhắm mắt lìa đời dù các cơ quan khác vẫn còn tốt, thật là đáng tiếc làm sao…

TRÁI TIM THỨ 3:Đó chính là lòng bàn chân. 
Chắc các bạn ngạc nhiện lắm phải không ? Xin từ từ đọc những lợi ích của nó về mặt đông tây y thì sẽ rõ.




Về mặt Tây y :

1/ Lòng bàn chân là nơi có nhiều mạch máu, mao mạch ngoại biên nhất, có cả hàng ngàn mao mạch. Nếu máu ở đây được cung cấp tốt thì ta sẽ khỏe hơn và nếu lòng bàn chân được kích thích nhiều thì các mao mạch ở đó sẽ dãn nỡ, oxygen đến tận cùng tế bào đầy đủ nhất. Kết quả huyết áp sẽ hạ trong chừng mức sinh lý và máu ra ngoại biên nhiều hơn, bệnh tật ít có cơ hội phát triển. Nhất là trái tim đỡ phải tống máu tối đa vì các mao mạch lòng bàn chân dãn nỡ sẽ làm cho máu tự động đi ra ngoại biên hơn là cần lực tim co bóp mạnh đẩy máu đi đến đó

2/ Hơn nữa lòng bàn chân ở một vị trí thấp nhất của cơ thể nên các mạch máu ở đây khi dãn nỡ thì sẽ tạo một lực hút mạnh kéo máu khắp châu thân đi xuống và ra ngoại biên rất đầy đủ mà không cần đến lực bóp nhiều của tim do đó có thể trợ lực cho tim một cách hữu hiệu. Tim không cần phải cố gắng mà chỉ cần những nhát bóp nhẹ nhàng cũng đưa máu ra ngoại biên, tim sẽ khỏe và bền vững với thời gian mà không suy yếu lúc tuổi chưa già hoặc tuổi đã già.

3/ Nếu để cho lòng bàn chân lạnh thì các mạch máu ở đó sẽ co lại càng làm cho oxy không ra đủ ngoại biên và tim phản ứng lại bằng cách tăng cường lực co bóp, lâu ngày sẽ làm tim yếu và suy. Thực hiện ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ ở một vài bài tập dưỡng sinh hay dùng máy sấy tóc sấy ấm lòng bàn chân.

Hồng Phúc sưu tầm

Mar 3, 2021

Lễ Hội Áo Dài 2021

Áo Dài Đẹp Nhất Mới Nhất Bạn Mặc

Lễ Hội Áo Dài 2021



































































































































Thanh Hải sưu tầm