Aug 29, 2019

Nhà khoa học nữ gốc Việt trong top ảnh hưởng nhất thế giới


Nhà khoa học nữ gốc Việt trong top ảnh hưởng nhất thế giới

Tuổi thơ theo mẹ đi khắp nơi để kiếm sống, sang Mỹ thì bị bạn bè chê cười vì không biết tiếng Anh, nhưng Nguyễn Thục Quyên đã vượt qua tất cả và trở thành một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên sinh ra ở Buôn Ma Thuật (Đắk Lắk) trong một gia đình thượng lưu gồm 5 anh chị em. Sau năm 1975, cha đi cải tạo, mẹ chị - một cô giáo dạy toán cấp 2, dẫn dắt đàn con đến các vùng kinh tế mới như Phước Lâm, Long Điền, Đất Đỏ, Phước Tỉnh và Vũng Tàu để sinh nhai.

Lúc 5-6 tuổi, cô bé Quyên phải phụ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, kiếm củi nấu cơm, đào khoai, câu cá, gánh nước... Cuộc sống cơm áo, gạo tiền cứ đeo bám cho đến năm 1986 khi gia đình mở tiệm phở ở Bến Đá - Vũng Tàu, Quyên mới được đi học ở trường Trung học Trần Nguyên Hãn.


Giáo sư Nguyễn Thục Quyên.
Ảnh do nhân vật cung cấp.

Nhọc nhằn nơi xứ người

Tháng 7/1991, chị cùng bố mẹ và 5 anh chị đến Mỹ định cư. Hai năm đầu, các anh chị em của chị Quyên cứ đòi về Việt Nam vì không biết tiếng Anh và phong tục tập quán Mỹ. Nhưng chị thấy ổn vì được làm điều mình thích mà không sợ người khác dị nghị.

"Khi còn ở Việt Nam, gia đình đã vất vả rồi, nên khi sang Mỹ tôi phải cố gắng hơn rất nhiều để có được cuộc sống tốt hơn", chị Quyên chia sẻ. Để tự khẳng định bản thân nơi đất khách quê người, chị đã quyết tâm học tiếng Anh thật nhanh bằng cách đăng ký ở ba trường trung học tại ba thành phố. Ở Mỹ, tiếng Anh được học miễn phí.

Vất vả với bao tủi nhục khi bị nhiều người coi thường càng khiến chị có thêm động lực vươn lên.

"Có giáo viên chế nhạo tôi trước cả lớp vì khả năng nói tiếng Anh kém. Một ông người Mỹ còn nói thẳng với tôi hãy về nước của cô đi", chị nhớ lại và cho biết ở Mỹ vẫn còn một số người phân biệt kỳ thị như vậy.

"Thậm chí có đồng nghiệp lúc ở trường không bao giờ nói chuyện với tôi mặc dù tôi đã cố gắng để nói chuyện với anh ta vài lần", nữ giáo sư nói.

Tháng 9/1993, người cô họ cho chị ở cùng nhà, nhưng chị phải dọn dẹp, nấu nướng, đi chợ và chạy việc vặt cho cô. Thời gian này, chị xin học ở Đại học Santa Monica nhưng không được nhận vì tiếng Anh kém. Chị đã năn nỉ nhà trường cho học thử một kỳ và hứa nếu không học được sẽ trở về trường trung học để học thêm tiếng Anh. Ban ngày đi học, ban đêm chị tìm lớp học thêm ở trung tâm dạy tiếng Anh miễn phí. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng chị cũng được nhận vào học.

Thấy bố mẹ vất vả làm trong nhà hàng và ở hãng may, chị không cho phép bản thân thất bại mà cố gắng gấp đôi, gấp ba so với những bạn cùng trang lứa. Để có tiền học, chị xin làm thêm trong thư viện trường từ 17h đến 22h mỗi ngày, nhưng vẫn không đủ nên phải vay thêm tiền của Chính phủ.

Tháng 9/1995, chị xin chuyển lên Đại học Califonia, Los Angeles và làm thêm trong phòng thí nghiệm với công việc rửa dụng cụ. Chị xin làm nghiên cứu nhưng không có phòng thí nghiệm nào nhận. Sau khi tốt nghiệp bằng đại học Hóa năm 1997, chị nộp đơn học cao học. Chỉ trong một năm chị đã có bằng thạc sĩ ngành Lý - Hóa và quyết định học tiếp tiến sĩ. Thật bất ngờ, cuối năm của chương trình này chị là một 7 nghiên cứu sinh xuất sắc của Đại học Califonia, Los Angeles được trao học bổng.

Tháng 6/2001, chị nhận bằng tiến sĩ và ra trường trước cả những sinh viên chị từng rửa dụng cụ thí nghiệm cho họ trước đây. Ra trường chị đạt giải thưởng xuất sắc ngành Lý - Hóa. Tháng 9/2001, được giải thưởng của liên bang đi tu nghiệp ở phòng thí nghiệm quốc gia nhưng chị từ chối và đến làm ở Đại học Columbia, New York.

Ba năm sau chị bắt đầu làm việc ở Đại học California, Santa Barbara và mất hơn hai năm xây dựng hai phòng thí nghiệm riêng. Sau 11 năm, chị đã có 7 phòng thí nghiệm riêng cho nhóm nghiên cứu. Chị còn xin hơn 10 triệu USD cho những dự án nghiên cứu, được mời tới hơn 200 địa điểm trên thế giới để thuyết trình cũng như nhận nhiều giải thưởng lớn cho công trình nghiên cứu.

"Bạn bè tôi ở Việt Nam vẫn thường bảo hồi ở quê học dốt thế mà sao qua Mỹ học giỏi ghê thế. Tôi trả lời rằng ngày xưa làm gì có thời gian để học vì còn phải phụ giúp gia đình", vị giáo sư nói.



Pin năng lượng mặt trời làm từ chất nhựa dẫn điện Nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm của giáo sư Nguyễn Thục Quyên.
Ảnh do nhân vật cung cấp.


Những vất vả của phụ nữ khi làm khoa học

Giáo sư Quyên tâm sự, có được ngày hôm nay là nhờ sự dìu dắt của mẹ và người cậu ruột khi hướng cho chị đi theo con đường tốt nhất có thể. Trong khi bố cho rằng, con gái thì nên lấy chồng, không cần học, thì mẹ ngược lại. Chị còn nhớ ngày học xong lớp 12, chị đã xác định sẽ ở nhà và tính chuyện lấy chồng, nhưng mẹ vẫn đưa chị lên Sài Gòn để thi đại học.

"Mẹ đưa tôi lên Sài Gòn ở nhà bà ngoại để thi đại học, nhưng tôi không muốn. Lớn lên và học ở trường làng tôi thấy ở tuổi 18 người ta đã lấy chồng và có con rồi", chị nói.

Người cậu đã gọi chị đến nói chuyện hơn hai giờ, với mục đích khuyên chị đi thi và cố gắng vào đại học.

"Tại sao có cơ hội như vậy mà cháu lại từ chối. Học đại học sau này cháu sẽ có công ăn việc làm ổn định, có sự nghiệp, nếu lấy được người tốt thì không sao...", chị kể lại lời ông cậu.

Lớn lên, người chị hâm mộ đó là bà Marie Curie, bởi thời đó khoa học gia là nữ rất ít. Bà chính là tấm gương vượt khó để chị tiếp tục cố gắng cho nghiên cứu khoa học.

Hơn 11 năm làm việc ở Đại học California, Santa Barbara, chị làm khoảng thời gian 15 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh việc giảng dạy, chị còn làm nhiều công việc khác như biên tập báo khoa học, tổ chức hội nghị khoa học quốc tế, xin tiền dự án nghiên cứu trả lương, học phí, và bảo hiểm y tế cho sinh viên (mỗi nghiên cứu sinh tốn khoảng 100.000 đôla mỗi năm), hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu, giúp sinh viên viết bài đăng báo, làm trong ban xét lên lương và lên chức cho tất cả giáo sư trong trường, ban tuyển dụng giáo sư...

Chị chia sẻ, làm khoa học đã khó nhưng phụ nữ trong lĩnh vực này càng vất vả hơn, bởi ngoài sự nghiệp, họ còn phải lo cho gia đình. Ngay bản thân chị, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đôi khi vẫn không nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp nam giới.

"Cũng may tôi có người chồng tâm lý và thông cảm, anh dạy hóa hữu cơ cùng trường, luôn hỗ trợ nên tôi có thêm động lực để giảng dạy và nghiên cứu", nữ giáo sư nói.

"Phần đông mọi người nghĩ con gái thì nên lo cho chồng con, dọn dẹp nhà cửa và không nên có sự nghiệp riêng. Tôi muốn cho những người phụ nữ khác biết là họ có thể làm cả hai. Tôi muốn làm những điều hữu ích cho xã hội", chị nói.

Chị vẫn còn nhớ như in thời điểm bắt đầu vào học trong trường. Lúc đó chị xin vào phòng thí nghiệm nhưng không được vì nhiều người nghĩ chị không thể làm được điều gì và khuyên rằng “nghiên cứu không dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Bạn nên tập trung để học tiếng Anh đi”. Mãi sau này, có vị giáo sư thấy chị có những câu hỏi hay trong lớp nên khuyến khích theo đường nghiên cứu. Biết được tin này chị rất vui vì từ bé đã thích tìm tòi những điều mới.

Đầu năm 2004, chị đi phỏng vấn ngành hóa ở một số trường đại học. Chị cũng rất sợ vì những trường này ngành hóa rất ít hoặc không có nữ giáo sư.

"Con đường đi đến thành công ở Mỹ không phải dễ dàng vì quốc gia này thường thu hút nhà khoa học hàng đầu trên thế giới nhưng bản chất người Việt Nam thông minh và chăm chỉ", vị giáo sư nói và cho rằng có công mai sắt có ngày nên kim.

Thích về Việt Nam

"Tôi nhớ Việt Nam lắm. Nếu có thời gian là tôi về ngay, bởi hiện nay anh em họ hàng, nhất là ông cậu - người đặt viên gạch đầu tiên trong cuộc đời khoa học của tôi vẫn ở quê hương", nữ giáo sư tâm sự.

Lần đầu tiên chị và mẹ về Việt Nam là năm 1999 để thăm bà ngoại trong 3 tuần. 9 lần về nước ngoài dự hội nghị khoa học, chị dành thời gian để thăm gia đình.

Chị cho biết, thời gian 21 năm sống ở Việt Nam, chị nhớ món ăn thuần túy Việt Nam và các bài hát Việt, nên lần nào về nước chị cũng nhờ cậu mợ dẫn đi xem ca nhạc.

"Tôi thích nhạc dân ca như bài Quê hương, Ai đưa con sáo sang sông", chị nói.

Khi hỏi ý định về Việt Nam sinh sống, chị nói: "Có lẽ khi nào về hưu tôi mới về nước, vì quê hương vẫn chưa có đủ cơ sở vật chất điều kiện tốt để tôi có thể nghiên cứu", chị nói và cho biết 7 phòng thí nghiệm riêng của chị trị giá khoảng 4 triệu đôla.

Bên cạnh giải thưởng là một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới ngành khoa học vật liệu, chị còn nhận nhiều giải thưởng khác như:

Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Alexander von Humboldt-Foundation của Đức năm 2015;
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ 2010,
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Alfred P. Sloan Foundation 2009;
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Camille Dreyfus Foundation 2008;
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Harold J. Plous Memorial Award and Lectureship 2007.

Phạm Hương

Nguồn: http://khaiphong.net/showthread.php?6784-Nh%E0-khoa-h%E1%BB%8Dc-n%E1%BB%AF-g%E1%BB%91c-Vi%E1%BB%87t-trong-top-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi


Nancy Quách sưu tầm

Aug 10, 2019

Chia buồn cùng Tuyết Mai và tang quyến



Nhận được tin buồn anh của Tuyết Mai B



ÔNG Nguyễn Đình Trọng 

mới tạ thế tại Việt Nam 

hưởng thọ 78 tuổi




DSTV và các bạn đồng niên TV6370 xin thành thật chia buồn với Tuyết Mai B và tang quyến. Nguyện cầu anh linh anh Nguyễn Đình Trọng sớm tiêu diêu miền cực lạc.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU



*****************************

Các bạn thân mến


Thay mặt gia đình Mai xin cám ơn các bạn đã chia sẻ về sự mất mát đau buồn của gia đình Mai.

Tuyết Mai

Aug 1, 2019

MỪNG SINH NHẬT THÁNG 8

CHÚC MỪNG SINH NHẬT THÁNG 8



Tháng 8 những tia nắng hè vẫn còn ấm áp, hoa lá nở đẹp khắp nơi mang sắc màu tươi thắm cho mùa hè rực rỡ.
ĐSTV xin gửi lời chúc mừng sinh nhật đến tất cả các bạn sinh nhật trong tháng 8.
Thân mến chúc các bạn một ngày sinh nhật nhiều niềm vui, hạnh phúc ngọt ngào bên gia đình và những người thân yêu.
Ngày sinh nhật là ngày đầu tiên của 1 cuộc hành trình mới kéo dài 365 ngày . Mến chúc các bạn một cuộc hành trình thật vui tươi, thoải mái với muôn vàn tiếng cười rộn rã và thật nhiều sức khỏe.


                                                   Thân mến chúc                            

                                                    Ngân
                                                    Kim Hoa 
                                                    Như Mai 
                                                    Minh Quang  
                                                    Liên Hương
                                                    Hiền Nguyễn
                                                    Của Cslem
                                                    Và các bạn sinh nhật tháng 8
                                   Những lời chúc tốt đẹp nhất trong ngày sinh nhật tháng 8.



                                Mến tặng các bạn những bông hoa Mimosa  trong vườn nhà PH với lời chúc các bạn thêm tuổi mới luôn vui khỏe, tươi trẻ , như hoa Mimosa xinh đẹp này nhé .

Image may contain: flower and plant   


Có một loài hoa quí thật mong manh và giản dị được tượng trưng cho tháng 8. Đó là hoa Bồ công Anh.
Bồ công anh là cây thuộc họ cúc, thường mọc dại ở các vườn, đất hoang và sinh trưởng mãnh liệt vào mùa xuân


Hoa màu trắng, màu vàng và đôi khi màu tím , cụm hoa hình đầu, hạt màu đen có cán mang lông vũ để dễ dàng bay theo gió.
Hoa bồ công anh giản dị là thế, không màu sắc sặc sỡ, cũng không hương thơm quyến rũ như nhiều loài hoa khác. Bồ công anh lớn lên một cách lặng lẽ để rồi khi hạt đủ khả năng duy trì giống loài, từng hạt bồ công anh tung bay theo gió đến những miền đất mới, bắt đầu một thế hệ mới đầy khát khao sống.

Những hạt bồ công anh - những ước mơ trẻ thơ – mà người ta vẫn tin rằng khi thổi tung nó lên, ước mơ của mình sẽ trở thành sự thật. Vì vậy nếu được thấy hoa bồ công anh, bạn nhớ hái một đóa hoa thổi tung nó lên, thổi càng mạnh càng tốt, những ước mơ của bạn sẽ được gửi gắm vào hạt bồ công anh và bay cao, bay xa theo những cánh gió…
Cho những bạn sinh vào tháng 8, tháng bồ công anh: “Hoa bồ công anh nói rằng: Bạn mạnh mẽ, đầy cá tính và sẵn sàng nỗ lực hết mình để đạt được những mục tiêu đặt ra. Rất giàu tham vọng, can đảm và bướng bỉnh, bạn luôn vươn tới thành công lớn và chẳng ai đặt được giới hạn cho bạn cả”.


Các bạn sinh trong tháng tám còn được nâng niu như những viên Ngọc cản lãm - Đá Peridot
Dưới ánh đèn, viên đá lấp lánh sắc xanh ngọc lục bảo, vì thế mà được ví là "Ngọc lục bảo của chiều tà". Trong suốt, có nhiều màu từ xanh vàng đến xanh sáng.Đây là một đá quý hết sức đặc biệt, có trong các đá tạo ra từ núi lửa và trong cả thiên thạch rơi xuống trái đất. 


Xin chúc các bạn tôi
Sinh nhật tháng 8 rồi
Bình an và hạnh phúc
Trẻ trung mãi yêu đời .

HAPPY BIRTHDAY CÁC BẠN !

Bình hoa Minh Phương tặng các bạn

Tranh và Thơ của Liên Hương tặng sinh nhật các bạn.

Hương cũng xin mến chúc Ngân, Hoa, Mai, Quang, Hiền, Của, và các bạn có sinh nhật trong tháng 8 luôn luôn lạc quan yêu đời và tràn đầy hạnh phúc.

Bao nhiêu Ngân hà trong mênh mông?
Bao nhiêu tinh tú vẫn xoay vòng?
Hào Quang vần vũ trong đêm tối
Đất trời là cát bụi nổi trôi!

Hoa thời gian đến Mai sẽ đi
Ngàn tỉ năm nữa có làm gì?
Hương trần thoảng tới trong cơn gió
Dáng Hiền đánh thức khối tình si!

Thế rồi mình lại gặp nhau…
Vô thường Của thế gian giàu nhân duyên!

mot lo than,
LHuong


                                     
                                                                   Chiều Vàng