Feb 3, 2019

RỪNG HỎI NGÃ - Bài khảo cứu của Giáo sư Đoàn Văn Phi Long


RỪNG HỎI NGÃ
GS Đoàn Văn Phi Long


Định nghĩa. Trước khi đi vào rừng hỏi ngã, xin ghi lại một số định nghĩa cần thiết

1. Từ ghép

Là từ tạo bởi hai từ có nghĩa như ông ngoại, đi đứng

Qui tắc hài thanh không áp dụng cho từ ghép, mà phải áp dụng các qui luật sau đây

Qui luật:

-Chữ Hán Việt có phụ âm đầu từ D, L, V, M, N viết dấu ngã, phần còn lại viết dấu hỏi. Để dễ nhớ: Dân Là Vận Mệnh Nước

Dĩ vãng, vĩ đại, ngẫu nhiên, lẽ phải, tư tưởng, hẳn hòi, hẳn hoi; không có hẵn hòi vì hẳn là từ HV phải theo qui tắc trên.

-Các qui ước khác

a) Trạng từ (adverb)

Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã: cũng, nữa, đã

b) Tên họ cá nhân và quốc gia

Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã

c) Thừa trừ: suy ra dấu từ đơn bằng từ lấp láy tạo bởi nó

Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra

2. Từ láy

Là từ tạo bởi nhiều từ; ít nhất một từ không có nghĩa như ba ba, tẽn tò, vò vẽ, thăm thẳm, mếu máo, đẹp đẻ, rõ ràng, nước nôi, đen thui. Từ láy hầu hết tuân theo qui tắc hài thanh với mục đích làm cho câu nói không đơn điệu, lên xuống hài hòa.

Biên giới giữa từ láy và từ ghép nhiều khi không rõ ràng. Hợm hĩnh, hậu hĩnh là từ láy trong khi hóm hỉnh, hóm hỉm là từ ghép.

Hóm: tinh và nhanh nhạy trong nhận xét, đối đáp, biết cách đùa vui ý nhị và đúng lúc, kể chuyện rất hóm, cậu bé nói chuyện hóm quá!

Qui tắc hài thanh:

- Không sắc hỏi: lắc lẻo, đăng đẳng, nghỉ ngơi

- Huyền nặng ngã: đằng đẵng, nghĩ ngợi

Hỏi ngã khó nhớ đến mức độ nào chưa có ai khảo sát tường tận. Một số cho là rất dễ cứ theo giọng nói mà viết, sách hướng dẫn cách viết hỏi ngã thì cho là chỉ cần theo đúng mẹo là xong. Thực sự không phải là thế, hỏi ngã rất khó không ai ngờ được.

-Từ Nghịch thanh còn gọi là ngoại lệ, bất qui tắc, không hài thanh hay theo qui tắc lộn ngược.

Không sắc ngã: lơ đãng, trơ trẽn, đăng đẵng (còn được viết đăng đẳng), cũ rích, mắc cỡ.

Huyền nặng hỏi: sừng sỏ, thèo lẻo, lèo lẻo (leo lẻo), bở rẹt, bở rệt, bở rệu, chèo bẻo, lẻo lự (so với lưỡng lự, lắc lưởng), dở ẹt, thổn thện.

Vì phải đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể để nói có sách mách có chứng nên quí vị nào không có thì giờ thì đọc lướt nhanh thôi.

3. Ngôn ngữ

-Từ đơn âm: chỉ có một âm như ông, con.

-Từ đa âm tiết: Từ có hai âm tiết trở lên như tìm thủy đinh, cà riềng cà tỏi.

Các phong cách viết tiếng Việt cũ là viết các từ đa âm tiết với các dấu gạch nối (hyphens) phân cách các âm tiết, như cào-cào, sinh- vật, hay cà-phê. Cải cách chính tả đã đề nghị viết những từ này mà không có khoảng trắng; ví dụ ở trên sẽ là càocào, sinhvật, càphê. Tuy nhiên, thực tế phổ biến (mặc dù được coi là bất cẩn đối với một số người) là bỏ qua các dấu gạch nối và viết tất cả các từ đa nghĩa với một khoảng trắng giữa mỗi âm tiết.

Ngôn ngữ đơn âm: Một ngôn ngữ đơn âm là một ngôn ngữ trong đó các từ đơn âm chiếm đa số, như ngôn ngữ Đông Á.

Ngôn ngữ đa âm: Đại đa số từ là đa âm tiết như tiếng Ấn Âu. Tiếng Trung Hoa lúc đầu được xếp vào đơn âm, nhưng hiện nay thuộc ngữ tộc song âm tiết.

Không có ngôn ngữ nào 100% là đơn âm hay 100% là đa âm.

Tiếng Việt được một số học giả cho là song âm tiết vì chứa hơn phân nửa là từ Hán Việt, nhưng tiếng thuần Việt lại là ngôn ngữ đơn âm vì nằm trong ngữ tộc đơn âm Mon Khmer.

4. Hình thái (morphem)

Không có học giả VN nào nghiên cứu về hình thái tiếng Việt vì khó hiểu và khó áp dụng vào tiếng Việt. Tưởng cũng nên biết một chút về hình thái

Hình thái là một đơn vị văn phạm nhỏ nhất trong một ngôn ngữ. Hình thái không phải giống y một từ, và sự khác biệt chính của chúng là hình thái có thể hay không thể đứng một mình, trong khi một từ đứng được một mình, theo định nghĩa.

Các hình thái tự do có thể hoạt động độc lập như các từ (ví dụ: thị trấn, con chó) và có thể xuất hiện trong các từ vựng (ví dụ: tòa thị chính; town hall, doghouse; nhà ổ chuột).

Các hình thái ràng buộc chỉ xuất hiện như một phần của các từ, luôn luôn kết hợp với một gốc và đôi khi với các hình thái ràng buộc khác. Ví dụ: un- chỉ xuất hiện kèm theo các hình thái khác để tạo thành một từ. Hầu hết các hình thái ràng buộc trong tiếng Anh là các phụ tố (affixes), đặc biệt là tiền tố (prefixes) và hậu tố (suffixes). Ví dụ về các hậu tố là -tion, -ation, -ible, -ing, v.v ... Các hình thái giới hạn không được gắn vào được gọi là các hình thái cranberry

Đơn hình thái học (Monosyllabism) liên quan đến chữ viết đơn âm tiết, với nguyên tắc một chữ (glyph) cho một từ (ý tưởng), và tiếng Trung Quốc và các ngôn ngữ khác của Đông Nam Á đôi khi được gọi là ngôn ngữ đơn âm tiết. Đối nghịch tự nhiên của đơn hình thái là đa hình thái (polysyllabism).

Các ngôn ngữ của khu vực châu Á có xu hướng cô lập cao và có thể phức tạp về mặt ngữ âm (quy tắc ngữ âm của tiếng Thái cho phép 23 638 âm tiết khả thi, ví dụ, so với ngôn ngữ Hawaiian 162). Khó khăn trong việc định nghĩa thuật ngữ "từ", chẳng hạn như khó phân biệt các cụm từ (collocations), đặt cụm từ (set phrases) và từ ghép (compound words) trong các ngôn ngữ như tiếng Trung Hoa hoặc tiếng Anh (là "dog house / doghouse" một từ đơn hoặc cụm từ hai từ?), câu hỏi chủ quan về những gì tạo thành từ "nhất" để tạo ra một ngôn ngữ đơn âm tiết (không có ngôn ngữ sống nào là đơn âm hoàn toàn) và những cân nhắc khác làm cho chủ đề không khoa học và không bách khoa toàn thư.

Tiếng Việt, giống như nhiều ngôn ngữ ở Đông Nam Á, là một ngôn ngữ phân tích (và cô lập). Người Việt Nam thiếu dấu hiệu hình thái về trường hợp, giới tính, số lượng và căng thẳng (và kết quả là, không có sự phân biệt hữu hạn / không xác định).

Tiếng Anh có 10. 000-15.831 âm tiết, tiếng Trung Hoa có 1467, tiếng Việt có khoảng 18.000-24.000âm tiết.

Tổng quan

Tiếng Việt thường bị nhận diện sai lầm là một ngôn ngữ "đơn âm tiết". Các từ tiếng Việt có thể bao gồm một hoặc nhiều âm tiết. Có một xu hướng cho các từ có hai âm tiết (song âm tiết) với có lẽ 80% từ vựng là song âm tiết. Một số từ có ba hoặc bốn âm tiết - nhiều từ đa âm được hình thành bởi phái sinh lặp lại (reduplicative derivative).

Ngoài ra, một từ tiếng Việt có thể bao gồm một hình thái duy nhất là một đơn vị hình thái có ý nghĩa của ngôn ngữ không thể phân chia thêm (ví dụ: in, come, -ing, hình thành đến)

hoặc nhiều hơn một hình thái. Các từ đa hình thái là các từ ghép hoặc các từ bao gồm các gốc chính cộng với các phụ tố hoặc phái sinh lặp lại

Hầu hết các hình thái tiếng Việt chỉ bao gồm một âm tiết. Hình thái đa âm (Polysyllabic morphemes) có xu hướng vay mượn từ các ngôn ngữ khác.

Ví dụ:

Tiếng Việt, tiết , Hình thái (morphem, shape)

Cơm, đơn âm tiết, đơn hình thái

Hòn đảo/cù lao, nhị âm tiết, đơn hình thái

dưa chuột /dưa leo, nhị âm tiết, nhị hình thái (bimorphemic)

ba hoa (bavard, Pháp), nhị âm tiết nhị hình thái

vội vội vàng vàng, đa âm tiết, đa hình thái (polymorphemic)

Ghi chú: dưa là gốc tự do còn chuột hay leo là hình thái ràng buộc

Hầu hết các từ được tạo ra bằng cách ghép hoặc ghép lặp lại.

Ghi chú: Từ ghép, từ láy (tiểu mục từ 8 đến 21)

Chúng ta lúng túng không biết nên theo loại nào: từ ghép hay từ lái, tiếng Nôm hay tiếng HV, tiếng lóng, tiếng miền Nam hay Trung. Thí dụ thải trong thừa thải là từ đơn âm, từ láy hay tiếng HV? Nếu là láy thì phải là thừa thãi, còn nếu là từ HV thì phải viết thừa thải (thừa quá nên phải thải ra). Các bạn đoán coi chữ QN viết cách nào? Xin trả lời là thừa thãi, thật là quái lạ.

Rừng hỏi ngã

Vì có quá nhiều điều bất thường ngay cả người viết bài cũng không ngờ trước được, nên phải thêm vào các tiểu tựa để phân loại các vấn đề cho rõ ràng hơn.

1. Dùng sai qui tắc hài thanh

Đa số, kể cả các sách chỉ dẫn hỏi ngã, đều cho rằng qui tắc hài thanh áp dụng được cho tiếng Việt, kể cả từ kép và từ Hán Việt. Xin dẫn chứng bằng một đoạn sau đây từ một cuốn sách khá nổi tiếng dạy cách viết hỏi ngã cho đúng

Cũng có những trường hợp ngoại lệ như

1.1. Dấu ngã: đối đãi (từ Hán Việt), sư sãi (từ Hán Việt), vung vãi (từ ghép), hung hãn (từ Hán Việt), than vãn, ve vãn, nhão nhoét (so sánh: nhão nhẹt), minh mẫn (từ Hán Việt), khe khẽ (so sánh: khẽ khàng), riêng rẽ (ghép), ễng ương, ngoan ngoãn, nông nỗi

(từ ghép nông và nổi, có thể viết nông nổi), rảnh rỗi (từ ghép, rảnh và rỗi rãi), ủ rũ (từ ghép ủ nên rũ xuống). . .

1.2. Dấu hỏi: sàng sảy (từ ghép), lẳng lặng, mình mẩy (từ ghép của mình và mẩy, dậy mẩy), vẻn vẹn, bền bỉ, nài nỉ, viển vông, chò hỏ (ghi chú:có hai cách viết chò hõ hay chò hỏ, có thể là từ miền Nam), nhỏ nhặt (từ ghép), nhỏ nhẹ (từ ghép), sừng sỏ (từ ghép, sừng và đầu sỏ), học hỏi (từ ghép), luồn lỏi, sành sỏi (từ ghép, sành đời và đá sỏi), vỏn vẹn, mềm mỏng (từ ghép), bồi bổ (HV), chồm hổm, niềm nở, hồ hởi (HV). . . (Hoàng Phê, 4)”

Phần trong ngoặc là phần thêm vào để phân loại và giải thích tại sao các từ này không phải là ngoại lệ như tác giả đã nhận định, mà là từ HV hay từ kép, nằm ngoài vòng kiềm tỏa của hài thanh.

“Hài thanh chỉ dùng cho từ láy

Không áp dụng cho từ ghép tiếng Nôm, từ Hán Việt và từ phát xuất từ miền Nam hay Trung, và được phân loại là từ ngoài hài thanh”

Người viết sách hướng dẫn còn sai hỏi ngã thì bảo sao người miền khác không viết trật hỏi ngã.

Ngoài hài thanh: Đó là từ không bị kềm chế bởi hài thanh, gồm có từ đơn âm, từ kép, từ ghép, từ HV, từ Việt hóa, từ phiên âm, gồm luôn cả từ láy một dấu như lỏng lẻo, lõng bõng và đa số từ miền Nam và Trung.

Nên phân biệt nghịch thanh và ngoài hài thanh, đây là hai trường hợp khác nhau. Các từ láy như mỏng te, mỏng lét, mỏng manh, mỏng tanh viết với dấu hỏi vì phải theo qui tắc hài thanh còn mỏng dờn, mỏng mọng tuy cũng là từ láy nhưng là từ nghịch thanh. Trong khi đó mềm mỏng, mỏng dính, mỏng teo viết với dấu hỏi vì chúng không phải là từ nghịch thanh mà là từ kép, nằm ngoài vòng kiềm tỏa của hài thanh. Tuy nhiên nếu đi sâu hơn ta lại thấy mỏng dờn (da mỏng thấy ruột xanh dờn), mỏng mọng (mọng nước) có nguồn gốc là từ kép nên có thể coi là từ ngoài hài thanh. Phân biệt cái nào láy cái nào kép xem ra không phải là dễ.

Kinh nghiệm cho thấy mỗi từ hài thanh đều đi kèm một vài từ nghịch thanh, ít khi 100% hài thanh nghĩa là giống như Window luôn luôn có lỗ hổng.

Từ “dở” phân thành hai loại: theo Hài Thanh như dở dang, dở hoắc và không HT như dở ẹc, dở ẹt, dở khẹt, dở khẹc, dở òm, vàng võ, ủ dột, ủ ê, ủ rũ.

Tiếng Việt có những đặc điểm sau đây:

-Những từ không có trong tự điển như đớ đẫn (có đờ đẫn), đỏ đẻ (từ miền Nam), bự chảng, càm ràm

-Qui tắc hài thanh chỉ áp dụng cho từ láy, không có hiệu lực cho từ không láy gồm có từ đơn âm, từ Hán Việt, từ Việt hóa, từ miền Trung và Nam như mắc cỡ và từ ghép như nhỏ nhẹ, minh mẫn.

Tại sao từ láy có thể hài thanh còn từ kép thì không?

Từ kép kết hợp hai từ có nghĩa nên không thể thay đổi hỏi ngã một cách tự do được, trong khi đó từ láy có ít nhất một thành phần không nghĩa nên có thể thay đổi thanh mà không thay đổi nghĩa. Thí dụ từ “bả, bã” có thể kết hợp thành từ kép bả mía, bả chuột, bã đậu, bã thuốc mà không bắt buộc phải hài thanh, trong khi đó buồn bã là từ láy nên bã phải hài thanh với buồn. Bươn bả, bươn chải, vò vẽ là từ lái nên hài thanh. Nhưng phân biệt được từ láy với từ kép đôi khi rất khó như bở rệt, bở rẹt là từ láy còn bở rệu là từ kép.

Tiếng Hán Việt đa số là từ kép nên không áp dụng hài thanh trừ những từ Nôm hóa hoàn toàn như thơ thẩn, thẩn thơ, thơ mộng. Từ đơn nếu có láy thì dấu của từ đơn thường được xác định bởi láy như cãi cọ.

Cùng một từ nhưng viết khác. Các phần từ 2 đến 7 sau đây liên quan đến các từ có cùng nghĩa nhưng viết khác.

2. Đổi thứ tự là đổi dấu: nhẳng lẳng, lẵng nhẵng (cũng có thể viết lẳng nhẳng)

3.Viết khác vì tưởng là khác nghĩa: Vì thấy một loại vịt có cổ dài ngổng lên cao nên người ta mới đặt là con ngổng cổ rồi từ từ rút gọn lại thành con ngổng, sau cùng lên tông viết sai thành con ngỗng tuy là đúng qui tắc chữ Quốc Ngữ. Chẳng những thế ngổng cổ, cao ngổng, lổng ngổng còn có thể viết ngỏng cổ, cao ngỏng, lỏng ngỏng.

Cùng có nghĩa là lỏng (loãng, rời ra, không kiểm soát, tự do) nhưng có khi viết hỏi (lỏng lẻo, lỏng chỏng, lỏng le, lỏng xịch, lỏng nhỏng), có khi viết ngã (lõng bõng, lõng thõng, đi chơi lõng, lạc lõng).

Từ loại này nhiều lắm: Sóng soải viết khác xoải cánh mặc dầu có cùng nghĩa; “vẫy” tuy cùng một nghĩa nhưng viết lộn xộn không biết đường đâu mà rờ như vẫy đuôi, vẫy vùng viết khác với vẩy nước, vẩy mực, vung vẩy; lỗ chỗ nhưng loang lổ; không suôn sẻ và không suông cùng một nghĩa lại viết khác thì chỉ có trời mới biết tại sao; trộn lẫn, lẫn lộn, hoà lẫn, lẫn lộ nhưng lẩn mặt, lẩn vào. Thí dụ cho thấy chẳng những hỏi ngã viết không theo qui tắc mà cả âm tiết cũng viết tùy hứng, làm cho người miền khác không thể nào nhớ nỗi.

4. Cùng một nghĩa nhưng Nam Bắc viết khác: nhảy cửng và nhẩy cẫng; tồng ngổng, chồng vổng, chồng ngổng, chổng ngỗng.

5. Cùng nghĩa nhưng viết khác khi kết hợp với một từ khác. Vì quá chú trọng đến âm điệu nên nhiều cùng một từ nhưng có khi lên tông thành ngã, có lúc xuống tông thành hỏi cho thuận miệng bất chấp cả nghĩa. Thí dụ “ngả” cùng có nghĩa là nghiêng, không thẳng đứng lại viết lộn xộn “Anh ta khi đang ngả nón chào thì ngã khuỵu tại ngã ba có chặn ngả đường hay ngã ba sông”.

Qui tắc Hài thanh lại đem áp dụng cả vào từ kép, từ ghép, động từ và túc từ, động từ và trạng từ giống như trong tiếng BK, thanh sắc có thể thay đổi theo từ đứng kề bên, theo tâm trạng người nói. Xin xem bài kế tiếp “Nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt”

6. Quá chú trọng đến hài thanh nên loạn cào cào

Bãi biển, bãi cát viết với dấu ngã nhưng bốc bải lại dùng dấu hỏi theo QTHT. Trường hợp này nhiều lắm không tài nào kể ra hết được: trướng rủ, treo cờ rủ nhưng rũ mành và cờ rũ; cù rủ nhưng cú rũ; ngã ạch nhưng ngả ngớn; lỗ chó, lỗ hở nhưng lang lổ và loang lổ tuy rằng có cùng nghĩa.

7. Đổi một cách tùy hứng

Viển vông sao lại dùng dấu hỏi trong khi viễn là tiếng HV có nghĩa là xa vời. Không phải chỉ có dấu mà cả âm tiết cũng viết một cách bất thường: hẳn hoi, hẳn hòi viết khác “về nhà hẵng”. Hẳn hay hẵng đều có nghĩa là already nhưng lại viết khác!

Thanh sắc viết tùy hứng thì nhiều lắm, càng tra cứu tự điển thì càng lòi ra nhiều vấn đề: ngã ạch và ngã chúi viết khác ngả đầu và ngả ngớn; nghiêng ngả nhưng ngã chúi, dấu ngã nhưng ngả mũ chào; nổi lửa cho đã lữa (cũng là lửa); lững lờ lửng lơ (VNI tự điển); dỡ hổng, dỡ lên nhưng dở bổng. Từ trổi cũng viết lung tung: tự điển ghi là trổi lên nhưng trỗi dậy; ngõ ngách nhưng cửa ngỏ, bỏ ngỏ; tối sẩm, sẩm tối nhưng sẫm tối, sầm sẫm, sâm sẫm.

Chưa hết: chỉa (chôm), chỉa cá nhưng chĩa dùi, chĩa tay; hếch mỏ nhưng trớt mõ; niểng cổ, niểng mình nhưng cà niễng, niềng niễng; lãng trí nhưng lảng quên, (lãng quên, hai cách viết); lang lảng, lảng ồ, lơ lảng nhưng lãng nhách, lãng xẹt. Cổ lỗ sĩ tại sao không viết là cổ lổ sỉ ?

Viết kiểu này thì chỉ có computer mới “nhớ nổi, đoán nổi” còn người thì “chịu không nổi, ngán nỗi, đến nỗi” phải đầu hàng.

Từ ghép, từ láy ( tiểu mục từ 8 đến 21)

Người viết lúng túng không biết nên theo loại nào: từ láy hay từ ghép; tiếng Nôm hay tiếng HV, tiếng lóng, tiếng miền Nam hay Trung. Thí dụ thải trong thừa thải là từ đơn âm, từ láy hay tiếng HV? Nếu là láy thì phải là thừa thãi, còn nếu là từ HV thì phải viết

thừa thải (thừa quá nên phải thải ra). Các bạn đoán coi cách nào viết đúng chữ QN? Xin trả lời là thừa thãi, thật là quái lạ.

8. Từ láy cùng nghĩa nhưng viết khác nếu cặp với từ khác: thỗn thện viết khác thổn thển tuy là cùng một nghĩa. Viết kiểu này làm sao tụi Tây nó học viết tiếng Việt cho được? Ngay cả tự điển cũng chỏi nhau: đi lửng chững lững chững (Lạc Việt tự điển) nhưng lững đững lơ đửng (VNI tự điển),

9. Khó phân biệt từ ghép với từ láy: Có rất nhiều trường hợp không thể nhận định được một cách dễ dàng ủ rũ (ghép), sàng sảy (sàng gạo, sảy gạo), vỡ toang (từ ghép) và vỡ vạc (từ láy).

Ta viết sa ngã nếu là từ ghép và viết sa ngả nếu là láy.

10. Không rõ nghĩa nên viết sai nguyên tắc

Nỗi hay nổi là một trong những từ rất khó nhớ vì có nhiều nghĩa, đôi khi nghĩa lờ mờ, cùng nghĩa nhưng viết khác, vài từ không có trong từ điển... nên chỉ còn có nước đoán mò. Thí dụ nhớ nổi, nỗi nhớ, nổi bật là hỏi hay ngã?

Đoán nổi, chịu nổi, kham nổi lại viết khác đến nỗi, khổ nỗi và làm cho tình hình càng rối ren hơn. Nông nỗi sao lại viết khác nổi chìm, nổi phêu. Nông nỗi là từ kép, gồm hai từ nông (cạn) và nổi (lên) hợp lại nên đáng lý phải viết nông nổi.

Làm sao viết cho đúng các từ: đan bằng bả, bã giả, trắng giã, bã xõa, lỏa xỏa, lõa xõa nếu không biết ý nghĩa hay nguồn gốc?

11. Từ đơn có láy thì viết theo lái nào? Một từ có thể có nhiều láy, viết theo láy nào là cả một vấn đề. Nếu láy với đờ thì phải viết đờ đẫn, đưỡn đờ nhưng nếu láy với đớ thì dùng dấu hỏi như đớ đẩn (từ miền Nam, không thấy có trong tự điển). Tương tự hẳn hoi và hẳn hòi (đúng HT phải là hẵn hòi), ủ dột và ủ ê (không có ũ dấu ngã); năn nỉ và nài nỉ; ngả ngớn, ngả ngốn nhưng ngã ngũ.

12. Từ đơn không láy hay có láy nhưng cùng dấu: Không có qui tắc nào để viết cho đúng phưỡn (ra), cuỗm, chổng chảnh, chổng chểnh, phải học thuộc lòng vì không còn cách nào khác.

13. Từ láy không biết phải viết theo từ đơn nào: “Lỏi” viết với dấu hỏi hay ngã? Vì có thể lái với len (len lõi) và luồn (luồn lõi) nên người viết sẽ trở nên lúng túng. Bằng chứng là có hai cách viết lõi cây và lỏi cây; lõi tì và lỏi tì.

Xin ghi thêm: năn nỉ và nài nỉ; thèo lẻo, chèo lẻo, lèo lẻo và leo lẻo, lẻo lự; chằm bẳm và chăm bẳm, chăm bẩm.

14. Dùng cả hai cách: Có hai cách viết vì một trong các lý do dưới đây

Chữ Hán:Vì không rõ nghĩa nên viết hai cách như hổ trướng và hỗ trướng.

Nhiều vùng miền Bắc phát âm khác nhau nên viết khác như lẳng nhẳng và lẵng nhẵng, rơi tõm và rơi tỏm, tỏm tẻm và tõm tẻm, dở cơm và dỡ cơm, xẩm tối, sẩm tối và tối sẫm, sâm sẩm và xâm xẫm, sẩm sẩm và sẫm sẫm, mệt lủi, trụi lủi, lùi lủi, lui lủi, lủi thủi trong khi đó lại viết lầm lũi, lùi lũi. Tương tự ỏn ẹo, õng ẹo, õng lưng, ỏng ẹo, ỏng eo, ong ỏng, đằng đẵng và đằng đẳng, nỗi bật và nỗi bật. Cái khó là không biết khi nào thì được quyền viết hai cách.

15. Từ miền Nam dấu hỏi bị đổi sang dấu ngã: cho đúng với phát âm miền Bắc như xởi lởi hay sởi lởi được đổi lại dấu ngã xỡi lỡi, mắc cỡ (có thể viết mắc cở), mãng cầu (hay mảng cầu), cà niễng, nhỏng nhẻo và nhõng nhẽo, cù lũ, lẻo lự, chò hõ hay chò hỏ.

16. Từ láy cùng một dấu hỏi hay ngã, thì viết theo dấu nào? Từ loại này không áp dụng được qui tắc hài thanh nên phải cố mà nhớ. Thí dụ: rõ rẽ, tủm tỉm, đỏ đẻ, võ vẽ, đỏng đảnh, lõng đõng, bẩn thỉu, lõng bõng, lỏng lẻo, xiểng liểng (xà xiểng, nghịch thanh), đủng đỉnh, đỏng đảnh, mỏng mảnh.

17. Phải đi lòng vòng: Muốn biết phải viết bỡ ngỡ hay bở ngở thì phải tìm từ láy của bở hay ngỡ. Ta có ngỡ ngàng nên bỡ ngỡ viết với dấu ngã. Thế còn bở lở thì sao? Từ này

chắc là từ miền Nam vì không có trong tự điển. Và tại sao bở rệu lại viết với dấu hỏi, trái qui luật hài thanh?

18. Láy có cùng một nhiệm vụ nhưng viết khác: Từ ỏn hay ỏng đều có cùng một nghĩa nhưng có khi hỏi có khi ngã như ỏn ẹo, õng ẹo, ỏng ẹo, ỏng eo, ong ỏng. Tương tự hợm hĩnh và hóm hỉnh; thẫn thờ, thẩn thơ, lẩn thẩn; ầm ỉ, âm ỉ.

Từ láy toàn phần có cùng nghĩa nhưng viết khác như xà xã, xa xả, sa sả. Đúng là rừng hỏi ngã.

19. Từ láy âm thêm bớt dấu để làm nhẹ bớt cường độ không lệ thuộc qui tắc hài thanh như khe khẽ (so sánh: khẽ khàng), ro rõ (nhẹ hơn rõ rệt), lo lõ (thò lõ), thiu thỉu, lưng lửng, dê dễ, song sõng, xõng lưng hay sõng lưng, vưng vững (vững vàng), cu cũ (cũ kỹ), ky kỹ, ươn ưỡn (ưởn ẹo), lủi thủi, lùi lũi (cách khác lùi lủi) và lui lủi, khiêng khiễng (cà khiễng), loang loãng,

20. Từ láy toàn bộ tạo bởi các từ không nghĩa không thể dùng QTHT để truy cứu vì có các âm tiết không có nghĩa.

Hai cách viết từ nghểu (có nghĩa rất cao) dưới đây biểu lộ cái lộn xộn của hỏi ngã

-nghểu nghến, ngất nghểu, lểu nghểu.

-nghễu nghiện, nghiễu nghến, cao nghễu, ngật nghễu, lễu nghễu.

Từ ngoài hài thanh (21 đến 26)

21. Từ miền Trung Nam là từ ngoài hài thanh. Không sử dụng dấu ngã, không lệ thuộc vào qui tắc hài thanh-tính chất này có thể dùng để xác định là từ miền Nam. Thí dụ dở ẹc, dở ẹt, dở khẹt, dở khẹc, dở òm (hai cách viết ẹc, ẹt, khẹc, khẹt càng chứng tỏ đây là từ miền Nam). Có rất nhiều từ loại này như hết xẩy, sừng sỏ, trổ mã, đen thủi đen thui, chầu quẩu, chào quảo, canh măn mẳn có vị mằn mẳn, cỏn, cổ (cô ấy), chỉ (chị ấy) cẩu (cậu ấy), mở (mợ ấy), dưởng (dượng ấy, tự điển có âm dưỡng nhưng không có dưởng), bự chảng, xảnh xẹ, chồm hổm, chàng hảng, xở lở, chè hẻ, đỏng đảnh, xảnh xẹ, chèo bẻo, bảnh tẻng, mẻo (đứng ngoài mép, cheo leo), xẻo (rạch nhỏ), xổng lưng (thẳng lưng), xửng vửng, đỏ đẻ (con nít tập nói), mủ mỉ, rỉ rịch (không TĐ), nhỏng nhẻo, mảng cầu, “mảng sầu con bạn ốm o gầy mòn”, xa xả hay sa sả, bải hải, bài hãi, bai bải, chỏi hỏi, bải bui, bải bôi, bự chảng.

Phát âm miền Nam không phải chỉ có Lục tỉnh mà phải kể luôn cả vùng miền Trung từ Nha Trang cho tới Bình Tuy, phỏng đoán khoảng 40% trong khi phát âm Bắc khoảng 30 %, phát âm Thanh Nghệ Tỉnh 15 %, bài trước quên liệt kê các xứ Quảng 10%, 5% tộc ít người.

-Láy cà: Một số lớn phát xuất từ miền Nam nên không theo hài thanh như cà rỡn, cà rổn cà rảng, cà rổng cà rểu, cà nhổng, cà tửng, cà xửng, cà khiễng, cà niểng, cà rểu (cà rỡn).

-Có người ở Úc viết báo đả kích là Bs, Kỹ sư gì mà viết chính tả trật lất như ngựa vằn viết sai là ngựa rằn. Ông này tuy ở miền Nam gần nửa đời người nhưng không biết là miền Nam; tuy có dùng từ vằn cho vằn vện, nhưng dùng rằn cho ngựa rằn, cọp rằn, rằn ri. Xin quí vị nhẹ tay một chút nếu người ta có viết sai hỏi ngã.

-Từ bình dân như tưng tửng (điên), chảnh, chỏng chảnh, xỉn, lủm.

-Tiếng lóng như củi, chỉa,

-Từ Việt hóa từ Chợ lớn như chệt Tửng, mè xửng, chẩu, xẩm, xì thẩu, lẩu, cù lũ (đánh xì phé, có vẽ phổ biến nên đổi thành ngã), phổ ky, há cảo, sủi cảo, xúi quẩy, phì lủ, mã thầu dậu, xíng xái hay xứng xái bò lái bò khự, hằm bà lằng.

-Từ kỹ thuật như hủ lô, cần cẩu, cái cảo (đồ sửa xe hơi), mỏ lết.

22. Không biết viết hỏi hay ngã vì không có trong tự điển

Có rất nhiều từ không có trong tự điển. Đăng đẵng hay đăng đẳng không có trong tự điển điện tử nên không biết viết như thế nào cho đúng.

Từ địa phương không có trong tự điển. Một số rất lớn từ miền Trung, Nam không có trong tự điển nên đa số được viết với dấu hỏi.

Cả một số từ miền Bắc cũng không có trong tự điển như đõ (dấu ngã), trưỡng.

Địa danh đa số không có trong từ điển. Khi dùng tự điển để tra chữ Hà Tĩnh xem coi viết hỏi hay ngã thì không thấy. Cổ Cò không phải là cái voi đất có hình cổ con cò như thiên hạ thường nghĩ như thế, đây là tên nói trại đi của Koh Kor tiếng Khmer, tên một vị thần Bà La Môn và trùng tên với một ngôi đền ở Angkor.

"Người ta đồn anh bị tai nạn ở Cổ Cò phải không?"

"Không, tôi cưới vợ"

23. Từ đa âm tiết Việt hóa có hài thanh hay không? Malaya nên phiên âm theo cách nào cho đúng: Mã lai á (có nghĩa là ngựa lại châu Á), Mã lai (lai ngựa) hay Mả lay a, Mả lay (cái mả lay động).

24. Từ ghi thanh viết theo hài thanh hay viết theo tông của âm thanh. Nếu viết “tiếng võng đưa con buổi trưa hè nghe kẽo kẹc...kẽo.. kẹc, kẻo...kẹt, kẹt... kẹt” thì mô tả đúng âm thanh nhưng sai chính tả. Còn nếu viết đúng chính tả thì lại không mô tả đúng âm thanh vì có lúc âm thanh kéo dài (kẹt), có lúc cao (kẽo), thấp (kẻo), ngắn (kẹc).

25. Nói lái thì viết theo cách nào? Viết theo hài thanh, theo dấu của từ nguyên thủy, hay theo nghĩa của từ mới? “Bãi cứt” lái thành bứt cãi hay bứt cải? “Khi đủ lái thành khu đĩ hay khu đỉ? Lái dỏm thành lỏm d... hay lõm d...?

26. Không thể chỉ học từ có dấu ngã rồi suy ra từ có dấu hỏi. Vì muốn cho gọn gàng dễ nhớ nên sách chỉ dẫn dấu ngã chỉ bàn đến từ có dấu ngã, và cho rằng không cần phải nhớ các từ có dấu hỏi vì đương nhiên phần còn lại phải có dấu hỏi. Cách này không ổn vì không ai có thể nhớ hết mọi từ có dấu ngã, mà ta chỉ để ý đến những từ thông dụng.

Hán Việt. Phần kế tiếp là vấn đề liên quan đến chữ Hán.

27. Hỏi ngã để phân biệt từ Hán với Việt nhưng nhiều khi khó phân biệt được từ nào là Hán từ nào là Việt.

Nếu tiếng Hán dấu hỏi thì tiếng Việt dấu ngã và ngược lại: vỏ cây nghệ, vỏ cua nhưng võ nghệ, võ cua (võ này là võ ba gà, đánh trên đỡ dưới thấy bà cái lưng).

Ngược lại nếu Nôm ngã thì Hán hỏi: tả phái tả cảnh trong khi trời mưa ướt tã lót. Tương tự xả thân và xã hội, phẫn nộ và phẩn bò, hỗn hợp, hỗn hào, hổn hển.

28. Không biết nghĩa tiếng Hán thì làm sao phân biệt?

Vì sỉ là hổ thẹn khác với sĩ là người có học hay con trai chưa vợ nên liêm sỉ và sỉ nhục viết khác với sĩ diện, sĩ khí. Kẹt một cái là đa số không biết chữ Hán nên không thể phân biệt được hỗ với hổ, tỉnh với tĩnh, tể với tể để viết phân biệt hỗ tương với hổ tướng, tỉnh ngộ với bình tĩnh, chúa tể với thổ tễ?

Lơ đãng và lưu đảng tại sao viết khác? Nếu cho là có nghĩa khác thì khác nhau như thế nào? Nếu khác tại sao trong tự điển lại có từ lưu đãng?

Chẳng lẽ muốn viết đúng hỏi ngã thì phải bỏ ra nhiều năm để học chữ Hán? Như thế có đáng không? Đời người quá ngắn và còn biết bao nhiêu chuyện phải làm, hà tất phải để ý đến ba cái lẻ tẻ này, học làm chi khi chỉ chừng vài tuần là quên tuốt tuột.

29. Không phân biệt được là Hán hay Nôm nên không biết là có áp dụng được hài thanh hay không. Người viết sách hỏi ngã còn không phân được huống hồ là người miền khác. Ngõa khí, ngõa quan là từ HV viết với dấu ngã còn nếu là tiếng Nôm thì viết thợ ngõa hay thợ ngỏa?

Lơ đãng thì đãng là láy hay là từ Hán Việt? Nếu là láy thì phải viết lơ đảng còn nếu là từ HV thì khác. Trong chữ nhừ tử, nếu tử là Hán thì viết với dấu hỏi, còn nếu là láy thì phải là nhừ tữ. Cách nào đúng?

Từ ngoại quốc

30. Tên Tây phương phiên âm theo tiếng Hán thì viết theo cách nào?

Viết theo chữ Hán thì có mấy ai biết Hán tự để mà phân biệt, viết theo miền Nam, viết theo miền Bắc hay viết theo phát âm Quãng Đông?

Mã tà hay mả tà, Hướng Cỏn (theo Hướng Cảng) hay Hướng Cõn (theo đúng phát âm Quảng Đông, lên tông). Phiên âm từ “ba” tiếng Tàu là Pà pả hay pà pã? Sao không là cồ lô sãnh mà là cồ lô sảnh? Ai là người quyết định các thanh này?

31. Âm tiết

Tuy là dễ hơn hỏi ngã, nhưng phân biệt âm tiết cũng quá khó đối với người không-Bắc vì nó cũng lộn xộn, chỉ có dân địa phương nói hằng ngày mới viết trúng được. Sở dĩ có phân biệt âm này với âm kia một phần là do ảnh hưởng của tiếng Hán, do quá tôn trọng tiếng Hán nên cố phân biệt Hán và Nôm như cái bát và cô bác, phân biệt theo đúng phát âm tiếng Hán với nhau như nan giải và cẩm nang, kim loại và kiêm toàn...

32. Bộ óc con người không thể nhớ hết

Từ nghịch thanh có quá nhiều như rừng làm cho không một ai có thể nhớ hết được, trừ người Bắc và người sống về nghề viết lách.

Người không-Bắc không thể nhớ được hỏi ngã vì nhiều lý do sau đây

-Chỉ có phân nửa người Bắc nói trúng hỏi ngã. Nhiều vùng miền Bắc phát âm hỏi ngã khác nhau và khác với dân Hà Nội. Chính vì thế mà mọi người, kể cả người Bắc, không biết được thanh hỏi ngã nguyên thủy là như thế nào. Muốn biết xin xem bài kế tiếp.

-Ngay cả dân Hà Nội khi nói có khi hỏi biến thành ngã, thay đổi tông tùy theo tâm trạng người nói, bị ảnh hưởng của từ kề cận hay tùy từng địa phương.

-Trong khi ca, nếu một tiếng có thanh hỏi phải lên giọng cho ăn khớp với dòng nhạc thì nên viết dấu nào?

-Thanh hỏi lẫn lộn với thanh nặng và từ từ sẽ nhẹ hơn do tiếp xúc với miền khác.

- Học lấy bằng tiến sĩ nhiều khi dễ hơn học hỏi ngã. Đời người quá ngắn và còn nhiều việc phải làm, hơi đâu mà để ý tới ba cái lẻ tẻ này, ví như nữ diễn viên tên tuổi, từng lấy bằng cử nhân Ngữ văn trong nước và tốt nghiệp đạo diễn sân khấu ở nước ngoài. Khi có kẻ góp ý về một văn bản do chính diễn viên ấy viết tay lộn tùng phèo dấu hỏi với dấu ngã, chị ta nhún vai:

- Chuyện nhỏ! Thì dấu hỏi hay dấu ngã, mình cũng đọc như nhau. Vậy khi viết, phân biệt làm gì cho mệt? (Trích từ Phân biệt dấu hỏi - ngã, chuyện không đơn giản của Nguyên Tâm trong Tạp chí Tài hoa trẻ.

-Lý luận cho rằng hỏi ngã làm phân biệt từ với nhau nhưng ta lại thấy chính hỏi ngã lại làm không phân biệt nghĩa cũa từ (mục 2,3,4,5,6,7)

-Dẫu cho có nhớ được đi thì trong vòng một vài tuần hay vài ngày sẽ quên gần hết.

-Không ai dại dột bỏ ra nhiều năm học thuộc lòng hằng ngàn từ hỏi ngã chỉ với mục đích thỉnh thoảng viết cho đúng vài câu tiếng Việt.

Đó là lý do giải thích được tại sao không thể nhớ được và càng học cao viết hỏi ngã càng sai.

33. Tỷ lệ áp dụng qui tắc hài thanh rất nhỏ

Tổng cộng có 1270 âm tiết với dấu hỏi ngã, trong đó có 793 âm tiết (chiếm 62%) viết dấu hỏi, 477 âm tiết (38%%, gồm 370 tiếng Nôm và 107 tiếng HV) viết dấu ngã. Từ Hán Việt có 107 từ có dấu ngã, trong đó 33 từ Hán Việt có dấu ngã cần ghi nhớ, 74 ít dùng (theo tác giả Hoàng Phê).

Áp dụng được qui tắc hài thanh: 63 láy + 19 từ có láy = 82. Qui tắc hài thanh chỉ cho ta viết đúng nhiều nhất là (82/ 477)x 100 = 17.2%

Thế nhưng qui tắc hài thanh hầu như bị tê liệt do một trong 32 trường hợp ngoại lệ nói trên. Rốt cuộc bắt buộc phải học hết 1270 âm tiết hỏi ngã + vài ba trăm từ ngoại lệ tức là khoảng 1500 từ hõi ngã.

Liệu có ai có thể nhớ được gần 1500 từ hỏi ngã không? Chắc chắn là không.

Học Toán, Vật Lý, tiếng Anh hay lấy bằng Tiến sĩ có khi còn dễ hơn phân biệt hỏi ngã vì chúng rõ ràng, có qui luật hẳn hòi và không phải nhớ quá nhiều. Phương pháp hiện đang được các nước Âu Mỹ áp dụng trong tiểu học và Trung học là dùng tối thiểu trí nhớ để học, vì họ cho là đã có sách vở hay máy tính, đâu cần phải học thuộc lòng. Mấy

chục năm kinh nghiệm dạy kèm Toán và Lý ở Úc cho thấy trong môn Lý lớp 12 có chừng 30 công thức nhưng học sinh không phải học thuộc lòng, họ được quyền mang công thức này vào buồng thi. Môn Toán thì được mang vào phòng thi 4 trang giấy muốn ghi gì thì ghi, đó là chưa kể việc dùng Graphic Calculator ghi các program. Dễ dãi đến như vậy mà ít học sinh dám học, mà có học thì cũng quên đầu quên đuôi, thế thì tại sao ta lại bắt con nít VN và cả người lớn phải học như két gần 1500 từ hỏi ngã? Hơn nữa cách này cũng không có tác dụng lâu dài vì tuy học sinh tiểu học bắt buộc phải học thuộc lòng vài trăm từ hỏi ngã nhưng khi lên đại học hay sau khi đi làm thì quên tuốt, cùng lắm còn lại vài mươi từ.

Người Việt còn không nuốt trôi được mấy cái dấu hỏi ngã thì mấy anh ngoại quốc học tiếng Việt làm sao mà nhớ.

Thật tội nghiệp cho những người viết sai chính tả, nhất là sai hỏi ngã, bị cho là dốt nát, hóa ra là tại chữ Quốc Ngữ không có tiêu chuẩn rõ ràng về hỏi ngã, viết lung tung và lộn xộn.

Phân biệt hỏi ngã thì đúng là làm tiếng Việt rõ hơn cho một phần ba nhưng làm cho hai phần ba người Việt, không phải mù chữ Quốc Ngữ, mà là chột mắt.

Tưởng cũng nên cải tiến chữ QN để cho thiên hạ được nhờ và phù hợp với đà tiến hóa của khoa học.

34. Dấu họi ngá

Hà Nội chủ trương thống nhất từ ngữ và chỉ dạy cách phát âm miền Bắc ở Viện ngôn học Hà Nội. Dạy kiểu này thì mấy Ông Bắc 54 cũng điếc con ráy vì dân Hà Nội ngày nay bỏ dấu rất ư là lộn xộn, muốn sao thì sao; người già Hà Nội phát âm như người Bắc di cư, nhưng người trẻ chỉ dùng có ba âm là không (kể cả thanh nặng cũng thành không dấu); sắc (phát âm ngã thành ngá); nặng (hỏi thành họi) nghe như người dân tộc: “chú đã tự tử rồi mà” thành “chzu-ụ đá tư tự zôi ma”.

Lời bàn: Âm hỏi ngã, thời xưa cách nay vài trăm năm; phát âm khác hẳn ngày nay: hỏi là “họi ắc cờ” nghĩa là hoi rồi xuống thấp và đột ngột dừng lại, còn ngã là “ngá ắc cờ” nghĩa là ngá, lên cao rồi đột ngột dừng lại. Người cuối cùng phát được hai âm này là Phạm Duy lúc đó đã 75 tuổi: ông nói “tả” theo âm miền Nam nhưng một lúc sau nói “tạ ắc cờ”. Bây giờ chắc không còn ai nói được hai âm này, mà chỉ nói họi, ngá. Miền Bắc thường được cho là có 6 thanh nhưng rốt cuộc chỉ còn ba còn Miền Nam tuy chỉ có 5 thanh không, sắc, hỏi, huyền, nặng nhưng phân biệt rõ ràng, đâu vào đó.

Người Bắc nói sai hỏi ngã nhưng lại viết trúng, còn người Nam nói trúng dấu hỏi nhưng không có dấu ngã nên viết sai.

Hỏi ngã không làm tiếng Việt trở nên ưu việt mà làm tiếng Việt trở nên lộn xộn, tối nghĩa, phức tạp, khó khăn vào bậc nhất trong ngôn ngữ thế giới. Tiếng Pháp mặc dầu rõ ràng nhưng trở nên không phổ biến, một phần vì văn phạm phức tạp; có 60 cách chia động từ không ai nhớ nỗi, kể cả dân bản địa. Tuy thế nhưng không nhầm nhò gì nếu đem so sánh với 1500 từ bất qui tắc về hỏi ngã của tiếng Việt. Tiếng Anh khá giản dị nên trở nên thông dụng toàn cầu. Còn tiếng Việt thì sao, có thể bị đào thải không?

Lời bàn: Xin bổ sung thêm cho bài “ Nguồn gốc âm V trong tiếng Việt”, về giọng Bắc hát nhạc vàng thì hay nhưng hát nhạc kích động không khá mấy vì dùng âm răng môi Z, Zh.

Đố các bạn nhạc sĩ Bắc nào hát hay cả hai loại nhạc này ?

Xin trả lời: không phải Elvis Phương, Chế Linh, Quang Lê, Hùng Cường mà là Quốc Anh; ca sĩ mẹ người Bắc, cha da đen Phi châu, cả hai là cư dân Martinique thuộc Pháp ở vùng Caribean có diện tích khoảng 1,128 km² . Theo mẹ về VN ở, năm 1978 hồi hương về Pháp, năm 1995 di cư sang Mỹ

11

Xin nêu ra các dẫn chứng; chỉ cần copy các địa chỉ rồi paste vào Google

- I LOVE YOU MORE THAN I CAN SAY - QUỐC ANH & THE SWEETROSES youtube.com/watch?v=xT1JGuW20Ck

890,930 người xem; có người ngoại quốc góp ý là Quốc Anh ca hay hơn ca sĩ nguyên gốc Leo Sayer:

Leo Sayer - More Than I Can Say (1980) youtube.com/watch?v=dGKnSdikqjw

25,821,121 views , hiện nay sống ở Australia và có ban nhạc trình diễn trước công chúng

- Ngày xuân vui cưới do Quốc Anh sáng tác và hát, và hãy nhìn miệng khi chuyển từ giọng Bắc sang giọng Nam, sẽ thấy miệng mở với mức độ to hơn:

youtube.com/watch?v=3tVNbj0nTGU&list=RD3tVNbj0nTGU&start_radio=1&t=5

hay

Hoài Linh ca bản này ở băng Vân Sơn10 Sân Khấu & Nụ Cười youtube.com/watch?v=3tVNbj0nTGU

2,546,016 người coi

-Mai Tiến Dũng ca sĩ nhạc rock, What Is Love Remix - Mai Tiến Dũng, DJ Gin, DJ Mie

Sau khi dừng bước tại The Remix, Mai Tiến Dũng lại tiếp tục gây ấn tượng với khả năng hát bolero mượt mà, tình cảm khi tham gia chương trình Cặp đôi hoàn hảo phiên bản Trữ tình – Bolero 2017. Xuất thân từ hải ngoại, anh đã thổi một “làn gió mới” vào làng nhạc Việt với chất nhạc mang phong vị vừa quen thuộc, vừa lạ tai cùng giọng hát đầy nội lực và “nóng bỏng”.

Các ca sĩ lảo làng nhạc Bolero ngơ ngác khi nghe Mai Tiến Dũng hát, có vẽ không biết tại sao MTD hát lại được khán giả ưa thích hơn mình; họ không biết là MTD dùng âm mở miệng miền Nam thay cho âm chằn miệng miền Bắc khi hát Bolero; phương pháp này không ai hơn được Quốc Anh.

Tham Khảo

1) Dấu hỏi dấu ngã, Cao Chánh Dương

.aihuubienhoa.com/a3809/dau-hoi-dau-nga-cao-chanh-cuong

2) Monosyllabic language

en.wikipedia.org/wiki/Monosyllabic_language

3) Nguồn gốc âm V trong tiếng Việt, ĐVPL

4) Ca sĩ Mai Tiến Dũng

No comments:

Post a Comment