Kinh nghiệm trồng, chăm sóc và nhân giống hoa Nhật quỳnh
Nhật quỳnh là loài hoa đẹp, nở vào nhiều ngày và có hương thơm, đa dạng màu sắc, ít công chăm sóc nên được nhiều người yêu thích, hôm nay hoala.vn chia sẻ với các bạn kinh nghiệm trồng, chăm sóc và nhân giống hoa Nhật quỳnh nhé!
Hồng Phúc sưu tầm
Hoa lạ - hoa đẹp >>
Hoa leo - hoa rủ >>
Hoa leo - hoa rủ >>
Chậu trồng Quỳnh phải có nhiều chỗ thoát nước
Mùa nắng 1 tuần tưới 1 lần, mùa lạnh 2 tuần tưới 1 lần
Trồng nhánh thì khoảng 3 - 4 năm là nhật quỳnh sẽ có hoa
2. Cách dâm cành nhật quỳnh
Cắt nhánh dài khoảng 20cm đến 30cm cành già
Để chổ mát khoảng 10 ngày cho vết cắt khô mặt để không bị thối gốc, có thể bôi vào vết cắt nước vôi pha loãng
Cắm nhánh Quỳnh sâu khoảng 1 hoặc 2cm (sâu đủ cho nhánh Quỳnh đứng được) vào trong chậu đất có pha cát để thoát nước tốt. Cắm nọc trụ buộc cho nhánh Quỳnh tựa vào giúp cố định nhánh ra rể, chùm bao nylong lên trên không phủ kín hoàn toàn và để chỗ mát 1 tuần, sau đó mở bao nilong và đưa ra nắng từ từ.
Không tưới nước trong vài tuần, rồi tưới dần dần sau đó (giữ cho đất ẩm cho cây không bị khô, tránh để sũng nước gây thối gốc. Sau một năm thì thay chậu to hơn .Hai hoặc ba năm sau Quỳnh sẽ có hoa
3. Cách làm Nhật Quỳnh ra hoa
Tháng 5 hoặc 6 mỗi năm ngưng tưới nước trong vòng từ 3 đến 4 tuần, có thể lâu hơn, chủ yếu để đất trong chậu quỳnh khô hẳn nước nhưng không để cây bị héo.
Cây nhật quỳnh phải có thời gian bị khô hạn, cây mới trổ hoa được.
4. Cách làm nhật quỳnh có nhiều hoa
THAY ĐẤT ( hai hoặc 3 năm một lần) sau vụ hoa cuối
Cách thay đất:
- Đổ chậu quỳnh ra, giũ cho HẾT TẤT CẢ đất
- Cắt bớt rễ
- Bỏ bớt nhánh nhỏ/xấu/quá cỗi, giữ lại những cành to, thân (lá) dầy.
- Cắt ngắn bớt nhánh cao quá
- Đặt cây quỳnh vào chậu, cho đất vào, ấn nhẹ cho chắc gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi đem ra nắng.
No comments:
Post a Comment