Jul 16, 2015

ĐỊNH MỆNH - CHUNG DÀO

ĐỊNH MỆNH





Trong chiến tranh và sau ngày mất nước tôi đã chứng kiến bao cuộc thăng trầm bể dâu của những người phụ nữ Việt Nam trong đó có bản thân mình. Chúng tôi đã tự hào một mình chèo chống vượt qua tất cả để tồn tại, xin kể lại đây cuộc đời thật của một người bạn và chúc mừng bạn sau bao biến cố đã có một kết thúc có hậu, một cuộc sống sung túc bên cạnh các con yêu dấu tại một đất nước thanh bình.

CHUNG ĐÀO







Ngồi một mình trong căn nhà rộng lớn xinh đẹp vùng Fullerton giành cho những gia đình trên trung lưu, đầy hoa lá sắc mầu trong mảnh vườn trước và sau sân nhà, ít khi Kim có một không gian lắng đọng như hôm nay vì đứa con trai lớn và cháu nội đang đi nghỉ hè ở New York, Kim hồi tưởng lại những biến cố đã xảy ra trong cuộc đời mình.

Cùng với sự thất thủ của đất nước năm 1975, như bao nhiêu người Việt khác, cuộc đời Kim cũng trải qua nhiều sôi nổi thăng trầm.  Hai cuộc hôn nhân gãy đỗ cũng không hằn lại dấu vếmạnh mẽ trong Kim bằng một mối tình thật đẹp và thơ mộng trong những ngày khốn cùng của đất nước.

Ngày ấy vừa mới lớn lên, chưa biết yêu đương giận hờn là gì, Kim đã được một người con trai đến dạm cưới hỏi.  Như suy nghĩ tương đối cổ hủ của các bà mẹ, mẹ Kim cũng mang nặng ý nghĩ có con gái trong nhà như bom nổ chậm nên khi có người đàng hoàng tử tế đến dạm hỏbà gật đầu mà không do dự gì nhiều.  Đó là người chồng đầu tiên của Kim, một người hết mực yêu thương chăm sóc vợ và các con.  Lãng là một sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa nhưng bên cạnh vai trò sĩ quan đó anh còn bôn ba ngược xuôi mong kiếm thêm tiền về chăm sóc gia đình nhỏ của mình, do đó chỉ ra riêng chưa được một năm, Lãng đã có tiền mua căn nhà nhỏ cho vợ con.  Trong khi chồng lăn lộn ngoài đời, Kim còn quá ngây thơ để hiểu rằng cuộc sống không dễ dàng như cô tưởng, với 4 đứa con ra đời từng năm một, người vợ trẻ luôn giận dỗi mỗi khi chồng về muộn.  Lần thứ nhất lần hai rồi lầba, cô đã luôn dằn vặt thậm chí giận dữ ném cả quần áo của chồng ra giữa nhà.  Ln này thì Lãng vẫn bình tĩnh, nhưng thay vì im lặng như những lần trước, anh ân cần ôm lấy bờ vai bé nhỏ của vợ mình và nói “Kim ơi, những lúc anh về trễ là vì đều có việc bận, anh không đi chơi lung tung.  Những lúc như thế anh chỉ mong em đến gần hỏi thămhôm nay anh có việc gì mà về trễ thế nhưng em chẳng bao giờ làm được, nhưng thôi anh xin lỗi em vì đã làm em buồn”.  Lãng là như thế lúc nào cũng ân cần với vợ con và chẳng bao giờ to tiếng với Kim.  Tiếc thay cái gia đình hạnh phúc nhỏ bé ấy chẳng tồn tại lâu vì trong một trận đánh khốc liệt của Việt Cộng vào tháng 3 năm 1975 tại Ban Mê Thuột, chỉ còn một tháng nữa là chiến tranh hoàn toàn chấm dứt, đau đớn thay Lãng  lại ra đi bỏ lại người vợ trẻ mới có 25 tuổi cùng 4 đứa con mà đứa út chưa đầy 3 tháng tuổi.  Kim như hoàn toàn sụp đổ trước tin chồng mình tử trận, trước giờ cô chỉ biết trông cậy vào chồng, nay một nách 4 đứa con cô biết xoay sở sao đây?

Nhưng rồi Kim cũng phải sống và phải tìm cách tồn tại cùng bốn đứa con nhỏ, tiền tử tuất của chồng chẳng thấm thía gì trong việc nuôi dưỡng các con, nếu không có sự trợ giúp của gia đình.  Tình mẹ bao la, sót thương con gái bất hạnh, các cháu sớm mồ côi nên luôn giang rộng đôi cánh để ấp ủ, bảo bọc lũ cháu côi cút của mình, nếu không chắc gì Kim đã vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Chỉ một tháng sau ngày Lãng mất, chiến sự ngày càng ác liệt và Saigon là thành phố cuối cùng thất thủ vào tay cộng sản, Kim bàng hoàng tiếc nuối phải chi ngày này đến sớm hơn thì chồng cô đã không phải bỏ xác ngoài mặt trận và 4 đứa con cô đã không phải mất cha.

Sau 1975 nhà nhà, người người bắt đầu ý thức rằng cuộc sống sung túc ngày xưa sẽ không còn nữa, thay vào đó sẽ là những tháng ngày khó khăn khốn cùng.  Đất nước như trở lại thời kỳ thô sơ, mọi người chỉ mong có mảnh vải che thân, cơm ăn cho người lớn và sữa cho trẻ con, chẳng mong điều gì xa hoa hơn.  Còn bao nhiêu tiền trong nhà gom góp mua vài bao gạo lớn, vài cây vải satin đen để may quần, vài cây phin nõn trắng để may áo và ít thùng sữa cho trẻ con trong nhà.  Căn gác nhỏ nhà mẹ Kim trở thành một cái kho chứa hàng khiến cả nhà luôn thấp thỏm nếu một ngày đẹp trời nào đó phường khóm vào khám xét thì không biết sẽ ra sao.

Thương cho cảnh mẹ góa con côi, trong những ngày đó, các bạn của Lãngcũng ghé tới lui thăm viếng giúp đỡ vợ con của người bạn cũ của mình.  Trong số đó có Tuyên, một người con trai con nhà giầu, vì có tiền chạy nên không phải gia nhập quân đội và do đó không cùng chung số phận phải vào trại cải tạo như những người bạn khác cùng trang lứa.  Tuyên cứ cần mẫn như một con ong đến thăm Kim và các con, mua quà cho lũ trẻ và còn ân cần ru đứa bé nhất ngủ trước khi về.  Kim cảm động vì những chăm sóc tận tình của Tuyên nhưng không bao giờ nghĩ rằng rồi sẽ có một ngày anh sẽ trở thành một phần đời của mình.

Đó là đêm Noel năm 1975 Tuyên rủ Kim đi lễ nhà thờ vì Kim là người theo đạo công giáo.  Đúng hôm đó vì mới sau 75 vài tháng, chưa có tổ chức rõ ràng nên các nhà thờ đều không làm lễ nửa đêm, Tuyên rủ Kim ra Bến Bạch Đằng hóng mát.  Cả hai ngồi đó hưởng chút không khí tấp nập của bến tầu, kể từ ngày mất nước, người dân thành phố tiêu tiền dè dặt vì gia đình nào hầu như cũng có thân nhân trong quân đội hay chính quyền cũ, bị bắt đi cải tạo nên đa số tìm đến những nơi tụ tập đông người không phải trả tiền, nghe ngóng tình hình thời sự, hoang mang không biết VC sẽ đối xử ra sao với thân nhân mình.

Kim thấy lòng mình ấm áp trước những cơn gió lạnh từ ngoài khơi thổi vào, thầm nghĩ mình may mắn vì gặp được người tử tế như Tuyên, đã giúp đỡ mẹ con cô hết mình mà không đòi hỏi gì.  Chợt Kim nghe Tuyên ghé sát tai mình thầm thì: 
“Em lạnh không?”
“Không anh, em thích khí trời trong lành như vậy, SG hiếm có được nơi nào như vậy”
Qua ánh đèn hắt hiu từ những chiếc tàu hàng đang đậu gần đó, Kim tìm thấy nét cương nghị trên mặt người đàn ông đã tận tụy với mẹ con cô một cách không vụ lợi.  Chợt Tuyên vòng tay qua ôm lấy bờ vai bé nhỏ của Kim, gió thổi bay những sợi tóc Kim lòa xòa vào khuôn mặt Tuyên khi anh áp sát vào mặt Kim, Tuyên vội vàng tận hưởng mùi tóc vừa được gội sạch đượm mùi chùm kết thơm nồng.  Thời buổi khó khăn, bồ kết nấu sôi là loại thuốc gội đầu thông dụng của phụ nữ lúc bấy giờ vì thứ nhất phải tiết kiệm tiền, thứ hai cũng chẳng còn hàng nhập cảng để ng.
“Kim ơi, anh muốn nói rằng anh rất thương Kim và lũ trẻ con, anh mong sẽ được cùng Kim đi suốt cuộc đời để lo cho Kim và lũ trẻ cho đến khi chúng trưởng thành”
Kim lặng người đi vì lời tỏ tình của Tuyên, lần đầu tiên trong đời Kim biết rung động là gì, dù đã có chồng và người chồng đó Kim vẫn luôn ngưỡng mộ và tôn thờ nhưng chỉ đến tuổi này Kim mới cảm nhận được đây mới là tình yêu đích thực, là rung động giữa hai người khác phái.  Tuy cảm nhận được tình cảm đặc biệt Tuyên giành cho mình nhưng một nách bốn đứa con, Kim chưa bao giờ dám nghĩ đến chuyện gắn bó lâu dài với Tuyên, gia đình Tuyên chắc chắn sẽ không chấp nhận cho con mình chọn một người phụ nữ vớgánh nặng con cái như vậy.
“Tuyên ơi, anh còn gia đình, bố mẹ chắc chắn sẽ không chấp nhận cho anh lấy em đâu…”
“Không chúng ta sẽ tìm cách vượt biên ra khỏi đất nước này và cùng nhau xây dựng cuộc sống mới, sẽ không còn ai thắc mắc về chuyện của chúng ta”

Gia đình Tuyên, như những gì Kim nghĩ, đã cực lực phản đối mối quan hệ của con trai họ với Kim.  Bố mẹ Tuyên đã sang nhà Kim nói chuyện, họ không nghĩ rằng một đứa con trai mới lớn, chưa lập gia đình lần nào, lại có thể gánh vác một gia đình với 4 đứa con riêng không phải con họ.  Phần gia đình Kim cũng tự ái về chuyện phản đối này nên bà chị cả đã mời Tuyên đến để dằn mặt cấm không cho liên lạc với Kim nữa.  Bà mẹ Kim thương con vừa tìm được hạnh phúc mới đã trắc trở, bà chỉ biết yên lặng thở dài cho số phận nghiệt ngã mà ông trời đặt để cho con gái và chỉ biết đau khổ một mình mỗi khi nhìn lũ cháu khờ dại lớn dần theo ngày tháng trong sự đùm bọc của Tuyên vì thật lòng bà cũng mong muốn con mình nên vợ nên chồng với người bà yêu mến.

Sự căng thẳng luôn xảy ra trong gia đình Tuyên những ngày này, Tuyên một mặt không muốn bố mẹ buồn, mặt khác anh cũng không thể bỏ Kim cùng 4 đứa nhỏ đang rất cần sự giúp đỡ của anh cả về tinh thần lẫn vật chất.  Cho đến một ngày, dưới áp lực của bố mẹ anh đành phải nói ra những điều mà anh biết chắc sẽ làm bố mẹ mình buồn:
“Thưa bố mẹ, con yêu Kim và con nghĩ Kim và 4 đứa bé đều cần con.  Con biết bố mẹ lo con phải gánh vác một gia đình nặng nề với 4 đứa con nhỏ, nhưng con xin bố mẹ đừng ghét bỏ Kim vì Kim chẳng có tội tình gì.  Tự con quyết định gắn bó với Kim trước là vì con thương cảm hoàn cảnh của Kim nhưng sau con thấy Kim là người tốt và con quyết gắn bó với Kim suốt đời.  Có một đời chồng và chồng chết để lại 4 đứa con nhỏ không phải là cái tội, con xin bố mẹ nếu nghĩ xa hãy để cho con được giúp đỡ một người đàn bà con yêu gặp phải bất hạnh trong cuộc sống.” 
Kể từ hôm đó, gia đình Tuyên không chấp nhận cũng không phản đối gay gắt nữa khi biết quyết tâm của Tuyên.

Gia đình Tuyên buôn bán đồng hồ trước 75 nên sau này để tìm cách sinh nhai, Tuyên và Kim đã mang những đồng hồ cũ trong kho hoặc mua lại của mọi người, tân trang lại và bán cho những người từ miền Bắc vào, những người mà sau mấy mươi năm sống dưới chế độ cộng sản luôn thèm muốn tất cả những gì thuộc thế giới văn minh mà người miền Nam phải từ từ bán đi để lấy tiền đong gạo. Từ những chén đĩa kiểu, chiếc quạt máy cũ, đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả lắc đến chiếc xe đạp đầm.

Nhờ trời, nghề bán đồng hồ cũ cũng mang lại cho Tuyên, Kim và các con một cuộc sống tương đối đầy đủ trong thời gian khó khăn đó.  Rồi phong trào vượt biển tìm tự do bắt đầu, Kim thừa thông minh để hiểu rằng những đứa con của mình với lý lịch bố là sĩ quan “ngụy” sẽ không dễ gì tồn tại trong chế độ cộng sản, dù họ luôn miệng tuyên bố là “hòa giải, hòa hợp dân tộc” nhưng sự thật không phải như vậy.  Bất cứ ai thuộc chế độ cũ đi xin việc, họ đều soi mói không chỉ từ đời cha mà cả đời ông để xem có dính líu gì đến “ngụy quân, ngụy quyền” không? Thật hài hước nếu ai tin đó là sự thật.  Bạn Kim học luật, sau 75 được chuyển sang học kinh tế, vì là vợ sĩ quan chế độ cũ nên lúc ra trường được chính quyền đầy đi làm tận mũi Cà Mau cùng một đám con cái các ông cựu sĩ quan quân đội khác. 

Những cuộc vượt biển kinh hoàng, người đến nơi thì ít mà bị bắt lại hay bỏ xác ngoài biển thì nhiều cũng không ngăn được làn sóng vượt biên khắp các vùng đất nước, ở đâu có biển ở đó có vượt biên.  Phong trào vượt biên sôi sục khắp nơi, các gia đình có thân nhân lên được đảvội cúng tạvà vui mừng khoe hình con em họ, trong khi những gia đình có thân nhân bị bắdắt díu nhau đi thăm nuôi, tệ hơn là những gia đình có thân nhân bỏ mạng ngoài biển, đau buồn vì tiền mất mà thân nhân của họ vĩnh viễn không bao giờ đến được bến bờ tự do.

Rồi việc gì đến cũng đến, m 1978 Tuyên với số vốn liếng gom góp được quyết định mang Kim cùng đứa con nhỏ nhất vượt biên tìm tự do.  Mấy đứlớn hơn sẽ ở lại cùng bà ngoại để đi những chuyến sau.

Mọi thứ đã được lên kế hoạch, Tuyên và Kim cùng chuẩn bị cho ngày vượt biên, nâng niu những đứa con mà Kim quyết để lại cho bà ngoại, Kim đau đớn nuốt nước mắt vào trong vì không biết chuyến đi này sẽ đưa mình về đâu, có đến được nơi an toàn để cứu vớt đám trẻ còn lại hay sẽ bỏ mạng ngoài biển mà không gặp lại các con nữa.

Ngày mai theo kế hoạch sẽ là ngày lên đường thì thằng bé út lên cơn sốt 41 độ, người nói Kim bỏ đứa bé lại mà đi đi, tìm đường cứu các con và cả nhà vì cơ hội chỉ đến một lần.  Người nói Kim phải ở lại chăm sóc đứa bé nhỡ nó có mệnh hệ gì vì đã mất cha chỉ còn mẹ.  Đầu óc Kim như tơ vò, biết quyết định sao đây, vượt biên là một kế hoạch lâu dài, chủ tàu phải mua chuộc cán bộ cộng sản, lo bến bãi, không thể chỉ vì một người mà dời ngày được.

Thấy Kim không quyết định được Tuyên đã khuyên:
Thôi em ở lại chăm sóc con rồi đi chuyến sau vậy, để anh đi trước nếu thành công sẽ lo cho em và các con sau”
Mẹ Kim cũng không muốn Kim bỏ đi khi con đang sốt xuất huyết nặng nên cũng nói: 
“Thôi Tuyên đi một mình đi con, nếu con và Kim còn duyên thì ở đâu rồi cũng sẽ gặp lại nhau thôi”
Cuối cùng thì tình mẫu tử đã thắng tất cả, Kim quyết định ở lại với con mình, sau khi cháu đã hạ sốt bớt Kim nhờ mẹ trông hộ và lấy xe chở Tuyên ra bến xe để đi Vũng Tầu nơi tập trung mọi người để đi vào rạng sáng hôm sau.
Bỏ vội chiếc áo khoác vào ba lô cho Tuyên, Kim dặn:
Anh đến đảo tìm cách liên lac ngay cho em biết em mong lắm”
Em yên chí, anh sẽ tới nơi và sẽ hội ngộ em và các con trên đảo” 
Tuyên bịn rịn choàng tay ôm Kim lần cuối trước khi lên xe đò, hành lý của anh gọn nhẹ chỉ là một ba lô nhỏ với chiếc áo khoác và vài gói đồ ăn khô cùng chai nước.  Cả hai đều không biết rằng đó là lần cuối cùng còn nhìn thấy nhau, còn được nói với nhau những lời yêu thương vì chuyến tàu định mệnh đó đã chẳng bao giờ đến nơi, đã cùng chìm xuống đáy biển với hàng trăm con người mong muốn tìm đến bến bờ tự do thoát ách cộng sản.

Kim đốt hai nén nhang trên bàn thờ cho Lãng và cho Tuyên, chắc chắn rằng, cũng như Lãng, trong hành lý Tuyên mang theo về bên kia thế giới còn có tình yêu thương vô bờ Tuyên dành cho Kim và các con của mình.  Kim tin rằng không chỉ bề trên mà ngày cả Lãng và Tuyên đã dõi theo bước chân của mẹ con cô và phù hộ cho cả gia đình có một cuộc sống đầy đủ và sung túc như ngày hôm nay.  Ơn trời các con cô đều thành công ngoan ngoãn và có hiếu với mẹ, bù lại phần nào những cay đắng trong cuộc đờmẹ mình, một người đàn bà đã trở thành góa phụ khi tuổi đời còn quá trẻ, khi những cô gái đồng trang lứa còn đang vui chơi thanh thản, đã phải gánh trên vai nỗi đau mất chồng và 4 đứa con thơ dại.  Qua cơn mưa trời lại sáng, trời chẳng bắt ai khổ mãi bao giờ, Kim luôn tin tưởng như vậy.

Cali June 30th 2015
(Viết tặng Kim, một người bạn luôn lắng nghe và đến với bạn mình những lúc khó khăn nhất trong cuộc đời)

3 comments:

  1. Mời các bạn ghé thăm ĐSTV với bài mới của Chung Đào kể chuyện về cuộc đời thăng trầm của một người bạn .

    Diễn tiến cuộc đời của một người đàn bà trẻ hết lòng yêu con , yêu chồng trong vận nước nổi trôi thời 75.

    Khi mới lớn , có hạnh phúc tin yêu , nhưng lại tan biến nhanh , chết lặng những ngày cuối cuộc chiến vô tình. Định mệnh lại vực dậy , đẩy đưa vào một cơn lốc mới , hình thành những chia cắt đau xé tâm can kẻ ở người đi , thuở cái cột đèn cũng muốn ra đi thì mọi chia lìa đớn đau cũng rất đỗi bình thường . Chẳng thể biết khi nào nhìn nhau lần cuối .

    Định mệnh cuốn thốc , mất còn như trở bàn tay như nắng mưa chợt tắt rồi lại bừng lên hy vọng . Những mạng người nhỏ bé , vô nghĩa đổ xô ra biển , bao la chập chùng vẫn hy vọng được đặt chân tới một bến bờ đáng sống . Không kể xiết những giấc mơ , những hoài bão, cả những hồn nhiên vô tội trẻ thơ vùi sâu vào lòng biển lạnh. cũng không thể tri ân hết những mảnh đời nát tan lại xum họp trở lại , gầy dựng cuộc sống mới , phong phú và ý nghĩa nơi xứ người .

    Định mệnh đã trải những thống khổ , những bão bùng , đã vùi dập không thương sót.
    Nhưng định mệnh cũng nâng lên ở cuối đường tuyệt vọng , dừng lại ấm êm cho nàng trên bờ biển miền nam CA .

    Một câu chuyện về định mệnh!!!!!

    ReplyDelete
  2. Chung Đào oi Bồ viết chuyện hay lắm. Cám ơn CD.
    Thienga

    ReplyDelete
  3. Truyen Chung viet rat loi cuon nguoi doc. Tuy la truyen buon qua nhung ket cuc co hau. Cam on Chung.

    ReplyDelete