LÊ TÍN HƯƠNG và DIỆU HƯƠNG.
Trong âm nhạc Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ nhạc tiền chiến của những thập niên 50, 60 chúng ta đã từng được thưởng thức những tình khúc nổi tiếng của những nhạc sĩ tên tuổi như Phạm Duy, Văn Cao , Đoàn Chuẩn Từ Linh, Phạm Đình Chương.... Cho tới gần hơn nữa, trong thập niên 70 nền âm nhạc Việt Nam lại càng phong phú hơn với những tác phẩm tuyệt vời của những nhạc sĩ trẻ như Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Ngô ThụyMiên, Vũ Thành An.....
Nhưng có thể nói là rất hiếm khi tìm kiếm được một bóng hồng nhạc sĩ trong việc sáng tác nhạc.
Sau năm 1975 , sinh hoạt âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại bất ngờ được thưởng thức những dòng nhạc của 2 nữ nhạc sĩ Lê Tín Hương và Diệu Hương. Lê tín Hương và Diệu Hương đều là những người con gái của miền Sông Hương Núi Ngự và những tình khúc của hai nhạc sĩ tên Hương đã đem đến một luồng gió mới thật thú vị cho nền âm nhạc Việt tại hải ngoại.
Trang thơ nhạc tuần này xin mời các bạn cùng thưởng thức những dòng nhạc trữ tình của hai nữ nhạc sĩ đất Thần kinh.
Sinh ngày 18 tháng 3 năm 1949 tại Huế.
Rời Việt Nam năm 1979.
Hiện cư ngụ tại Santa Ana, CA, USA.
Theo học nhạc cùng giáo sư Lê Quang Nhạc.
Bắt đầu sáng tác năm 1970.
Tác phẩm đã ấn hành: Có Những Niềm Riêng (tập nhạc)
Rời Việt Nam năm 1979.
Hiện cư ngụ tại Santa Ana, CA, USA.
Theo học nhạc cùng giáo sư Lê Quang Nhạc.
Bắt đầu sáng tác năm 1970.
Tác phẩm đã ấn hành: Có Những Niềm Riêng (tập nhạc)
Mời các bạn đọc một bài viết về nhạc sĩ Lê tín Hương của Triệu Thần.
Lê Tín Hương sinh năm 1949. Cô học trò xứ Huế xưa vẫn còn cái vẻ e thẹn khi nói về những ca khúc của mình, ngay cả với người quen. Hai mươi mốt tuổi, chị bắt đầu viết nhạc. Với cái vốn thanh nhạc học rất bài bản, những ca khúc của chị ắt hẳn không tệ về mặt âm điệu. Nhưng có lẽ, cái đặc trưng trong nhạc của chị nằm ở phần ca từ, mà đôi khi, có người cảm thấy là... hơi chán. Vậy mà không có bao nhiêu người biết hoặc nghe về Lê Tín Hương, mãi cho đến khi chị phát hành hai đĩa nhạc đầu tiên của mình, Có Những Niềm Riêng và Dòng Đời Mong Manh, với những giọng hát gạo cội trong làng âm nhạc Việt Nam như Duy Trác, Bạch Yến, Thái Hiền góp phần trình diễn...
Cho tới nay, đã có bốn đĩa nhạc của chị được phát hành. Và im lặng hẳn, kể từ Dòng Lệ, Dòng Mưa. Có nhiều người đã thắc mắc, và sẽ có nhiều người sẽ còn thắc mắc. Nhiều người biết, nhưng không bao nhiêu người lên tiếng, vì tất cả dường như đang chờ đợi, biết đâu chị sẽ thay đổi ý định. Đối với một người phụ nữ, có lẽ một mái ấm gia đình còn quan trọng hơn tất cả, bao gồm cả tiền tài và danh vọng. Cho nên Thái Hằng rút lui vào sau hậu trường để cho Phạm Duy thăng hoa trong làng nhạc Việt. Và mới đây thôi, người ta cũng thấy Thái Thảo bắt đầu vắng bóng trên những sàn diễn. Vậy đó, hạnh phúc luôn luôn là một sự hòa hợp, đôi lúc cần một chút hy sinh. Giống nhau quá thì cái sức đẩy càng lớn càng đẩy người ta ra xa nhau, khác nhau quá thì vô hình chung cái níu kéo vào nhau lại trở thành một hệ lụy cho nhau. Và đối với Lê Tín Hương, chị hiểu điều này rất rõ, nếu không muốn nói là hiểu hơn ai hết.
Không biết trong cộng đồng, người ta đón nhận những nhạc phẩm của chị như thế nào, và có cảm nghĩ gì về nét nhạc Lê Tín Hương. Buồn, có chút gì đó hơi cường điệu, hơi mơ hồ ? Hơi đặt nặng về mặt ngôn từ ? Không biết nốt, nhưng hãy nghe một tác phẩm của chị cái đã
Ta Như Là...
Ta như là hạt bụi
Bay bay vào hư không
Ta như là chiếc lá
Rơi rơi xuống vườn trần
Ta như là sương khói
Tan tan giữa không trung
Ta như là nắng đẹp
Phai phai trong vô cùng
Này người ta là ai
Là ai trong cuộc đời
Đời chỉ là hư vọng
Tình chỉ là men say
Có rồi không một thươ?
Đến rồi đi một ngày
Ta như dòng nước lạc
Trôi trôi về xa khơi
Ta như là lớp sóng
Dân dâng cuốn hư đời
Ta như là cơn gió
Bay bay khắp nhân gian
Ta như là giấc mộng
Phai phai trong đêm tàn...
Hừm, không có gì sai, lại hay, lại có ý tưởng nữa. Nhưng vẫn có một chút gì đó chưa hoàn chỉnh lắm. Có lẽ, có một chút gì đó quá bó buộc, quá kết cấu trong ngôn từ. Nói chung là không được thoáng ! Không biết có phải không, lại không biết ! Nhạc của chị lúc nào cũng có hơi hướm của một nỗi sầu, có một chút quyến luyến. Âm điệu không quá phức tạp, và từ ngữ rất niêm luật, vần điệu chặt chẽ. Nhiều người cho rằng nhạc của chị bị cái ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn, chị cũng chẳng phủ nhận. Lão cũng thấy thế, chẳng việc gì phải phủ nhận, có cũng tốt mà không có cũng hay. Nói cho cùng, mảnh đất chị sinh ra và lớn lên, những người xung quanh chị, lại chẳng khác với Trịnh Công Sơn là mấy...
Học nhạc từ giáo sư Nhạc, có một căn bản vững vàng là điều chắc chắn. Đánh được nhiều loại nhạc cụ, cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên. Thế nhưng, có một điều ít người biết, chị hát rất khá, và nếu như không khó tính lắm, cũng có thể gọi là hay. Lão ? Không có ý kiến ! Giọng chị nhẹ nhàng, trong trẻo, vậy thôi. Hát vững vàng, vậy thôi. Còn gì nữa không ? Không biết ! Nhưng Mẹ lão thì có đó. Sau này Mẹ lão hay so sánh giọng của chị với Trịnh Vĩnh Trinh, cũng một người Huế, đơn thuần chỉ vì cách phát âm của họ Lý thú lắm phải không ? Phụ nữ có cái cách nhìn nhận sự việc rất đặc biệt như vậy đấy, và thông thường, họ lại hay bấu víu vào những điểm mà người đời (dĩ nhiên là khác phái) ít để ý đến nhất, và đưa ra kết luận không cãi lại được. Bởi vậy họ mới là... phụ nữ, muôn đời... đúng !
Lão phân vân mãi không biết có nên nói về đời tư của chị hay không ? Viết về môt. người mà không nhắc đến một chi tiết nào về đời tư của người đó, hẳn là khó lắm. Cho nên lão sẽ chọn lọc rất kỹ. Chỉ có thể nói, chị chẳng hạnh phúc lắm (trước đây), còn bây giờ thì có lẽ khác rồi. Tạo hóa cứ có một cái gì đó rất không công bằng cho những người phụ nữ có tài (có người sẽ phản đối, và cho đó là công bằng, không sao cả), vì thông thường trong số họ, chẳng mấy ai tìm được hạnh phúc một cách dễ dàng, mà không phải đi qua mấy cuộc dở dang. Chị cũng vậy, đã từng yêu say đắm một nghệ sĩ, người có ngón đàn độc đáo, người có những vần thơ và điệu nhạc rất kỳ lạ. Nhưng họ chẳng được hạnh phúc...
Và gần đây, chị lên xe hoa, rời xa cái kịch trường văn nghệ đầy giông bão. Lão nghĩ, lần này chị sẽ được hạnh phúc. Ít nhất, lão mong là như vậy ! Và lão cầu chúc cho hai người được sống bên nhau yêu thương đằm thắm cho đến lúc đầu bạc răng long...
Cuối cùng, lão chép tặng mọi người ca khúc Tàn Phai của chị, một trong những ca khúc lão thích nhất
Mai nếu ta xa đờì
Đời có nhớ ta chăng
Mai nếu ta xa người
Người có nỗi ăn năn
Một ngày tình yêu qua
Như cơn mưa mùa ha.
Một ngày tình bao la
Như con sóng dâng xa
Một lần lòng xôn xao
Bờ môi khuyết nụ cười
Một lần vòng tay ôm
Cho hơi nào nồng hơn
Và mai nếu xa xôi
Tình cũng vẫn rất gần
Người có thấy bâng khuâng
Mỗi ngày nhìn bước chân
Đời khuất dấu chân ta
Người khuất dấu chân mình
Dù có tiếc thương chi
Tình cũng vẫn xa tình
Mai nếu ta xa đời
Đời có thấy hư hao
Mai nếu ta xa người
Lòng có tiếc thương nhau
Một ngày tình yêu qua
Như trăng thu mời gọi
Một lần bờ môi say
Cho yêu dấu ngất ngây
Một lần còn trong tay
Hồn thắp cơn mê đầy
Một lần rồi xa ai
Nghe hương đời tàn phai...
Lê Tín Hương sinh năm 1949. Cô học trò xứ Huế xưa vẫn còn cái vẻ e thẹn khi nói về những ca khúc của mình, ngay cả với người quen. Hai mươi mốt tuổi, chị bắt đầu viết nhạc. Với cái vốn thanh nhạc học rất bài bản, những ca khúc của chị ắt hẳn không tệ về mặt âm điệu. Nhưng có lẽ, cái đặc trưng trong nhạc của chị nằm ở phần ca từ, mà đôi khi, có người cảm thấy là... hơi chán. Vậy mà không có bao nhiêu người biết hoặc nghe về Lê Tín Hương, mãi cho đến khi chị phát hành hai đĩa nhạc đầu tiên của mình, Có Những Niềm Riêng và Dòng Đời Mong Manh, với những giọng hát gạo cội trong làng âm nhạc Việt Nam như Duy Trác, Bạch Yến, Thái Hiền góp phần trình diễn...
Cho tới nay, đã có bốn đĩa nhạc của chị được phát hành. Và im lặng hẳn, kể từ Dòng Lệ, Dòng Mưa. Có nhiều người đã thắc mắc, và sẽ có nhiều người sẽ còn thắc mắc. Nhiều người biết, nhưng không bao nhiêu người lên tiếng, vì tất cả dường như đang chờ đợi, biết đâu chị sẽ thay đổi ý định. Đối với một người phụ nữ, có lẽ một mái ấm gia đình còn quan trọng hơn tất cả, bao gồm cả tiền tài và danh vọng. Cho nên Thái Hằng rút lui vào sau hậu trường để cho Phạm Duy thăng hoa trong làng nhạc Việt. Và mới đây thôi, người ta cũng thấy Thái Thảo bắt đầu vắng bóng trên những sàn diễn. Vậy đó, hạnh phúc luôn luôn là một sự hòa hợp, đôi lúc cần một chút hy sinh. Giống nhau quá thì cái sức đẩy càng lớn càng đẩy người ta ra xa nhau, khác nhau quá thì vô hình chung cái níu kéo vào nhau lại trở thành một hệ lụy cho nhau. Và đối với Lê Tín Hương, chị hiểu điều này rất rõ, nếu không muốn nói là hiểu hơn ai hết.
Không biết trong cộng đồng, người ta đón nhận những nhạc phẩm của chị như thế nào, và có cảm nghĩ gì về nét nhạc Lê Tín Hương. Buồn, có chút gì đó hơi cường điệu, hơi mơ hồ ? Hơi đặt nặng về mặt ngôn từ ? Không biết nốt, nhưng hãy nghe một tác phẩm của chị cái đã
Ta Như Là...
Ta như là hạt bụi
Bay bay vào hư không
Ta như là chiếc lá
Rơi rơi xuống vườn trần
Ta như là sương khói
Tan tan giữa không trung
Ta như là nắng đẹp
Phai phai trong vô cùng
Này người ta là ai
Là ai trong cuộc đời
Đời chỉ là hư vọng
Tình chỉ là men say
Có rồi không một thươ?
Đến rồi đi một ngày
Ta như dòng nước lạc
Trôi trôi về xa khơi
Ta như là lớp sóng
Dân dâng cuốn hư đời
Ta như là cơn gió
Bay bay khắp nhân gian
Ta như là giấc mộng
Phai phai trong đêm tàn...
Hừm, không có gì sai, lại hay, lại có ý tưởng nữa. Nhưng vẫn có một chút gì đó chưa hoàn chỉnh lắm. Có lẽ, có một chút gì đó quá bó buộc, quá kết cấu trong ngôn từ. Nói chung là không được thoáng ! Không biết có phải không, lại không biết ! Nhạc của chị lúc nào cũng có hơi hướm của một nỗi sầu, có một chút quyến luyến. Âm điệu không quá phức tạp, và từ ngữ rất niêm luật, vần điệu chặt chẽ. Nhiều người cho rằng nhạc của chị bị cái ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn, chị cũng chẳng phủ nhận. Lão cũng thấy thế, chẳng việc gì phải phủ nhận, có cũng tốt mà không có cũng hay. Nói cho cùng, mảnh đất chị sinh ra và lớn lên, những người xung quanh chị, lại chẳng khác với Trịnh Công Sơn là mấy...
Học nhạc từ giáo sư Nhạc, có một căn bản vững vàng là điều chắc chắn. Đánh được nhiều loại nhạc cụ, cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên. Thế nhưng, có một điều ít người biết, chị hát rất khá, và nếu như không khó tính lắm, cũng có thể gọi là hay. Lão ? Không có ý kiến ! Giọng chị nhẹ nhàng, trong trẻo, vậy thôi. Hát vững vàng, vậy thôi. Còn gì nữa không ? Không biết ! Nhưng Mẹ lão thì có đó. Sau này Mẹ lão hay so sánh giọng của chị với Trịnh Vĩnh Trinh, cũng một người Huế, đơn thuần chỉ vì cách phát âm của họ Lý thú lắm phải không ? Phụ nữ có cái cách nhìn nhận sự việc rất đặc biệt như vậy đấy, và thông thường, họ lại hay bấu víu vào những điểm mà người đời (dĩ nhiên là khác phái) ít để ý đến nhất, và đưa ra kết luận không cãi lại được. Bởi vậy họ mới là... phụ nữ, muôn đời... đúng !
Lão phân vân mãi không biết có nên nói về đời tư của chị hay không ? Viết về môt. người mà không nhắc đến một chi tiết nào về đời tư của người đó, hẳn là khó lắm. Cho nên lão sẽ chọn lọc rất kỹ. Chỉ có thể nói, chị chẳng hạnh phúc lắm (trước đây), còn bây giờ thì có lẽ khác rồi. Tạo hóa cứ có một cái gì đó rất không công bằng cho những người phụ nữ có tài (có người sẽ phản đối, và cho đó là công bằng, không sao cả), vì thông thường trong số họ, chẳng mấy ai tìm được hạnh phúc một cách dễ dàng, mà không phải đi qua mấy cuộc dở dang. Chị cũng vậy, đã từng yêu say đắm một nghệ sĩ, người có ngón đàn độc đáo, người có những vần thơ và điệu nhạc rất kỳ lạ. Nhưng họ chẳng được hạnh phúc...
Và gần đây, chị lên xe hoa, rời xa cái kịch trường văn nghệ đầy giông bão. Lão nghĩ, lần này chị sẽ được hạnh phúc. Ít nhất, lão mong là như vậy ! Và lão cầu chúc cho hai người được sống bên nhau yêu thương đằm thắm cho đến lúc đầu bạc răng long...
Cuối cùng, lão chép tặng mọi người ca khúc Tàn Phai của chị, một trong những ca khúc lão thích nhất
Mai nếu ta xa đờì
Đời có nhớ ta chăng
Mai nếu ta xa người
Người có nỗi ăn năn
Một ngày tình yêu qua
Như cơn mưa mùa ha.
Một ngày tình bao la
Như con sóng dâng xa
Một lần lòng xôn xao
Bờ môi khuyết nụ cười
Một lần vòng tay ôm
Cho hơi nào nồng hơn
Và mai nếu xa xôi
Tình cũng vẫn rất gần
Người có thấy bâng khuâng
Mỗi ngày nhìn bước chân
Đời khuất dấu chân ta
Người khuất dấu chân mình
Dù có tiếc thương chi
Tình cũng vẫn xa tình
Mai nếu ta xa đời
Đời có thấy hư hao
Mai nếu ta xa người
Lòng có tiếc thương nhau
Một ngày tình yêu qua
Như trăng thu mời gọi
Một lần bờ môi say
Cho yêu dấu ngất ngây
Một lần còn trong tay
Hồn thắp cơn mê đầy
Một lần rồi xa ai
Nghe hương đời tàn phai...
TRIỆU THẦN.
Dòng lệ dòng mưa - Tiếng hát Thanh Hà.
Mời các bạn thưởng thức thêm những dòng nhạc của NS Lê tín Hương
Trả lại cho đời - Tiếng hát Duy Trác
Vùi trên lối mòn - Tiếng hát Thanh Hà
Tuần tới, trang thơ nhạc sẽ giói thiệu đến các bạn những tình khúc của Nhạc sĩ Diệu Hương .
P.Hà sưu tầm + biên soạn.
Nghe nhạc Hà post lên sao thấy lòng lâng lâng và còn nghe đi nghe lại cho được tăng thêm trí nhớ giảm risk "eo-dzai-mơ". Cám ơn Hà nhé , KĐ rất thích lời bài hát của các nhạc sĩ Lê Tìn Hương và Diệu Hương.
ReplyDeleteKĐ