Nov 17, 2024

HUYỀN THOẠI VỀ EM GÁI HẬU PHƯƠNG DẠ LAN THỜI VNCH

 HUYỀN THOẠI VỀ EM GÁI HẬU PHƯƠNG DẠ LAN THỜI VNCH


Đầu thập niên 1960, ở miền Nam Việt Nam chưa có vô tuyến truyền hình, phải đến năm 1966 mới thành lập đài truyền hình ở Saigon.

 Thời điểm này người ta chủ yếu đón chờ thông tin từ 2 đài phát thanh, đó là Đài Tiếng Nói Việt Nam và Đài Phát Thanh Quân Đội. Thường là sau bữa cơm chiều, người ta mở Radio để nghe Dạ Lan – “Em gái hậu phương” giới thiệu những bài nhạc mới.

 Dạ Lan là chương trình của Đài Phát Thanh Quân Đội thời kỳ 1964 – 1975, nhằm an ủi và nâng cao tinh thần binh sĩ, trong đó lấy âm nhạc làm phương tiện chính. Chương trình bắt đầu được phát sóng năm 1964 và xướng ngôn viên là cô gái xưng tên là Dạ Lan.

 Chương trình phát thanh này được phát mỗi đêm trên làn sóng dành riêng cho quân đội trong hệ thống phát thanh quốc gia, qua đài tiếp vận Quán Tre, có công suất rất mạnh có thể nghe đến Bến Hải, nghĩa là khắp dải đất miền Nam.

 Người sáng lập của chương trình là đại tá Trần Ngọc Huyến, và người quản đốc đài cuối cùng ở thời điểm 1975 là trung tá Nguyễn Quang Tuyến, tức nhà văn Văn Quang.

 Chương trình Dạ Lan được phát thanh từ 7 giờ đến 9 giờ tối mỗi ngày, bắt đầu bằng lời giới thiệu:
 “Đây là chương trình Dạ Lan, tiếng nói của những người em gái hậu phương, gửi những anh trai tiền tuyến”

Xướng ngôn viên của chương trình là một cô gái người Bắc, giọng nói ngọt ngào. Ngoài những thông tin thời sự, phần hấp dẫn nhất của chương trình là phần nhạc và phần thư tín, với những bức thư được soạn thảo bởi một ban bệ chuyên môn, và cô xướng ngôn viên của chương trình chỉ là người đọc lại các thông tin đã được soạn ra trước.

 Trong giai đoạn mới thành lập chương trình Dạ Lan, phần câu chuyện hằng ngày do Lưu Nghi phụ trách, điểm báo do Nguyễn Triệu Nam, phần nhạc do nhạc sĩ Ðan Thọ, Ngọc Bích chọn và lời dẫn nhạc (chapeau) do Huy Phương viết.

 Phần tin tức do ban tin tức của Ðài phụ trách và thư tín do cô Ngọc Xuân và một số người khác đặc trách việc chọn lựa thư tín để sau đó Dạ Lan trả lời trên làn sóng phát thanh.

Nhưng đối với những “anh trai tiền tuyến”, họ nghe được giọng Dạ Lan hàng đêm, nên cô xướng ngôn viên nghiễm nhiên là “linh hồn” của chương trình, là đại diện của những người em gái hậu phương hàng đêm nhỏ to tâm tình cùng các anh lính.

 Chương trình thành công vượt bậc và thư từ các chiến sĩ, nhất là từ các vùng đất xa xôi, tiền đồn heo hút gửi về cho Dạ Lan tới tấp, đến nỗi đài Quân Ðội phải mướn bốn nữ nhân viên dân chính, công việc mỗi ngày chỉ để ngồi viết thư trả lời cho các anh chiến sĩ. Bốn cô đặc trách 4 Vùng, và lẽ cố nhiên dưới mỗi lá thư đều ký tên Dạ Lan.

 Với một người lính xa nhà, ở một nơi tiền đồn heo hút, xa ánh đèn thành phố, không sách báo, mỗi đêm chỉ có một cái radio chạy pin để nghe giọng em gái Dạ Lan tỉ tê, tâm sự, khi nhận được một lá thư hồi âm của em gái Dạ Lan từ KBC 3168, thì tác động tâm lý là vô cùng lớn.

 Để đáp ứng “nhu cầu chiến sĩ”, cô Hoàng Xuân Lan (Dạ Lan 1) được cho phép đi chụp ảnh in thành carte-postale để gửi tặng anh em chiến sĩ. Bức ảnh được in trên bìa báo Xuân Chiến Sĩ Cộng Hòa năm 1965, do nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Nguyễn Kỳ ở Saigon vào thập niên 60, chụp. Bức ảnh đã được làm mờ các chi tiết, sở trường trong các bức chân dung của Nguyễn Kỳ.

 Một số carte-postale chụp cô Xuân Lan, “em gái hậu phương Dạ Lan” cũng được ấn hành để gởi tặng đến các chiến sĩ tiền đồn. Tuy vậy nhân vật “em gái hậu phương Dạ Lan” chưa bao giờ xuất hiện trên truyền hình, báo chí hay ngoài đời mà chỉ duy nhất qua làn sóng điện.

 Cô cũng nhận được không ít thư từ tỏ tình với cô của các “anh tiền tuyến”. Nhiều anh tiền tuyến đi phép về Sài Gòn có tìm đến Đài phát thanh Quân đội nhưng không bao giờ gặp được Dạ Lan bằng xương bằng thịt.

 Ðêm đêm trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Quân Ðội, giọng nói của người em gái hậu phương có mãnh lực thu hút cảm tình của các binh sĩ trú đóng khắp trên bốn vùng chiến thuật. Danh từ “em gái hậu phương” và “anh trai tiền tuyến” là một danh từ khá quen thuộc phát sinh trong thời gian này được nghe và dùng nhiều trong các bài thơ hay nhạc phẩm thịnh hành.

 Người em gái hậu phương Dạ Lan đã trở thành huyền thoại, nhưng cũng có không ít cặp đôi đã nhờ có phong trào nữ sinh viết thư chúc Tết chiến sĩ của chương trình Dạ Lan mà nên vợ nên chồng sống hạnh phúc đến tận ngày nay.

 Xuân Lan làm cho đài đến năm 1966 thì chuyển về đài phát thanh Đà Lạt. Người tiếp tục Chương trình Dạ Lan, thật trùng hợp là cũng có tên thật là Lan: Hồng Phương Lan, tức Mỹ Linh.

 Lúc đó, cô Mỹ Linh đang làm việc cho Đài Phát thanh Quân Đội, ở Chương trình Nhạc Ngoại Quốc yêu cầu. Cô là người Bắc, vì có giọng nói giống hệt như giọng cô Xuân Lan nên cô được chọn để tiếp tục Chương trình Dạ Lan mà không ai hay biết, ai cũng tưởng chỉ có một Dạ Lan.

 Thực ra Hồng Phương Lan (Dạ Lan 2) là người Huế nhưng nói giọng Bắc. Cô làm ở đài phát thanh quân đội từ những năm 1957-58, trước cả Xuân Lan. Không ai biết mặt và biết tên Dạ Lan cả, Dạ Lan có thể là bất cứ người nào. Vì vậy Dạ Lan được xem là “huyền thoại”, ai muốn tưởng tượng Dạ Lan như thế nào cũng được.

 Sau 75, nhớ đến chương trình Dạ Lan, người ta lại thắc mắc về xuất thân của Dạ Lan và số phận của cô ra sao, nhờ đó các thính giả sau này mới biết được có 2 cô Lan, và người ta đã liên lạc được với cả 2 cô.

 Qua sự thăm hỏi của nhiều người, cuối cùng người ta được biết, cô Hoàng Xuân Lan (Dạ Lan 1) hiện đang sống ở Saigon và cô Hồng Phương Lan (Dạ Lan 2) đang định cư tại South Carolina, và cho đến giờ này, trong thư từ và cả email giao thiệp cả hai cô đều ký tên mình là Dạ Lan.

 (FB Hạ Vi)

Bạch Mai ST

Nov 7, 2024

6370 VUI BUỒN LẲNG LẶNG -TUL

Cám ơn em PHa nghe , xin lỗi Bich Quy nhé , tớthích bài Thời  gian , Thư ơi đúng là …


Vui buồn lẳng lặng 
Khóc cười chia tay 
Những vịt xa bày
Vấn như cơn mộng 
Những vịt hôm nay 
Không chút dồi thay 
Nhốn nháo họp bày 
Xôn xao ao vỡ
Mấy vịt  say say 
Thầm lặng ngủ ngảy 
Cũng bò ra hóng 
Ngóng la ngóng lóng 
Quên lối blog TV( 6370)
Bải hải kiu em 
PHa ra  kíu
Quạc quạc  mới xong
Xin đành cảm tạ 
PHa tề gia trợ  nội 
Tể lớp tề Ao
Tề khắp   Vịt  gian  
Trên Trởi  dưới đất 
Các vịt CA Li 
Thướt tha Hoàng Thị 
Đúng đưa áo Ngọ
Như mới hôm nào
Các vịt bơi về 
Sinh Sang song hát
Các Vịt Sè Ghềnh 
BỈnh Khiêm cùng lượn 
Tà áo tung bay
Bay vào thơ mới 
Bích Quy Thời Gian 
Bay miết không gian 
Chớ hề mệt mỏi
Chớ hề than van
Tuy biết bóng  ….. tàn
Chiều hôm đầu ngõ
Hát nghe thấm thía 
Vẫn toe toét cười 
6370 zui là zui wuá
Zui là zui ghê
Zui không chỗ nào chê 
Em vịt Bach Mai phê 
Em Mình  Quang vẫn thế
Ca sĩ nhà nghề
Em Hiền sexy ghê
Túm lại  vịt  xa gần 
Đua chen không thua nhé 
Heh Cám ơn em PHa nghe , xin lỗi Bich Quy nhé , tớthích bài Thời  gian , Thư ơi đúng là …

Vui buồn lẳng lặng 
Khóc cười chia tay 
Những vịt xa bày
Vấn như cơn mộng 
Những vịt hôm nay 
Không chút dồi thay 
Nhốn nháo họp bày 
Xôn xao ao vỡ
Mấy vịt  say say 
Thầm lặng ngủ ngảy 
Cũng bò ra hóng 
Ngóng la ngóng lóng 
Quên lối blog TV( 6370)
Bải hải kiu em 
PHa ra  kíu
Quạc quạc  mới xong
Xin đành cảm tạ 
PHa tề gia trợ  nội 
Tể lớp tề Ao
Tề khắp   Vịt  gian  
Trên Trởi  dưới đất 
Các vịt CA Li 
Thướt tha Hoàng Thị 
Đúng đưa áo Ngọ
Như mới hôm nào
Các vịt bơi về 
Sinh Sang song hát
Các Vịt Sè Ghềnh 
BỈnh Khiêm cùng lượn 
Tà áo tung bay
Bay vào thơ mới 
Bích Quy Thời Gian 
Bay miết không gian 
Chớ hề mệt mỏi
Chớ hề than van
Tuy biết bóng  ….. tàn
Chiều hôm đầu ngõ
Hát nghe thấm thía 
Vẫn toe toét cười 
6370 zui là zui wuá
Zui là zui ghê
Zui không chỗ nào chê 
Em vịt Bach Mai phê 
Em Mình  Quang vẫn thế
Ca sĩ nhà nghề
Em Hiền sexy ghê
Túm lại  vịt  xa gần 
Đua chen không thua nhé 
Heh heh
TUL












Oct 30, 2024

TẠI SAO NGƯỜI VIỆT XƯA LẠI ĐẶT TÊN CON GÁI CÓ CHỮ "THỊ"?

 TẠI SAO NGƯỜI VIỆT XƯA LẠI ĐẶT TÊN CON GÁI CÓ CHỮ "THỊ"?


    Về nguồn gốc chữ "Thị" trong tên lót của con gái bắt đầu xuất hiện sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Trong quyển Từ nguyên từ điển có câu "Phu nhân xưng thị" (đàn bà gọi là thị). Ngoài ra nó là một từ mà phụ nữ dùng để tự xưng.
    Xung quanh việc sử dụng chữ "Thị" để đặt tên cho con gái cũng có nhiều tranh cãi. Từ "Thị" nguyên gốc có nghĩa là họ hoặc ngành họ. Người Trung Hoa thường dùng chữ "Thị" sau tên của người chồng thay cho tên cúng cơm của người phụ nữ đó. Ví dụ, Tô Thị có nghĩa là vợ của ông Tô.
    Nhưng người Việt thường nhầm "thị" ý chỉ là một từ liên quan đến phụ nữ nên đặt tên cho con gái. Đến khoảng thế kỷ 15, chữ "Thị" dần gắn liền với tên và họ của nữ giới, như một cách khẳng định gốc gác của người đó, tạo thành công thức đặt tên: Họ + Thị + Tên.
    Ngày nay, nhiều người đã không còn đặt tên con gái có chữ "thị" nữa để phù hợp với thời đại. Nhưng cách đặt tên "nữ thị" vẫn tồn tại như một điều đã ăn sâu vào thói quen và văn hóa của người Việt đến tận bây giờ.

    (Theo S Vietnam)
Hồng Phúc ST

Oct 24, 2024

Tôn Thất Tùng – người thầy thuốc làm rạng danh nền y học Việt Nam

Là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan, suốt cuộc đời, Giáo sư Tôn Thất Tùng luôn gắn bó với bệnh viện và bệnh nhân. Làm việc không mệt mỏi cho đến tận cuối đời, ông đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị.





Cha đẻ của “phương pháp Tôn Thất Tùng” trong phẫu thuật gan

GS Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912 trong một gia đình quý tộc tại Thanh Hoá. Cha ông qua đời khi ông mới ba tháng tuổi. Mẹ ông đã đưa gia đình vào Huế và định cư ở đó. Từ chối làm quan, người thanh niên Tôn Thất Tùng đã ra Hà Nội học trường Bưởi (Chu Văn An ngày nay) và năm 1932 bắt đầu vào học Trường Đại học Y khoa Hà Nội với suy nghĩ đây là nghề “tự do”, không phụ thuộc vào quan lại hay chính quyền thực dân.

Thông minh xuất chúng, mới 27 – 28 tuổi, Tôn Thất Tùng đã có công trình được tặng huy chương bạc của Liên hiệp Pháp và huy chương bạc của Đại học Y Paris. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông đã công bố 62 công trình trên các tạp chí y học Pháp ở Paris và ở Viễn Đông.

Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch” còn được gọi là “Phương pháp mổ gan khô” hay “Phương pháp Tôn Thất Tùng”. Phương pháp này cho phép cắt gan chỉ mất 4-8 phút trong khi, nếu theo phương pháp vẫn được coi là kinh điển mang tên vị giáo sư người Pháp Lortat-Jacob, thì phải mất 3-6 giờ. Sáng chế của Tôn Thất Tùng không phải là do sự “khéo tay”, thay đổi kỹ xảo vụn vặt, như có người lầm tưởng, mà chính là bắt nguồn từ những nghiên cứu cơ bản do anh sinh viên nội trú thuộc dòng dõi hoàng gia này thực hiện trong những năm 1935-1939.

Lần đầu tiên trong nền y học thế giới, Tôn Thất Tùng đã mô tả các mạch máu và ống mật trong gan sau khi phẫu tích hơn 200 lá gan người chết. Trên cơ sở đó ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp với nhan đề: “Cách phân chia mạch máu của gan”. Đây là một công trình thuộc về giải phẫu loài người chứ không phải riêng cho Việt Nam, nên ông đã hướng nghiên cứu của mình vào việc cắt gan, lĩnh vực mà cả thế giới chưa có ai dám đề cập. Bản luận án được đánh giá rất cao và trở thành tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng của ông. Với bản luận án này, Tôn Thất Tùng đã được Trường Đại học Tổng hợp Paris tặng Huy chương bạc.

Năm 1939, khi Tôn Thất Tùng trở thành bác sĩ nội trú ở Bệnh viện Phủ Doãn (BV Việt-Đức ngày nay), sau nhiều lần cắt trên gan người chết, ông đề xuất với thầy hướng dẫn về phương pháp của mình. GS.Mayer-May tán thành nhưng còn e sợ. Một hôm có một bệnh nhân chuẩn đoán tưởng là ung thư dạ dày nhưng khi mổ lại phát hiện bị ung thư gan của thùy gan trái. Để thực hiện ca giải phẫu này, dưới sự hướng dẫn của BSTôn Thất Tùng, GS.Mayer-May đã tiến hành cắt bỏ thùy gan trái cho bệnh nhân. Đây là phương pháp cắt gan mới, bởi theo khảo cứu của Tôn Thất Tùng, từ năm 1938 trở về trước y học thế giới mới cắt gan 87 lần – một con số không đáng kể vì cắt gan “không kế hoạch”, nghĩa là cắt vu vơ, gặp mạch máu thì buộc lại.

Thấy bệnh nhân sống sót sau khi mổ, GS.Mayer-May bảo Tôn Thất Tùng: “Anh chép lại bệnh án trao cho tôi ngay. Chúng tôi sẽ gửi báo cáo này lên Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris”. Không ngờ, tại đây bản báo cáo bị công kích dữ dội, vì “ý tưởng của Tôn Thất Tùng quá mới”. Mãi đến năm 1952, tại Hội nghị Phẫu thuật quốc tế ở Copenhaghen – Đan Mạch phương pháp cắt gan của ông mới được thừa nhận.

Năm 1963, GS Tôn Thất Tùng cho công bố phương pháp cắt gan mới trên tờ “The Lancet” ở London, tờ tạp chí rất nổi tiếng trong ngành phẫu thuật thế giới. Công trình gây chấn động dư luận. Chỉ sau một tháng, hơn 100 nhà phẫu thuật từ Mỹ đến Australia gửi thư sang Hà Nội, xin ông tài liệu về Phương pháp cắt gan này. Phương pháp này cũng được đưa vào “Bách khoa thư Nội thương – Phẫu thuật” của Pháp, và được in trong “Chọn lọc các Tài liệu Sản khoa và Phẫu thuật” của Mỹ…

Năm 1977, Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng GS Tôn Thất Tùng Huy chương vàng phẫu thuật quốc tế Lannelongue, giải thưởng cao quý nhất trong ngành phẫu thuật thế giới, 5 năm mới tặng 1 lần cho một nhà phẫu thuật xuất sắc tại thời điểm đó.

Đến năm 1979, GS Tôn Thất Tùng đã thực hiện khoảng trên 700 ca cắt gan lớn, nhỏ, bỏ xa một nhà phẫu thuật Singapore đứng sau ông cắt hơn 100 ca. Ngày nay, mổ gan khô đã trở thành một trong hai phương pháp cắt gan chính trên toàn thế giới.

Xây dựng một nền y học Việt Nam hiện đại

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, GS Tôn Thất Tùng được giao nhiệm vụ chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng trong thời gian đó, ông đã viết cuốn sách tóm tắt kinh nghiệm nghiên cứu về giun với vấn đề “Viêm tụy cấp tính và phẫu thuật”. Đây là cuốn sách khoa học thuộc ngành Y được xuất bản đầu tiên tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một thời gian sau, ông được cử làm Giám đốc bệnh viện Phủ Doãn và cùng với giáo sư Hồ Đắc Di, ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y Hà Nội. Sau khi Pháp nổ súng tái xâm lược Đông Dương, ông tham gia tổ chức cứu chữa thương bệnh binh, xây dựng các tuyến mổ xẻ như ở mặt trận Tây Nam Hà Nội cùng các bác sĩ Nguyễn Hữu Trí, Hoàng Đình Cầu… Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, ông vẫn tham gia tổ chức điều trị, phát triển ngành y tế, đồng thời với nghiên cứu khoa học, với đào tạo sinh viên, xây dựng nền tảng trường Y khoa Việt Nam, dù phải di chuyển nhiều lần, ở nhiều địa bàn như Vân Đình, Hà Đông (1946), Lăng Quán, Tuyên Quang (1947), Phù Ninh, Phú Thọ (1948), Đại Lục, Phú Thọ (1949), Chiêm Hóa, Tuyên Quang (1950)… Ông cũng được cử làm làm cố vấn phẫu thuật ngành quân y ở Bộ Quốc Phòng. Cũng trong thời gian này, cùng với Giáo sư Đặng Văn Ngữ, ông đã góp phần sản xuất Penicillin phục vụ thương bệnh binh trong điều kiện dã chiến. Năm 1947, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế và giữ chức vụ này cho tới năm 1961.

Từ năm 1954, ông làm Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, và giữ cương vị Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại Đại học Y Dược Hà Nội. Ông đề cao việc tiếp thụ y học phương Tây để xây dựng và phát triển nền y học của Việt Nam, nghiên cứu bệnh tật và chữa trị cho người Việt Nam, đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật phát triển ngành ngoại khoa Việt Nam.

Ngày 5-5-1958, GS Tôn Thất Tùng thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên và đến năm 1965 ca mổ tim bằng máy tim – phổi nhân tạo đã thành công như mong đợi. Ông cũng là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học dioxin đến con người và môi trường tại Việt Nam, phương pháp điều trị các vết thương do bom bi, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch và rất nhiều công trình khoa học khác…

Ngoài ra, ông còn có công lao to lớn trong việc đào tạo một đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn, là tấm gương người thầy mẫu mực, trung thực, say mê khoa học, hết lòng yêu thương học trò…

Ngày 7-5-1982 ông qua đời tại Hà Nội. Hơn ba thập kỷ đã trôi qua, nhưng những cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, cho nền y học Việt Nam và thế giới của GS Tôn Thất Tùng còn sống mãi. Không chỉ Huế và Hà Nội mà ở cả TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Đồng Tháp đều có con đường mang tên ông.

LINH QUANG

VŨ Hải chuyển

Sep 29, 2024

Giếng hồi hướng công đức ôngh Lê Hữu Khởi phu quân của bạn Ngọc San

 Giếng 886 và giếng 887 . Một giếng của quỹ  TV 63-70 nđóng góp, một giếng

 của nhóm bạn ở Orange County.



Phương được biết năm nay mọi thứ đều lên giá nên giá làm giếng cũng lên
tuy vậy Tâm vẫn nhận có $200 như mọi khi , số tiền còn lại Tâm tự nguyện đóng thêm

Thank you Minh Tâm Công Đức Vô Lượng

Minh Phương 

Sep 19, 2024

BÀI THƠ KHÔNG ĐỀ -- Thơ THẢO UYÊN LY

BÀI THƠ KHÔNG ĐỀ 

Thơ THẢO UYÊN LY 



Vằng vặc trăng Thu

Sầu ngu tim tím

Ai không về ru

Em già tôi  ngủ?????


Nhớ thuở Trăng non

Bàng bạc môi son

Ngây thơ em trốn

Trăng ngà lon ton


Con dốc cao cao

Bóng ngả lao xao

Đón em phía trước

 Theo nhau ngọt ngào


Nay vầng trăng cũ

Nay cõi phù du

Em gần với tới 

Chốn xưa mịt mù


Em mở chiếu chăn

Nằm co bên gối

Thu lu một nỗi

Nói tiếng không lời 


Tạ tội Trăng ơi .






 




Sep 17, 2024

CHIỀU TƯỞNG NHỚ - Thơ HẢO CHI

CHIỀU TƯỞNG NHỚ 

Thơ Hảo Chi


Hoa bay bay trong mưa.
Gió bay bay trong bụi
Cúc trắng vàng lưa thưa.
Trời lạnh lùng hiu hắt.
Tiễn chiều trong ước mơ
Mù khơi như niềm nhớ.
Mơ hồ hơn thiên thu.
Một chiều hoa ấp ủ .
Bóng người xưa xa mù.

Aug 31, 2024

Chia buồn cùng bạn Ngọc San (A3) và tang quyến

Được tin trễ phu quân  của bạn Ngọc San A3




Ông: LÊ THẾ KHỞI
Pháp Danh: Tâm Thiện

đã từ trần ngày 17 tháng 8 năm 2024, tại Santa Ana USA
hưởng thọ 83 tuổi.






Các bạn đồng niên cùng ĐSTV 6370 xin thành thật chia buồn cùng Ngọc San  và tang quyến. Nguyện xin cho  anh linh của ông Thế Khởi được tiêu diêu nơi cõi niết bàn.


THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Thơ cám ơn

Ngọc San và gia đình xin chân thành cám ơn các bạn tv6370 đã gọi phone, email, dự lễ phát tang, cầu siêu,phúng điếu, cầu nguyện làm từ thiện để hồi hướng cho anh Khởi. Xin cúi đầu tri ơn các bạn.

Ngọc San và toàn thể tang quyển đồng bái tạ.

Jul 28, 2024

Chia buồn cùng gia đình bạn Hoàng thị Tân

Nhận được tin buồn bạn Hoàng thị Tân  TV 6370 (AP1) đã qua đời :







Bà HOÀNG THỊ TÂN

từ trần ngày 26-07-2024 tai Việt Nam
Hưởng thọ 72 tuổi






Các bạn đồng niên cùng ĐSTV 6370 xin thành kính chia buồn cùng gia đình bạn  Hoàng thị Tân . 
Nguyện xin cho hương linh  bạn Hoàng thị Tân  được an nghỉ nơi cõi Vĩnh Hằng.





THÀNH KÍNH PHÂN ƯU