Jun 4, 2022

Hồi Ký của Hiền (bài 11-15)

 

Bài 11: Cuộc sống tập thể.... và kiểm tra ngân hàng Mỏ Cày...

Trong 1 chuyến cuối tuần về TP trong dịp gần tết năm 1978, tình cờ tôi gặp lại Bích Vân, (1 ngươì bạn trong nhóm cuả chúng tôi , được phân công về ngân hàng Mỏ Cày ở bến xe về TP.

May mắn cả hai chúng tôi đều mua được vé để về Saigon chung 1 một chuyến xe, nên chúng tôi đã nói chuyện với nhau trên xe suốt dọc đường từ Bến TRe về Saigon gần 4 tiếng đồng hồ....

Với gương mặt buồn buồn .., Bích Vân cho biết đây là lần đầu tiên Bích Vân đi phép và trở về TP và cũng có thể không bao giờ xuống Bến Tre nữa...Bích Vân cho biết 3 người bạn cùng về với Bích Vân đã lần lượt bỏ việc và chỉ còn Bích Vân ở lại làm việc ở ngân hàng Mỏ Cày mà thôi...

Vân nói: " Hiền biết không, ngay hôm đầu tiên về nhận công tác ở ngân hàng Mỏ Cày đã họp 4 người họ lại, trong số đó có 2 người bị cận thị , trưởng hàng đã dằn mặt bọn họ bằng cách giảng moral về XHCN, và nói :”tụi bây đeo kính nhớp( kính cận ) để tỏ ra ta đây trí thức và tiểu tư sản hả”

( Hiểu theo Việt Cộng, giai cấp tiểu tư sản là những người thuộc giai cấp trung lưu, họ có thể là dân có bằng cấp hoặc chút trí thức( nên rất khó uốn nắn và cải tạo cái đầu cuả họ, khác với giai cấp lao động như công nhân hay nông dân, hay bần nông là giai cấp vô sản và là lực lượng nòng cốt cuả đảng)

Vân cho biết thư từ cuả gia đình gởi xuống đều bị kiểm duyệt và trưởng hàng đọc trước khi giao cho bọn họ. 4 người bọn họ đã phải gánh nước để tắm, giặt, 1 công việc mà họ chưa từng làm bao giờ ở TP nên rất khó khăn và vất vả đối với họ.

Ở huyện Mỏ Cày thời kỳ đó cũng chưa có điện nên họ phải dùng dèn măng xông ( 1 loại đèn dầu có bóng che chụp kín), giường chiếu cũng không có, nên ban đêm họ phải ngủ trên bàn làm việc, nhà tắm thì không có cưả, và được che bằng tấm nylon, mỗi khi gió thổi lại cuốn bay lên v.v..

Phượng tiện làm việc cần thiết đều thiếu thốn như máy tính ( thời kỳ đó máy tính chỉ là máy tính tiền các mặt hàng như ở các siêu thị bây giờ mà không phải như computer ngày nay) đều thiếu thốn, nên bọn họ phải dùng bàn tính gẩy bằng tay, giống như bàn tính gẩy ở các tiệm thuốc bắc, nên rất dễ nhầm lộn và sai sót, cũng như mất rất nhiều thời gian làm việc, vì nếu sai sót rất khó phát hiện và phải làm lại từ đầu...trong khi công việc kế toán đòi hỏi chính xác tuyệt đối để có thể lập bảng cân đối ( Balance sheet)

Tôi ngạc nhiên ngắt lời Vân, ” Hiền đã duyệt kinh phí mua sắm máy tính, giường chiếu cho cán bộ công nhân viên cũng như kinh phí sưả chưã cho ngân hàng Mỏ Cày từ quý 1/1978 rồi mà... Vân nói: " Trưởng hàng đã mượn số tiền này để nuôi heo, cũng như trồng miá... nhưng chẳng may heo thì bị dịch bệnh, miá thì sâu bênh nên không có tiền hoàn trả lại cho ngân hàng...

Vân cho biết các bạn khác được phân công ở các huyện khác cũng đã bỏ việc gần hết,mỗi huyện chỉ còn 1 vài người, vì lương không đủ sống và gần như không có điều kiện về TP, vì họ chỉ được xin nghỉ phép sau 1năm làm việc, phải mua vé tàu xe từ huyện lên tỉnh Bến Tre, và từ Bến Tre về TP rật tốn kém, chưa kể thời gian chỉ có 1 ngày nghỉ là ngày chủ nhật mà thôi..

Vân nói : "Vân đã cố gắng và chịu đựng để làm việc ở NH Mỏ Cày, nhưng bây giờ 1 phần các bạn cùng nhóm với Vân đã bỏ việc hết, chỉ còn mình Vân ở lại, nên tinh thần rất nao núng, chưa kể áp lực công việc cũng như cách hành xử cuả Trưởng hàng đã làm Vân rất lo sợ và bị căng thẳng kinh khủng...

Hiền cố gắng an ủi Vân và nói: ”Vân cố gắng vài năm, chúng ta tìm đường về TP..”. nhưng Vân lắc đầu và ưá nước mắt nói: ”Vân muốn lắm chứ, vì anh Vân đang đi học tập, nên Vân cũng cần làm việc để được tiếng là công nhân viên cuả nhà nước, để gia đình mình có thể được yên thân ở phường khóm.., nhưng bây giờ đến nước này thì phải liều thôi.."

Vân cho biết các bạn khác được phân công ở các huyện khác cũng đã bỏ việc gần hết,mỗi huyện chỉ còn 1 vài người, vì lương không đủ sống và gần như không có điều kiện về TP, vì họ chỉ được xin nghỉ phép sau 1năm làm việc, phải mua vé tàu xe từ huyện lên tỉnh Bến Tre, và từ Bến Tre về TP rật tốn kém, chưa kể thời gian chỉ có 1 ngày nghỉ là ngày chủ nhật mà thôi.., nên không thể về Saigon mỗi tuần như tôi...

Trước khi chia tay ở bến xe miền Tây ở Saigon Vân ngập ngừng, bùi ngùi và ưá nước mắt nói với tôi: "Vân về Saiigon lần này để tìm đường... nếu không thì Vân cũng không xuống Bến Tre nưã. Hiền ở lại may mắn và cố gắng nhé..."

Câu dặn dò cuối cùng ...này làm tôi cũng phải nao lòng và ưá nước mắt theo... vì chợt nghĩ đến thân phận cuả mình không biết sẽ cầm cự được bao lâu nưã...

Nghĩ lại, tôi cảm thấy mình quả là may mắn một lần nưã, được phân công ngay ở tỉnh Bến Tre, nên việc về TP cũng dễ dàng, được nghỉ làm chiều thứ bẩy và gần như buổi sáng thứ hai, có chỗ ngủ nghỉ tạm gọi là đàng hoàng, tươm tất .. không phải gánh nước cực khổ để tắm giặt..., so với các bạn cùng trang lưá với tôi. .. Một lần nưã tôi thầm biết ơn ngươì mẹ cuả tôi , đã rất khôn ngoan và gan dạ khi khuyên tôi không khai cha tôi là "nguỵ quyền"...

Sáng thứ hai hôm đó, khi tôi xuống Bến Tre thì đã là hơn 10 giờ sáng, việc đầu tiên cuả tôi là nói với Ba Trung, phó phòng kế toán là tôi muốn đi kiểm tra việc sử dụng kinh phí mà ngân hàng tỉnh đã cấp phát , xem họ xử dụng ra sao?

Ba Trung đồng ý ngay và gọi điện cho bác Sáu để xin ý kiến cũng như xin xe đi công tác.. Ông Sáu cũng đồng ý ngay, và báo cho tài xế biết để lái xe đưa tôi đi công tác vào lúc 1 giờ, sau khi nghỉ trưa xong.

Tôi vẫn hy vọng và đinh ninh trong lòng là Ba Trung sẽ cùng đi với tôi, vì tôi chưa bao giờ xuống huyện bao giờ, cũng như thái độ sốt sắng cuả Ba Trung ủng hộ tôi đi kiểm tra cũng như hăm hở xin xe cho tôi đi công tác... nhưng một lần nưã , Ba Trung không đi mà mà gọi điện cho trưởng hàng ngân hàng huyện Mỏ Cày báo tin tôi sẽ xuống làm việc và kiểm tra việc xử dụng kinh phí cuả ngân hàng ...

Cả ngân hàng Bến Tre chỉ có 1 cái xe com măng ca mầu xanh rêu cuả Liên xô, nó giống như cái xe jeep cuả quân đội VNCH nhưng to hơn và cồng kềnh hơn, cũng như các cưả đóng kín , chứ không mở như xe Jeep , và không có máy lạnh gì cả, nên rất nóng, vì nó được thiết kế để dùng ở Liên xô, nơi mà nhiệt độ thường âm độ. để giám đốc đi công tác hay trưởng phòng tiền tệ đi chở tiền từ TP về để phân phối cho các huyện.

Trước năm 2010 từ tỉnh Bến Tre đi xuống Mỏ Cày mặc dù chỉ có 20 km đường bộ, nhưng phải đi qua phà, vì TP Bến Tre nằm trên Cù lao Bảo, Mỏ Cày nằm trên Cù lao Minh, sau năm 2010 nhờ có cầu Hàm Luông nới liền 2 cù lao Bảo và cù Lao Minh nên không phải qua phà nưã..

Ngồi trên xe cùng với tài xế..đi xuống huyện Mỏ Cày công tác một mình, tôi miên man sắp đặt trong đầu sẽ phải làm gì để kiểm tra và sẽ phải nói với trưởng hàng thế nào...mà quên đi đoạn đường ổ gà đầy khúc khuỷu và xe qua phà lúc nào cũng không hay...

Xuống đến nơi, đồng hồ đã chỉ 2 giờ ... Tôi đi vào ngân hàng thì đã thấy trưởng hàng đón tôi ngay ở cưả và sau đó mời tôi vào phòng riêng cuả ông ta để nói chuyện quanh co..khoảng gần 15 phút.... về tình hình ngân hàng.... Nhìn đồng hồ đã gần đến 2 giờ.30.. và 5 giờ thì đã hết giờ làm việc, nên tôi ngắt lời ông và ngỏ ý muốn ông dẫn tôi đi thăm quan ngân hàng, cũng như tìm hiểu về điều kiện làm việc cuả ngân hàng cơ sở....

Khi đi ngang nhà bếp, tôi thấy bát điã đã được rưả và được xếp trên bàn, tất cả đã cũ kỹ và vài cái đã sứt mẻ, khi đi ngang nhà tắm, đúng như lời Bích Vân đã nói , chỉ được che tạm bằng nhưng tấm nylon, được buộc túm tạm bợ 2 đầu... không thấy chỗ ở tập thể cuả đám bạn cuả tôi..

Sau khi ông ta đưa tôi thăm quan xong, tôi ngỏ ý muốn làm việc với phòng kế toán. Tôi thấy ông ta hơi tái mặt...và gượng gạo dẫn tôi gặp kế toán trưởng cuả ngân hàng để làm việc... Ông giới thiệu tôi với kế toán trưởng ngân hàng Mỏ Cày và phòng kế toán khoảng 10 ngươì làm việc, Sau đó ông ta cho tôi biết sẽ trở vào phòng làm việc riêng cuả ông ở sát bên phòng kế tóan.

Làm việc với tôi là kế toán trưởng ngân hàng Mỏ Cày. …

Tôi hỏi anh ta tại sao không sử dụng kinh phí mà ngân hàng tỉnh đã cấp để mua sắm cũng như sưả chưã …, mà tôi thấy nhà tắm thì không có cưả, bếp ăn thì bát điã đã cũ và sứt mẻ...trên bàn làm việc thì không thấy máy tính mà chỉ có bàn tính gẩy...v.v..?

Anh ta cho biết kinh phí đã sử dụng hết...

Tôi đề nghị anh ta cho tôi coi những chứng từ để chứng minh cho việc sưả chưã và đã mua sắm những gì?và họ đã xuất trình vỏn vẹn 2 chứng từ tạm ứng cho trưởng hàng , có chữ ký xác nhận cuả ông ta 2 lần: 1 lần 30.000$, 1 lần 20.000$ mà không thấy hoá đơn mua sắm hay sưả chưã gì hết..

Tôi hỏi kế toán trưởng tạm ứng cho trưởng hàng để dùng vào việc gì..?

Anh ta nói không biết.. nhưng cũng không dám nói kinh phí đã cấp trưởng hàng đã mượn tạm để kinh doanh như nuôi heo và trồng miá,, nhưng đã thất bại... và không có tiền hoàn lại...như Bích Vân đã cho biết..

Không nghi ngờ gì nưã, tôi cho mời trưởng hàng ra họp chung với phòng kế toán , nhưng ông ta đã ra ngoài đâu đó và khoảng 10 phút sau quay trở lại..

Tôi thấy nét mặt ông ta hơi tái..và mặc dầu đã xế chiều, trời mát.. nhưng tôi thấy ông ta đã phải mở vài cúc áo ở ngực, mồ hôi lẫm đẫm ở cổ và ở ngực..

Tôi nhìn ngày tháng trên chứng từ tạm ứng thấy từ ngày tạm ứng đến nay đã gần 9 tháng mà không thấy xuất trình hoá đơn để hoàn tạm ứng...

.Tôi hỏi trưởng hàng đã tạm ứng để làm gì?

Ông ta lặng người và gần như không nói được câu nào..

Đến lúc này tôi nhận thấy sự hèn hạ cuả ông ta là " thượng đội hạ đạp" , ông ta đã bắt nạt và o ép các bạn tôi, làm cho họ sợ hãi ông ta và đã làm bậy,vì đã sử dụng kinh phí sai mục đích, nhưng trước mặt tôi, dù chỉ là 1 nhân viên quèn, nhưng đại diện cho Ban Giám đốc và phòng kế toán ngân hàng tỉnh đã tỏ ra sợ hãi...vì sợ mất chức, mất quyền...

Một lúc sau ông ta thú nhận đã mượn tiền cuả ngân hàng để kinh doanh với mục đích cải thiện đời sống cho anh em, nhưng chẳng may đã thất bát, nên không có tiền để hoàn lại...

và ông ta nói, cũng là mới lần đầu, xin ngân hàng tỉnh châm chước, ông ta hưá sẽ khắc phục hậu quả và xin hoàn tiền lại trong vòng 3 tháng...

Tôi nói tôi không có quyền quyết định việc này, và lập biên bản kiểm tra, ghi nhận lại những gì đã thấy cũng như lời tườn gtrình cuả ông ta để về báo cáo ban Giám đốc quyết định...

Biên bản lập xong, tôi ký tên ngươì lập bảng, bên cạnh là chữ ký cuả kế toán trưởng và cuả trưởng ngân hàng huyện Mỏ Cày cùng với ngày ..tháng... năm...

Trên đường về.. tôi nghĩ đến Bích Vân và những ngươì bạn cuả tôi đã bỏ việc...

Tôi ước gì buổi chiều ngày làm việc ngày hôm nay, họ có mặt ở ngân hàng Mỏ Cày để chứng kiến tôi đã làm cho trưởng hàng Mỏ Cày bị xanh mặt ...và toát mồ hôi... Tôi chợt mỉm cười 1 mình và tạm mãn nguyện trong lòng vì đã trả thù được cho bạn được phần nào..

Trở về ngân hàng lúc 5 giờ 30 , khi xe đi ngang ngân hàng nơi phòng kế toán cuả tôi làm việc đã đóng cưả, xe chở tôi thẳng về trụ sở cuả ngân hàng tỉnh, tôi thấy Ba Trung, phó phòng kế toán cuả tôi đang ngồi với ông Sáu ở phòng giám đốc.

Cả hai như có ý chờ tôi... Tôi báo cáo lại mọi việc đã xẩy ra ở ngân hàng Mỏ Cày, cũng như xuất trình biên bản kiểm tra.....

Tôi thấy cả hai không nói gì, nhưng sau đó như các bạn đã biết uy tín cuả tôi đã được nâng cao đến chừng nào... vì không có điều gì mà tôi đề xuất mà không được ủng hộ, cũng như Giám đốc đi công tác nơi đâu cũng lôi tôi đi theo.đó... ..

 

Bài 12: Những ngày vui....


Sau lần kiểm tra ngân hàng Mỏ Cày, tôi nghiễm nhiên nhận thêm 1 vai trò mới là kiểm soát viên...với nhiệm vụ là thanh tra và kiểm tra ngân hàng cơ sở... May mắn là những lần sau đi kiểm tra ngân hàng huyện đều có Ba Trung, phó phòng kế toán cuả tôi đi cùng, hoặc đi với Giám đốc là ông Sáu Liêm hoặc những người thay thế ông sau này...

Tôi đi công tác xuống các huyện thường hơn, thay vì ngồi 1 chỗ ở ngân hàng tỉnh làm kế toán...

 

và tôi đã được sống..., được trải nghiệm nhiều nhất, được ăn nhiều món ngon vật lạ, cũng như đi công tác ở khắp mọi nơi từ Bắc Chí Nam ... trong những ngày tháng làm việc ở Bến Tre cũng như ở TP HCM sau này ... khi được chuyển công tác về TP HCM, so với các bạn đồng nghiệp cùng làm việc ngân hàng với tôi.

Những chuyến công tác đi với Giám đốc ngân hàng tỉnh Bến Tre thường là thăm quan ngân hàng cơ sở để tìm hiểu về điều kiện làm việc cũng như đời sống cuả cán bộ nhân viên ở ngân hàng huyện, hay khai trương hay khánh thành 1 hay nhiều phòng giao dịch mới ở các huyện đã được mở ra để huy động tiết kiệm cũng như thu hút tiền nhàn rỗi trong dân chúng..

Ông Sáu cần tôi đi theo để cố vấn cho ông, mỗi khi các trưởng hàng xin kinh phí để mở phòng giao dịch mới, họ mời ông và tôi đi xem điạ điểm mở phòng giao dịch..cũng như họ đưa ra kế hoạch xây dựng.. nhà kiên cố hay bán kiên cố... với kinh phí có thể chuẩn thuận là bao nhiêu?

Dĩ nhiên là tôi phải xin ý kiến cuả ngân hàng TRung Ương ở Hà nội về các loại kinh phí xây dựng mới ( xây dựng cơ bản) hoặc sưả chưã lớn ( tu bổ lại 1 điạ điểm đã có sẵn) về hạn mức cũng như kế hoạch xây dựng ( dự án thi công).

Nhưng tôi thích nhất là những lần đi họp ở TP, vì có dịp về nhà vào giưã tuần, vào những ngày làm việc, mà không phải tốn tiền tàu xe cũng như mất nhiều thời gian di chuyển như đi xe đò.

Những cuộc họp ở TP thường là họp với ngân hàng Trung Ương ở Hà nội vào, cùng với tất cả các ngân hàng ở các tỉnh phiá Nam từ Saigon cho đến Cà Mau, mà nội dung cuộc họp có thể định kỳ như họp làm quyết toán cuối năm... hay cũng có thể đột xuất, mỗi khi nhà nước ban hành 1 chính sách hay thể lệ mới về ngân hàng hoặc cũng có thể là cuộc họp về phương hướng và kế hoạch sắp tới cho toàn ngành ngân hàng ...

Vui hơn nữa là sau mỗi cuộc họp với trưởng hàng cuả các ngân hàng huyện, thường là được kết thúc bằng 1 bưã ăn để chiêu đãi Giám đốc và tôi cùng tài xế ngân hàng, cùng với trưởng hàng và kế toán trưởng ngân hàng sở tại..

Tôi bắt đầu làm quen với những món ăn của người miền Nam nói chung, và món ăn đặc sản cuả Bến Tre nói riêng... Những lần chiêu đãi như thế tuy cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng không phải ăn độn, cơm thường là tối thiểu ba món: món gỏi gà trộn với bắp chuối không bao giờ thiếu.. vì đây là 1 trong những món nhậu cuả người miền Nam , món canh chua truyền thống của người miền Nam cá bông lau hay nấu với tép được nấu với cá bông lau, hay với tôm ( người miền Nam gọi là tép) và rau nấu canh chua rất đa dạng.. có thể là với cà chua, đậu bắp và dọc mùng, hay có thể nấu với măng tươi hoặc bông điên điển... và 1 món mặn không thể thiếu là món tôm kho nước cốt dưà ( tôm tươi , cắt sơ đầu, râu.. kho với nước cốt dưà ngập con tôm cho đến khi khô cạn nước dưà khô cạn, bám vào vào con tôm trở nên đỏ au và bóng lộn, rất bắt mắt..hoặc thịt kho tàu với trứng , ăn với dưa giá..

Mỗi ngày cuộc sống khá hơn và đỡ khổ hơn thì món ăn cũng được thay đổi ngon hơn và lạ miệng hơn... Món gỏi gà hầu như không bao giờ thiếu, nhưng canh chua đã thay đổi như nấu với lươn, , món mặn có thể là dê xào lăn, dê nấu cary, lươn um nước dưà, ếch xào xả ớt...nói chung là rất phong phú và đa dạng... mà đối với tôi đã rất ngon miệng như 1 bưã tiệc nhỏ thay vì ăn cơm độn tập thể cuả ngân hàng...

Tôi nhớ nhất có lần đi công tác cùng với Ba Trung xuống huyện THạnh Phú, để xét duyệt cho vay cá thể là 1 hộ tư nhân. Họ muốn đầu tư và vay tiền ngân hàng để mua 1 ghe cào có đuôi tôm ... 1 loại thuyền đánh cá có gắn động cơ để đánh bắt tôm , cá mực... vì lý do mức vốn đầu tư vượt hạn mức tín dụng mà ngân hàng tỉnh cho phép, nên ngân hàng THạnh Phú đã mời ngân hàng tỉnh xuống thăm quan cơ sở cuả họ và cũng vì thiếu người làm việc, nên tôi đã đảm nhiệm luôn công tác tín dụng...

Sau khi thăm quan cơ sở làm ăn cuả họ, đúng ra là nhà riêng cuả họ, khá

khang trang với tất cả đồ đạc cuả 1 người giầu vào thời đó... Họ mời Ba Trung và tôi đi biển cùng với họ để đánh cá... Đến giưã biển, họ đánh được rất nhiều mực và cá đuối, (1 con cá có hình dạng như cái quạt buồm và cái đuôi rất dài...)

và họ tổ chức ngay 1 bưã ăn mực và cá đuối luộc tại chỗ trên tầu... ăn trừ cơm với rau răm và muối tiêu họ đã chuẩn bị từ trước....tuy rất đơn giản nhưng thú thật với các bạn chưa bao giờ tôi được 1 bưã ăn mực và cá ngon đến như vậy.. có lẽ vì tươi sống và cũng có lẽ sau bao ngày đói khổ phải ăn độn với cá khô và canh suông không ngươì lái...

Tôi bắt đầu học uống bia và cụng ly với mọi người... vì trong bàn tiệc chỉ có mình tôi là phụ nữ duy nhất, trong khi tất cả mọi ngươì đều uống bia hay uống rượu, mà mình cứ lầm lì ngồi ăn thì nó kỳ lắm.. hơn nưã không hoà đồng với tất cả mọi người..

Dần dần tửu lượng cuả tôi cũng được nâng lên, tôi có thể cụng ly và uống 50 hay 100% với mọi người. Đúng ra, thì cũng không phải là bia nguyên chất như ở Đan mạch, vì ở VN thời tiết rất nóng, nên bia thường được uống trong ly cối với rất nhiều nước đá, nên nồng độ bia cũng không có gì là cao như bia nguyên chất... nên có thể uống nhiều mà không sợ say..và đặc biệt là mặt tôi không bao giờ đỏ..mà vẫn bình thường...

Đó cũng là lý do tại sao tôi đã có mặt trong tất cả tiệc tùng cuả Giám đốc ở ngân hàng huyện cũng như những cuộc họp ở ngân hàng Trung Ương...

vì ngoài việc là một nhân viên đắc lực cho Giám Đốc, tôi còn là một người bạn đồng hành không thể thiếu trong các buổi họp mặt, rất vui vẻ, hoạt bát, lanh lợi và học thức.. ... so với các giám đốc ngân hàng thời đó...

Mọi ngườì đều chú ý, thích làm quen và nói chuyện với tôi... người phụ nữ duy nhất trong bàn tiệc... kể cả các nhân vật chóp bu ở Ngân hàng TRung Ương như vu trưởng, vụ phó Vụ kế toán, vụ trưởng vụ Tổ Chức..và tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn duy Gia sau này.(03/81 – 06/86) trong những lần đi họp với ngân hàng Trung Ương ở TP HCM , và đã mở ra cơ hội cho tôi về TP sau này, được chuyển công tác về TP , với sự giúp đỡ cuả Vụ Trưởng Vụ Tổ CHức Võ văn Khẩn...

Tôi nhớ nhất là lần đi họp ở Cần Thơ năm 1978 cùng với ngân hàng 17 tỉnh phiá Nam và 2 TP Saigon và Cần Thơ cùng với vụ trưởng và vụ phó vụ kế toán ngân hàng Trung Ương ở Hà nội, lý do họp ở Cần Thơ là TP HCM không thể bảo đảm lương thực cho gần 100 đại biểu ở các tỉnh mà không phải ăn độn, nên ngân hàng TRung Ương đã chọn TP Cần Thơ, thủ phủ cuả miền Tây để họp hội nghị trong 3 ngày...

Điạ điểm họp là mượn cơ sở 1 trường học, sau 3 ngày họp được kết thúc bằng 1 màn văn nghệ tự biên, tự diễn cuả nhân viên ngân hàng.Trong cuộc họp này có cả những nhân viên lưu dụng đã làm ngân hàng trước năm 1975. Họ rất lịch sự, cởi mở cũng như rất thân thiện với tôi..( đại diện cho ngân hàng tỉnh Bến Tre) cũng vì tính bạo dạn, vui vẻ cuả tôi, cũng như rất quen biết với vụ trưởng và vụ phó kế toán trước đó... mà bớt đi sự dè dặt cuả họ với những cán bộ lãnh đạo miền Bắc …

Đêm chia tay anh Bảy đại diện ngân hàng Long xuyên và anh Phương đại diện cho ngân hàng Cần Thơ đánh đàn, và 1 vài tay trống , cũng là nhân viên ngân hàng mà tôi đã quên mất tên, đã đàn cho tôi hát....

Trái với sự nghi kỵ cũng như sự cấm đoán cuả chính quyền việt cộng, không được hát những bản nhạc tiền chiến hay nhạc trước năm 1975.

Đêm về khuya..., Tất cả như đang trầm lắng xuống... để lắng nghe tiếng nhạc gọi vào hồn...và tôi đã hát như chưa bao giờ được hát...những bài hát như bản Nỗi lòng, Nưả hồn thương đau, Bài không tên số 2, Chiều tím... và còn rất nhiều bài nưã ... .. cùng với những tràng pháo tay khích lệ cuả mọi người, kể cả vụ trưởng và vụ phó.cả hai ông đã say mê nghe chúng tôi đàn và hát...

Họ tỏ ra thích thú và lắng nghe không mệt mỏi cũng như không quên yêu cầu và cổ vũ tôi tiếp tục hát mãi.... Cho đến 4 giờ sáng.... tôi đã không còn có thể hát được nưã, vì chỉ có mình tôi đã hát, cùng với 2 anh Bảy và Phương đã hát 1vài bài... và tất cả chúng tôi đã phải chia tay nhau với tất cả tình lưu luyến...

Tất cả chúng tôi như được sống lại thời kỳ trước năm 75, một không khí tự do và thanh bình với tất cả cảm xúc thật sự về tình yêu,, về nỗi nhớ... mà tất cả chúng tôi sẽ không bao giờ quên được...

(Đính kèm bức ảnh tôi đã hát ở Cần Thơ năm 1978 )



Bài 13: Ngược gió ở Tiền Giang.... giảng viên kiêm chức môn thống kê..

Một buổi sáng ngày thứ bẩy, tôi mong sắp hết buổi làm việc buổi sáng để chuẩn bị về Saigon như thường lệ.... thì bất ngờ tôi được anh Hoàng Tục mời vào phòng làm việc cuả anh, nơi đó đã thấy ông Tám Thọ, phó giám đốc phụ trách tổ chức kiêm hiệu trưởng trường sơ cấp ngân hàng tỉnh Bến Tre ngồi chờ ...

Ông gật đầu chào tôi, hơi mỉm cười và nói:" chú đã trao đổi với anh Hoàng Tục đồng ý cho Hiền đi giảng dạy môn thống kê thay chú ở trường sơ cấp ngân hàng tỉnh Tiền Giang. Ngày mai chủ nhật sẽ có xe đưa Hiền qua Tiền Giang để gặp ông NGuyễn văn Hài, là hiệu trưởng trường sơ cấp ngân hàng ở Tiền Giang, để ổn định chổ ăn ở và chuẩn bị cho việc giảng dạy ngày thứ hai sắp tới, môn thống kê cho nhân viên ngân hàng 6 tỉnh miền Tây... ...

Thật bất ngờ và hơi thất vọng, vì không được về Saigon như dự tính, thêm vào đó khi nghĩ phải đến 1 Tiền Giang, tuy chỉ cách Bến Tre 1 cái phà Rạch Miễu, không phải là nơi làm việc cuả mình, tôi ngạc nhiên hỏi lại: : Tại sao chú không cử Trần Minh Tuấn hay Nguyễn văn Thống đi dạy...” (l Tuấn và THống là 2 người bạn cùng về với tôi ngày 27 tháng 10 năm 1977 và được phân công chính thức làm giảng viên cuả trường sơ cấp ngân hàng tỉnh Bến Tre).

Tám Thọ như đoán trước được câu hỏi này, nên ông nói như thuyết phục tôi và đặt tôi vào 1 sự đã rồi... Ông nói: "Đúng ra là ông Hài mời chú thỉnh giảng.. nhưng chú đánh giá Hiền có thể thay chú đảm nhiệm việc này, và đã thống nhất với anh Hoàng Tục cũng như đã trao đổi với ông Hài như thế.”

Hơn nưã Tuấn và THống từ khi được phân công cũng chưa đứng lớp bao giờ, (vì chính ông ta cũng chưa có kế hoạch giảng dạy cụ thể ), cả hai nói với chú họ rất khớp...khi đứng lớp mà học viên là những người lớn, đáng tuổi cha chú và 1 số lại là lãnh đạo." CHú đã suy nghĩ và cân nhắc rất kỹ...chỉ có Hiền mới có thể thay chú làm việc này, và phải nghĩ rằng đó là 1 điều vinh dự đối với Hiền. ”

Mặc dù trong bụng không hài lòng, vì tôi biết chẳng ai muốn đi dạy ở 1 nơi xa lạ, hoàn toàn khác với nơi làm việc cuả mình , lại phải soạn bài, giảng bài.môn thống kê, 1 môn học phụ khá mới mẻ ngay cả với chúng tôi khi còn học ở trường kinh tế..... tất cả đòi hỏi thời gian để ôn lại mà lương cũng chẳng tăng thêm được đồng nào, nhưng tôi cũng không thể từ chối, khi mà anh Hoàng Tục, xếp trực tiếp cuả tôi đã đồng ý với Tám Thọ và kể cả ông Hài ...nào đó..

Tôi im lặng không trả lời và lộ ý hơi bất mãn. Để kết thúc cuộc họp ông Tám Thọ bảo tôi: Hiền có thể nghỉ việc chiều nay để thu xếp lên đường ngày mai cho sớm."

Ông còn cho biết thêm: ”Ngày mai khi Hiền qua Tiền Giang ông Hài sẽ đưa tài liệu cho Hiền để giảng dạy."

Sáng chủ nhật hôm đó theo thoả thuận từ trước, đúng 9 giờ , chú Tám Thinh, tài xế ngân hàng tỉnh Bến Tre, chở tôi qua trường sơ cấp ngân hàng tỉnh Tiền Giang, đến nơi khoảng 10 giờ...

(Đó là một cơ sở biệt lập với ngân hàng tỉnh Tiền Giang, khác với Bến Tre , trường sơ cấp NH không có cơ sở riêng, mà chỉ là 1 lớp học, nằm sau phòng kế toán, nơi làm việc cuả tôi. )

Đây là 1 cơ sở xây dựng mới, khá khang trang, tuy chỉ là nhà cấp 4: mái tôn , nền xi măng, có phòng làm việc cuả hiệu trưởng riêng, có lớp học riêng và chổ ở tập thể cho nhân viên giảng dạy và chỗ ở tạm thời của những học viên đàng hoàng...

Tôi thực sự không nhớ trường sơ cấp ngân hàng tỉnh Tiền Giang nằm ngay trong thành phố Mỹ Tho? hay ở huyện CHâu Thành, tỉnh Tiền Giang? , vì bối rối..., 1 chút lo âu và suy nghĩ đến công việc cũng như nơi làm việc quá mới mẻ này.

Đón tiếp tôi là ông Nguyễn văn Hài, 1 người miền Bắc tôi hơi ngạc nhiên về điều này, vì tôi đã nghĩ ông phải là người miền Nam, cũng như Tám Thọ. gương mặt ôn hoà, trầm tĩnh và khá vui vẻ ... đã giúp tôi được yên tâm 1 phần nào.

Ông nói chuyện với tôi …, hỏi sơ tôi tên, tuổi, và đã học hành thế nào., làm gì ở Bến Tre.., và cho biết có hai người chung trường đại học kinh tế với tôi là Thanh và Hương cũng được phân công giảng dạy nơi đây...

Ông cũng cho biết thêm"Thanh và Hương nhút nhát lắm.. tuy đã được phân công gần 1 năm nay , mà vẫn chưa đứng lớp lần nào, nên chú muốn nhân dịp này sẽ cho Thanh và Hương dự thính để xem " cô giáo" Hiền dạy thế nào để học hỏi và đỡ nhút nhát hơn " ông cười và nói với tôi...

Ông cũng cho biết thêm: tôi sẽ dạy 1 tuần về môn thống kê cho học viên 6 tỉnh miền tây, mổi tỉnh 3 người là 18 người cộng với 2 giảng viên dự thính cuả ông tất cả là 20 người.

Ông đưa cho tôi 1 tập tài liệu mỏng khoảng 50,60 trang...về môn thống kê để soạn bài cũng như chuẩn bị giảng dạy vào ngày thứ hai sắp tới.

Sau đó, ông hướng dẫn tôi đến chổ ở tập thể và dành 1 phòng riêng cho tôi.

Tôi tranh thủ thời gian còn lại cuả ngày chủ nhật để đọc toàn bộ tập tài liệu mà ông Hài đã trao cho tôi, cũng như soạn dàn bài đầu tiên về môn thống kê để có thể giảng mà không cần nhìn vào sách.

Sáng thứ hai tôi , sau khi ăn sáng xong, tôi di đến phòng làm việc cuả ông Hài để ông dẫn tôi đến lớp học cũng như giới thiệu tôi với học viên

Sau khi giới thiệu xong, ông đi ra để tôi có thể bắt đầu giảng dạy...

Tôi đứng trên bục giảng, và nhìn xuống lớp học: lố nhố già có , trẻ có , nam có, nữ có, và dưới cuối lớp là chổ ngồi cuả Thanh và Hương, giảng viên cuả trường sơ cấp ngân hàng tỉnh Tiền Giang..

Tôi liếc sơ vào dàn bài đã soạn rất ngắn gọn để nhớ lại phải nói những gì tuần tự trong mỗi tiết học, và có thể đứng trước bảng đen , nhìn vào toàn thể lớp học và giảng bài, mà không ngồi vào ghế cuả giáo viên.

Sau mỗi tiết học, được nghỉ 15 phút, trong lúc các học viên nghỉ giải lao, họ tụm năm, túm ba, nói chuyện với nhau ở trong lớp... hay ngoài sân trường... thì tôi tranh thủ thời gian này về phòng riêng cuả mình bên cạnh đó, để đọc lại tài liệu...

Phải thú thật với các bạn, tôi chỉ đủ thời gian để đọc 1 đoạn ngắn có liên quan đến tiết học sắp tới mà thôi, vì thật là khó nhớ với 1 môn học khá mới mẻ với những định nghiã khá trừu tượng... về môn thống kê, tài liệu thì nghèo nàn...chỉ vỏn vẹn có 1 cuốn mỏng và không có gì để tham khảo thêm và sau đó vội vã trở về lớp học để dạy tiết mới...

Sau mỗi tiết học tôi đều hỏi học viên: có ai không hiểu điều gì thì xin cho biết để tôi có thể giảng lại cho rõ hơn và có thể tiếp tục giảng ... Tất cả đều im lặng... và tôi lại tiếp tục...

Giảng dạy được 3 ngày, sáng và chiều, thì chiều ngày thứ ba ông Hài mời tôi vào phòng làm việc cuả ông và cho biết học viên phản ảnh họ không hiểu gì cả.... và cô giáo thì xa rời học viên, vì sau mỗi tiết học, cô giáo về phòng riêng... thay vì nói chuyện hay gần gũi với học viên. Ông cho biết ngày mai ông sẽ vào dự thính để xem tôi giảng dạy ra sao...?

Sáng hôm sau, đích thân ông Hài vào lớp học và ngồi ở bàn đầu tiên để dự thính....

Tôi tiếp tục giảng dạy như ba ngày trước, cũng như xem lại tài liệu trước khi giảng dạy... Sau đó , tôi đều hỏi học viên ai không hiểu điều gì để tôi giảng lại... Một lần nưã, tất cả đều im lặng...

Hết buổi học sáng hôm đó, ông Hài quay lại nói với học viên: Tại sao cô giáo hỏi ai không hiểu điều gì để cô giảng lại, và tất cả đều im lặng ... và sau đó lại phản ảnh là không hiểu gì cả , là thế nào...???Nếu học viên không hỏi, thì có nghiã là đã hiểu , vì cô giáo làm sao có thể biết học viên đã không hiểu ở chỗ nào để mà giảng lại, hay làm rõ nghiã hơn. Đó là trách nhiệm cuả học viên vì sự không hiểu cuả mình, và không được phản ảnh là không hiểu.., và cô giáo có quyền tiếp tục giảng dạy cho hết chương trình học.

Tất cả đều im lặng..và họ có vẻ sượng sùng.. Một vài người đã cúi gằm mặt xuống... Hết buổi sáng hôm đó , ông Hài đi ra không dự thính nưã... nhưng ngay chiều hôm đó, ông mời tôi vào phòng việc cuả ông, gương mặt tươi cười, ông nói với tôi: " Ông rất hài lòng về việc giảng dạy cuả tôi ..như 1 giáo viên chuyên nghiệp, thay vì kiêm chức..." Ông nói :"Cô giáo rất bản lãnh và tự tin.. đó là điều cần thiết cho 1 giáo viên khi giảng dạy..."

Tôi tiếp tục giảng dạy thêm 3 ngày nưã theo đúng chương trình học và đến thứ bẩy là kết thúc.. Mọi người vui vẻ và vội vã ra về...kể cả tôi...

Tôi vào phòng cuả ông và chào ông để từ giã ..những học viên cuả tôi...Ông ngỏ ý cám ơn tôi và bắt tay từ giã... Ông cho biết sẽ nói chuyện với Tám THọ sau. Ngay chiều hôm đó, tôi đã ra bến xe Tiền Giang để quay về Sai gon..ngay lập tức để xả hơi cho 1 tuần làm việc khá căng thẳng...

Sau này ngẫm nghĩ lại... tôi thấy tội nghiệp cho những học viên cuả tôi...

Đúng là họ đã không hiểu gì thực, vì ngay cả với tôi, đã tốt nghiệp đại học, mà khi đọc tài liệu, tôi còn thấy khó hiểu và không rõ nghiã..., thì làm sao mà học viên với trình độ lớp 5, lớp 6 hoặc lớp 7, lớp 8 là cùng, có thể hiểu được...?mặc dù tôi đã cố gắng hết sức... vì tài liệu quá nghèo nàn.. và thời gian giảng dạy quá ngắn ngủi...., chỉ vỏn vẹn có 1 tuần, cho 1 môn học khá phức tạp và quá mới mẻ đối với họ.

Ngoài ra, , họ cũng chẳng có tài liệu gì để tham khảo thêm, ngoài những lời giảng dạy cuả tôi... lỗ tai này đi sang lỗ tai kia...ngoài việc có ghi chép chút đỉnh, vội vàng..... vì phải hiểu và theo kịp bài giảng thì mới có thể đặt câu hỏi với cô giáo được. .Đó cũng là lý do tại sao họ đã không thể đặt câu hỏi và đã im lặng...

Chưa kể đối với họ đi học là 1 cực hình.., bị bắt buộc để trả nợ quỷ thần do lệnh cuả lãnh đạo, mà không phải với tinh thần học hỏi, để tìm hiểu đến nơi, đến chốn về môn học này.

Hơn nưã , trong công việc hằng ngày cuả họ, có thể cũng chẳng có liên quan gì đến môn thống kê, hoặc có liên quan đến mà họ đã không biết là đang làm thống kê 1 cách đơn giản nhất...

Sáng thứ hai theo thường lệ tôi quay xuống Bến Tre để làm việc khoảng 10 giờ... Ông Tám Thọ đã chờ tôi ở phòng làm việc cuả anh Hoàng Tục và tươi cười nói với tôi: ông cho biết ông Hài đã gọi điện và trao đổi với ông " Ông Hài rất hài lòng vì tôi, và nếu có thể ông xin phép Tám THọ cho tôi được chuyển công tác về Tiền Giang để làm giảng viên chính thức cuả trường, thay vì kiêm chức như hiện nay " và dĩ nhiên là Tám Thọ đã từ chối...

     

Bài 14: Đêm kinh hoàng ....và kế hoạch trở về thành phố...

Một buổi tối... như mọi tối...sau khi cơm nước xong ở nhà ăn tập thể... khoảng 6 giờ..6giờ30 chiều là chúng tôi lục tục lên lầu, nơi phòng ngủ thường ngày cuả chúng tôi 4 đưá ở phòng ngoài... và 2 người khác là Lệ Hoa và Tỵ ở phòng trong...

Và để vào được phòng trong hay đi ra ngoài, họ phải đi ngang qua phòng cuả chúng tôi, vì 2 phòng chỉ cách nhau 1 cánh cưả cái, nhưng hầu như không bao giờ họ nói chuyện hay bắt chuyện với chúng tôi...Họ muốn tỏ ra biệt lập với chúng tôi...

Bình thường thì bọn 4 đưá chúng tôi chuyện gẫu với nhau 1 lúc rồi đi ngủ sớm khoảng 9 giờ hay 9 giờ 30, vì cũng chẳng có chuyện gì để nói với nhau..cũng chẳng có radio hay truyền hình để xem tin tức hay giải trí gì cả, báo chí, tạp chí cũng không. Nói chung, những phương tiện truyền thông tin hay giải trí rất nghèo nàn .

Tôi và Cúc thì đã gặp nhau hằng ngày ở phòng kế toán rồi, chị KHơi thì ít nói và ít chuyện, Mỹ Lợi thì thỉnh thoảng bày ra làm bánh bột lọc với tôm hay nấu chè mời bọn tôi ăn bằng cái bếp điện thô sơ để ngay trong phòng ngủ, cạnh cưả ra vào... nên cũng vui vui....

Tối hôm đó, vào khoảng 1 giờ đêm, trong lúc chúng tôi đang ngủ say,, sau 1 ngày làm việc mệt nhọc... thì có tiếng đập cưả và yêu cầu mở cưả...Tất cả chúng tôi đều choàng dậy... Tôi rón rén ra khỏi giường và đi về phiá cửa, và cũng vì quá sợ hãi, nên chỉ liếc nhanh qua song cưả và vội vã trở về chỗ giường cuả mình, tôi nhận ra đó là Tư Thung, thủ kho tiền tệ, (1 người bà con anh em họ với Tư Sắn, hay Bùi văn Sắn, phó giám đốc ngân hàng, được đưa vào làm ngân hàng).

Hắn cởi trần, mặc mỗi cái quần đùi... qua song cửa tôi có thể ngửi thấy nồng nặc mùi rượu, và trong bóng tối tôi không thể nhìn rõ hắn có súng hay không..?

Tất cả chúng tôi đều đồng ý không mở cưả, đúng ra là không dám mở cưả.., đưá nọ nhìn đứa kia bằng đôi mắt sợ hãi và bối rối... vì không biết xử trí ra sao.. và cũng là lần đầu tiên ở tập thể xẩy ra 1 sự cố như vậy..

Tiếng đập cưả càng gấp rút kèm theo là những tiếng chửi thề....đúng ra là không dám mở cưả..đúng ra là không dám mở cưả..

.” Đ..má... tụi bây mở cưả không, tao phá cưả”.... nói xong , hắn bắt đầu đạp chân vào cánh cưả.... Cánh cưả khá vững chắc, nhưng không có khoá, mà chỉ được cài sơ 1 cái then ngang... qua mấy lần đạp cưả mà cưả không mở và cũng không vào được..., lại thêm bàn chân hắn kẹt vào khe cưả bị đau điếng , nên hắn càng tức giận... Tư Thung la lối và tiếp tục chửi thề...” Đ..má.. tụi bây... lần này tao mà vào được, tao bắn tụi bây chết hết...”

Đến đây tôi không còn bình tĩnh được nữa, vì tôi rất sợ những người say rượu, mặc dù họ chẳng làm gì với tôi chăng nữa,tôi chạy về phiá giường Kim Cúc, nơi có 1 cái cưả sổ thật lớn và hy vọng có thể thoát thân. Kim Cúc và Mỹ Lợi thì ngoài đầu ra cưả sổ kêu cứu... nhưng chẳng có một ai chạy đến để bênh vực chúng tôi.

Tiếng đạp cửa mỗi lúc một gấp rút.., tất cả chúng tôi đều sợ hãi, dúm vào nhau .. và kêu rú lên, riêng tôi thì vưà khóc 1 cách tuyệt vọng như một đưá con nít , vưà cố trèo lên thành cưả sổ để nhẩy ra ngoài.... nhưng thành cưả sổ quá cao, lên đến ngực cuả tôi, trong khi 2 chân cuả tôi đã khuỵ xuống và ngồi bệt ở dưới đất...vì quá sợ hãi...và đã không thể đứng dậy được... Mấy lần tôi cố gắng vịn vào thành giường cuả Kim Cúc để đứng dậy...nhưng không hiểu sao, chân cứ mềm nhũn ra và khuỵ xuống... vì nghĩ rằng hắn có thể bắn chết chúng tôi như lời đã hăm doạ, trong lúc đó cánh cưả đã bắt đầu bật và hé ra khoảng 3, 4 cm, vì then cài đã cong lên qua những lần đạp cưả... Tất cả chúng tôi đều hét lên đầy sợ hãi... 

Đêm hôm đó, nếu tôi đã có thể nhẩy qua cưả sổ được, thì có lẽ tôi cũng đã chết hay thương tật nặng rồi...vì bên hông nhà là dẫy nhà cấp 4 , mái tôn chiả ra ngoài chừng 40cm, và từ mái tôn đến vách tường cuả toà nhà chỉ cách nhau khoảng 30 cm, nếu nhẩy ra được, thì cơ thể cuả tôi có thể chạm vào những mái tôn kia cắt loảng từ chết tới bị thương, vì máu chẩy, chưa kể nếu rơi xuống đất thì chắc chắn sẽ què, vì từ thành cưả sổ đến đất khoảng 6m...

Trong lúc xẩy ra sự kiện kinh hoàng như vậy, thì Hoa và Tỵ ở phòng trong chỉ mở cưả ra có một lần duy nhất..., nhìn chúng tôi... không nói gì ..và thản nhiên tiếp tục đóng cưả và đi ngủ trở lại.. Có lẽ họ nghĩ rằng họ có thêm 1 cánh cưả bảo vệ an toàn hơn …?, có gì xẩy ra thì bon tôi đã làm bia đỡ đạn cho họ rôì chăng?..hay họ cũng sợ như chúng tôi...nên cố thủ ở phòng trong... Tất cả đều không biết được....

Sau khi đã đạp cửa liên tục gần nửa giờ.. thì cuối cùng cánh cưả cũng bật toang ra ... tất cả chúng tôi cùng hét lên 1 lúc, vì quá hãi hùng và dúm vào nhau ở 1 góc giường cuả chị Khơi, là khoảng cách xa nhất với cánh cưả..... May mắn thay... hắn cũng quá mệt, lên cũng lăn quay nằm dưới đất... và không có súng gì cả.... thân cuả hắn nưả nằm ngoài cưả, nửa nằm trong cưả... sát ngay dưới chân giừơng cuả tôi...

Đợi hắn nằm yên khoảng 5 phút, không cưạ quậy gì hết, Kim Cúc, Mỹ Lợi và chị Khơi cố gắng kéo và khiêng hắn ra khỏi phòng và đóng cưả lại.

Chúng tôi ai về giường nấy và cố gắng tiếp tục ngủ lại...nhưng không đưá nào chợp mắt được nưã, và mong cho mau đến sáng..Khoảng 5 giờ sáng có lẽ Tư Thung đã tỉnh lại và đã biến mất... sau 1 đêm nằm ngủ gần cầu thang lên xuống và muỗi đã tha hồ thịt ...hắn...

Sáng hôm sau , khi bắt đầu làm việc.. tôi viết ngay 1 cái đơn xin chuyển công tác về Saigon,lý do chuyển công tác là vì tôi đã rất vô cùng sợ hãi, và không thể tiếp tục làm việc ở Bến Tre được nưã, khi mà điều kiện làm việc quá tồi tệ..vì bị hăm doạ tới tính mạng...

Với lý do nêu ra như vậy tôi đinh ninh là chính đáng và chắc chắn sẽ được về Saigon....Tôi trao đổi với anh Hoàng Tục về sự việc đêm qua, nhưng không đưa đơn cho anh xem, và xin phép anh quay trở về trụ sở chính để nộp đơn xin chuyển công tác và Tôi nộp thẳng đơn cho phòng Tổ CHức, nơi Tám Thọ làm việc...

Tôi nộp đơn lúc hơn 7 giờ thì khoảng 9 giờ Tám Thọ gọi điện tôi qua làm việc với phòng Tổ Chức...

Tôi ngồi đối diện với Tám THọ và chờ đợi... Tám Thọ đọc sơ qua tờ đơn cuả tôi và lờ đi, coi như không có việc gì xẩy ra và thuyết phục tôi: ”Hiền, đối với chú, Hiền là diện cơ cấu và bố trí... ( ý muốn nói là tôi là diện sẽ được đề bạt làm lãnh đạo...) không phải như tụi nó,xét về lý lịch cuả Hiền, tuy gia đình không có công với cách mạng, nhưng cũng không chống phá cách mạng...Hiền cứ cắt hộ khẩu xuống đây, chú sẽ bố trí cho Hiền làm phó phòng kế toán ngân hàng tỉnh hoặc kế toán trưởng ngân hàng Thị Xã, Hiền tùy ý chọn, chú sẽ bố trí ngay, trong khi chờ đợi kết nạp đảng sau...., thay vì cứ chân trước, chân sau về TP..."

Tôi nói tôi chỉ có 1 nguyện vọng duy nhất là được trở về TP... Thấy không thể thay đổi được tôi, Tám Thọ bảo tôi quay về phòng làm việc, và sẽ họp Ban Giám đốc để chờ cứu xét...

Ngoài tôi phản ứng về vụ Tư THung, cả ngân hàng sáng hôm sau đều biết chuyện và xì xào bàn tán.. nhưng tuyệt nhiên không có ai chính thức phản ứng gì cả...ngay cả những ngươì chung phòng với tôi...đêm hôm đó...

Khoảng 10 ngày sau, có lẽ vì phản ứng cuả tôi và cuả dư luận trong ngân hàng.tuy không chính thức , mà chỉ xì xào..... Tám Thọ đã họp Ban Giám đốc, gồm ông Sáu Liêm cùng Tư Sắn , tiến hành kiểm điểm Tư THung và buộc hắn thôi việc..nhưng tuyệt nhiên không đả động gì đến việc tôi xin chuyển công tác về Saigon...

Ngày qua tháng lại... tôi tiếp tục làm việc ở Bến Tre, và không biết làm thế nào để về TP, mà cũng không dám bỏ việc, lý do là cha tôi vẫn còn đang học tập chưa về, nhà, cô em gái tôi đã cắt hộ khẩu chuyển ra ngoài Phan THiết để dạy học, nhà chỉ còn mình tôi là nhân viên nhà nước... , tuy lương không đủ sống, vì tháng nào cũng phải xin mẹ ít nhất là 50, 60 $ để có tiền về xe cuối tuần, đã không giúp được gia đình điều gì , mà ngay bản thân mình cũng không lo xong và không tự lực nổi.. ..

Tôi cảm thấy bế tắc... vì không dám bỏ việc, vì thời gian này cũng chưa hết thời gian tập sự 2 năm... chưa được cấp bằng tốt nghiệp... cũng không biết về TP mình sẽ làm gì..? khi trong tay không có 1 chút bằng cấp nào, mà cũng chẳng có nghề ngỗng gì.

Thêm vào đó , hình ảnh những gia đình cùng xóm .. bán rẻ nhà để đi kinh tế mới, bị thất bại... trở về TP và không được phép nhập hộ khẩu trở lại, sống vất vưởng ở cầu thang những chung cư 1 cách bất hợp pháp, cũng như trở thành hình sự.. như trộm cắp hay cướp giật... đã ám ảnh tôi và gia đình. cần có ít nhất 1 người làm việc cho nhà nước để khỏi bị áp lực đi kinh tế mới...

Tồi tệ hơn nưã là sau khi nộp đơn xin về TP đã không được giải quyết, mà Tám Thọ đã tạo áp lực kinh tế với tôi, bằng cách cắt hết tiêu chuẩn thịt, bột ngọt, đường .. hàng tháng tôi không được phép mua nưã, cũng như tiêu chuẩn 4 m vải hàng năm 1 cán bộ công nhân viên được phép mua cũng bị cắt... với lý do là không có hộ khẩu... . 

Tám Thọ nói: " người đâu khẩu đó", đó là chính sách cuả nhà nước .. và tệ hại hơn nưã là hết hạn 2 năm tập sự, tôi cũng không được xét vào biên chế chính thức như 7 người bạn còn lại làm việc ở Bến Tre và ăn lương khởi điểm 55 đồng như họ.., mà vẫn tiếp tục lương tập sự 48$75 xu ..

Mặc dù tôi đã làm tất cả mọi việc 1 cách xuất sắc nhất so với các bạn cuả tôi, và đã nổi lên như 1 ngôi sao trong nhóm bọn tôi về Bến Tre.., họ chỉ là 1 bóng mờ... như Trần MinhTuấn, bạn cuả tôi, được phân công chính thức làm giảng viên cuả trường sơ cấp, nhưng chưa lên lớp được giờ nào, thì tôi đã làm tất cả mọi việc: huy động tiết kiệm, tín dụng, giảng viên kiêm chức... kiểm soát viên xây dựng cơ bản, sưả chưã lớn...hội họp, thuyết trình và triển khai chínhsách, thể lệ ngân hàng cho ngân hàng huyện và THị xã.. ngoài nhiệm vụ chính thức là kế tóan kinh doanh tổng hợp chuyên duyệt kinh phí cho tất cả các huyện...và thật là cay đắng...

Lý do là sau khi chiêu dụ tôi cắt hộ khẩu không được, cũng như đưa ra mồi nhử cho làm phó phòng kế toán NH tỉnh hoặc kế toán trưởng ngân hàng Thị xã cũng không xong...Tám Thọ rất giận và nói" Tôi rất cứng đầu và đã vi phạm chính sách cuả nhà nước: "người đâu khẩu đó.."

Nhưng làm sao mà tôi dám cắt hộ khẩu, vì một mình tôi đứng chủ hộ 1 căn nhà chung cư ở lầu 2, nếu cắt đi thì ai sẽ đứng làm chủ hộ, trong khi các em cuả tôi còn bé...cô em kế tôi thì đã chuyển hộ khẩu ra Phan THiết để đi dạy, thì có nguy cơ sẽ mất nhà, chưa kể cắt đi rồi sẽ khó mà nhập trở lại...với chính sách đuổi dân đi kinh tế mới..

Thật là nan giải và bế tắc vô cùng....và kế hoạch về TP cuả tôi coi như thất bại hoàn toàn....

 

Bài 15: Những cải cách cuả ngân hàng ...1979-1980...

Cuối năm 79 trong 1 cuộc họp ở ngân hàng TRung Ương, tôi được biết phương hướng và chính sách mới sắp tới cuả ngân hàng nhà nước là gấp rút đào tạo cán bộ chuyên ngành ngân hàng cũng như nâng cao trình độ cuả cán bộ, nhân viên ngân hàng ở các cấp, nhất là nâng cao trình độ của cán bộ lãnh đạo như Ban Giám đốc...trưởng phó phòng... ai chưa có bằng đại học thì phải đi học đại học, dưới hình thức tại chức hay chuyên tu... nghiã là họ vưà học, vưà làm... mỗi năm họ bỏ ra vài tháng để đi học, sau 3 năm họ sẽ được cấp bằng đại học tại chức hay đại học chuyên tu.... trong đó họ sẽ được học 1 số các môn học nhất định và cần thiết nhất cho công việc cuả họ. 

Giáo viên dạy có thể là những người đồng nghiệp hay đồng chí cuả họ ngày nào trong những ngày kháng chiến, nhưng có trình độ cao hơn, nay ngoài nhiệm vụ chính, sẽ đảm nhiệm thêm vai trò giảng dạy và được gọi là giảng viên kiêm chức...hay cũng có thể là giảng viên chính thức cuả trường kinh tế hay trường đại học ngân hàng và một số bạn cùng tổ, cùng lớp và cùng học ở trường Đại học kinh tế với tôi ngày nào.., .nay nhờ có thân nhân hay gia đình tham gia cách mạng, đã trở thành hiệu trưởng trường đại học kinh tế như NGuyễn Năng, quê ở Cà Mau, Huỳnh nghiã Hiệp, , Nguyễn văn Châu... nay đã là chính thức là giảng viên cuả trường Đại học kinh tế...được mời dạy..

và những kỳ thi có thể chỉ là bài thu hoạch sau mỗi môn học, được đem về nhà để viết bài hay làm chung với những người khác cho lấy có, và cho lấy đậu để được cấp bằng, chứ không tổ chức những kỳ thi như lớp hay ở trường như các trường đại học phổ thông hay chính thống...

chính vì vậy mà trình độ học vấn cũng như sự hiểu biết cuả họ rất yếu kém.. và nghèo nàn, tuy đã được công nhận tốt nghiệp đại học, mà ngay chính bọn bọ cũng phải công nhận với nhau :" dốt như chuyên tu, ngu như tại chức" cũng là đúng thôi, vì cứ tưởng tượng trình độ cuả họ chỉ là lớp 3, hay lớp 4, hoặc cao lắm là lớp 8, hay lớp 9 và học hành dở dang và bỏ học bao nhiêu năm...nay phải đi học đại học thì làm sao mà học nổi, chưa kể đa số họ đã già..hay lớn tuổi, như ông Sáu Liêm, năm 1977 tôi về nhận công tác ở NH Bến Tre ông đã 58 tuổi rồi, làm sao học được nưã, khi mà trình độ học vấn căn bản đã không có, nay thêm tuổi già sắp đến, vì thời đó 60 tuổi là đã về hưu cho Nam và 55 tuổi về hưu cho Nữ..

Do đó mà chủ trương cho lãnh đạo đi học đại học đã gặp phải làn sóng bất mãn và phản đối trong hàng ngũ các giám đốc ngân hàng tỉnh cũng như NH TP , cụ thể như ông Sáu Liêm, giám đốc ngân hàng tỉnh Bến Tre, sau khi đi họp về đã nói với tôi:" Đ. má nó... hồi đó ở trong rờ( R) sao tụi nó không biểu tao đi học, bây giờ hoà bình rôì, nó bắt tao đi học." vì họ nghĩ rằng sau bao nhiêu năm phải chiến đấu gian khổ cho cách mạng, thì đây là lúc hưởng thành quả với những quyền chức...như 1 sự trả công cũng như đền đáp lại những sự cống hiến to lớn cuả họ, đã hy sinh tất cả : tuổi trẻ, bản thân, cũng như gia đình...,mặc dù trong những năm làm việc với ông, tôi vẫn đánh giá ông là 1 người ôn hoà và chừng mực..., cũng như chưa bao giờ chửi thề..và ở nơi ông tôi có 1 chút cảm mến, vì vẫn còn những nét chất phát cuả 1 nông dân...

Thời gian này Ba TRung, phó phòng kế toán và Tư Sắn cũng được đi học tại chức.., để gấp rút bổ túc cho có bằng đại học, riêng Tư Sắn để chuẩn bị thay thế ông Sáu Liêm sẽ về hưu trong vài năm tới.

 

chị Phương, là vợ cuả Tư Sắn được bổ nhiệm làm phó phòng tổ chức, nghe nói trước đây chị đã làm chị nuôi trong kháng chiến, nên cũng cần đi học bổ túc hay tại chức... để có thể làm việc... Thời gian này gia đình Tư Sắn đã xin được nhà ở ngoài Thị xã, nên chuyển ra ngoài và không còn ở tập thể như trước đây nữa...

cũng như có 1 sự thay đổi nhân sự trong hàng ngũ Trưởng , phó phòng... Anh Hoàng Tục chuyển công tác về Vĩnh Phú theo nguyện vọng , sau 3 năm đã công tác nơi đây, anh Nguyễn bá Đệ vào thay anh HoàngTục làm trưởng phòng kế toán, vì Vĩnh Phú và Bến Tre là 2 tỉnh kết nghiã anh em, nên Vĩnh Phú đã chi viện cán bộ vào công tác và giúp Bến Tre.

Tư Sen, (xin lỗi, tôi không nhớ tên họ cuả ông) trưởng phòng hành chánh về hưu và được thay thế bằng Ba Kỉnh, phó phòng HC, nghe nói Ba Kỉnh trước đây là học trò và là đệ tử cuả Tám Thọ trong kháng chiến..

Tỵ,chung phòng ngủ tập thể với Lệ Hoa và là bạn thân thiết nhất cuả Lệ Hoa, vì họ cùng học sơ cấp với nhau ở Saigon và cùng xuống công tác ở phòng tiền tệ ngân hàng tỉnh Bến Tre rất sớm, từ những năm 1976... đã bỏ về TP và nghe nói đã vượt biên...

Sau khi Tư Thung, thủ kho NH, bị sa thải, vì phản ứng cuả tôi cũng như dư luận xì xào về việc tôi xin chuyển công tác, .vì sống và làm việc, ăn,ở tập thể ... nó giống như 1 đại gia đình.. nhất là trong khung cảnh nhỏ bé một ngân hàng tỉnh, nhất cử, nhất động cuả mỗi người đều được mọi người biết và chú ý... thêm vào đó thói ngồi lê đôi mách...vẫn là truyền thống xưa nay cuả những người vùng quê... hay ở những tỉnh nhỏ.. Do đó mọi việc làm cuả tôi và cũng như mọi người khác đều được mọi người biét đến... đã làm cho Tư Sắn phần nào mất uy tín, vì Tư Thung là người nhà của Tư Sắn đã đưa vào ngân hàng làm việc.

Hơn nữa, trong đơn xin chuyển công tác, lý do tôi đưa ra là điều kiện làm việc tồi tệ...vì tôi đã bị đe doạ tới tính mạng......nên không thể tiếp tục làm việc ở NH Bến Tre được nữa... đã ngầm lên án Ban Giám đốc ngân hàng về điều kiện làm việc ở đây, ngoài ra, việc Tư THung bị sa thải , cũng cho thấy những người có quyền chức tại đây đã đưa con ông, cháu cha cuả mình vào làm việc, dù họ chẳng có tài năng hay đức đ gì ... ,vì bản thân Tư THung chỉ là bộ đội chuyển ngành, mà chẳng qua một trường lớp ngân hàng nào hết..

Tất cả những điều này đã đã tạo ra 1 áp lực rất lớn, buộc Tám Thọ và Tư Sắn phải thoả thuận với nhau để buộc Tư Thung nghỉ việc, ... mà Tư Sắn không thể bênh vực hay chống đỡ được.,.tuy Tư THung mới phạm tội lần đầu... và cũng chưa gây ra hậu quả gì nghiêm trọng...vì dù muốn dù không, tôi cũng là 1 gương mặt sáng giá tại đây, đang được hàng ngũ lãnh đạo đánh giá và tín nhiệm rất cao...

Sau đêm kinh hoàng đó, và hậu quả cuả việc đơn xin chuyển công tác cuả tôi, đã dẫn tới hàng loạt những áp lực kinh tế cuả Ban Giám đốc ngân hàng tỉnh Bến Tre đã giáng xuống tôi...,đó là những mất mát về vật chất mà tôi phải gánh chịu, nhưng cái mất mát lớn nhất đối với tôi, chính là lòng nhiệt tình cuả 1 người trẻ, với hoài bão muốn đóng góp cho đất nước, để xây dựng 1 xã hội công bằng hơn,và tốt đẹp hơn...

Tôi yêu sự công bằng... và sẵn sàng đấu tranh cho sự công bằng..Đó cũng là động lực và lý do tại sao sau khi nghe câu chuyện cuả Bích Vân, đã thôi thúc tôi đề nghị Ban lãnh đạo NH, kiểm tra ngân hàng Mỏ Cày để mọi việc sáng tỏ và công bằng.

Giờ đây... và những ngày tháng sau đó, tôi không còn hào hứng đi công tác dưới huyện nưã, vì nhóm bạn cùng trường và cùng xuống Bến Tre ngày nào, 38 đưá, nay đã bỏ việc gần hết, tất cả chỉ vỏn vẹn còn 7 người: 3 ở ngân hàng tỉnh và 4 ở ngân hàng huyện..và chỉ còn 2 đưá con gái, là tôi, ở ngân hàng tỉnh và hai là Bùi Xuân Yếng ở ngân hàng huyện Giồng TRôm, vì đây là quê hương cuả Yếng ( huyện Giồng TRôm ) và 3 ngân hàng Bình Đại, THạnh Phú và Ba Tri, mỗi ngân hàng huyện chỉ còn 1 người là trai, 3 ngân hàng không còn 1 người nào là THị xã, Mỏ Cày và Chợ Lách.

Trong nhóm bạn xuống Bến tre , tôi chỉ có 1 người bạn duy nhất và thân nhất , đã học chung lớp, chung tổ ở Trường Đại học kinh tế là TRần Minh Tuấn, nhưng tôi đã thất vọng rất nhiều về Minh Tuấn, sau khi xảy ra đêm kinh hoàng đó, Minh Tuấn có mặt ở nhà ở tập thể, ngay bên hông toà nhà mà chúng tôi ngủ nghỉ, cái cửa sổ ở chỗ giường Kim Cúc mở ra và nhìn xuống là nhà ở tập thể cuả Trần Minh Tuấn và Nguyễn văn Thống, học chung trường với tôi, nhưng không có một ai đã can thiệp hay trợ giúp chúng tôi, mặc dù chúng tôi đã la hét kêu cầu cứu. …

Tôi cảm thấy cô đơn và lạc lõng... mỗi khi đi công tác xuống huyện, khi mà những ngươì bạn chung trường với tôi đã bỏ về gần hết...cũng như không còn đề nghị cái này.. hay đề xuất cái kia.. với Ban Giám đốc. Tôi cảm thất bất lực, vì bản thân tôi cũng đang gặp bế tắc và nan giải...

Quan hệ giữa tôi với Ban Giám đốc tuy vẫn diễn ra bình thường, nhưng đã có một sự lạnh nhạt từ bên trong và 1 khoảng cách nhất định giưã tôi và Ban GIám đốc, sau khi tôi đã nộp đơn xin chuyển công tác và đã thất bại, vì không được giải quyết.., nhất là sau khi có sự thay đổi nhân sự trong hàng ngũ lãnh đạo ngân hàng tỉnh, và đối với tôi, họ không còn là những người đồng nghiệp cuả tôi, mà là những người mà tôi phải đối phó... để bảo vệ cho mình...

Tôi chỉ muốn làm sao được về thành phố, càng sớm càng tốt, được gần gũi gia đình..., nơi mà tôi cảm thấy là chỗ dưạ ấm áp và yên ổn nhất..về vật chất cũng như về tinh thần...và tôi đã cố gắng mọi nỗ lực... để tìm kiếm mọi cơ hội về thành phố..

No comments:

Post a Comment