Bài 6 - Ngày ra trường...
và bắt đầu làm việc...
Vì tình trạng thiếu người làm
việc trầm trọng trong các ngân hàng toàn miền Nam , sau khi hầu như tất cả
những người làm việc trong lãnh vực ngân hàng trước 75 đã bị sa thải, và chỉ có
1 số rất ít, không có chức vụ quan trọng, được lưu dụng để tiếp tục điều hành
công việc.
Và sau 3 năm học tập dưới mái
trường Đại học Kinh tế của chế độ xã hội chủ nghiã, thời gian thấm thoát thoi
đưa..., lật bật đã đến ngày ra trường..và chúng tôi được công nhận đã tốt
nghiệp ngành ngân hàng , hệ Cao Đẳng, 3 năm,( chủ yếu các môn học là lịch sử và
chính trị cuả Đảng, triết lý Mác Lê.. và 1 vài môn học khác có liên quan đến
ngân hàng như kế toán, tín dụng.... trong đó điểm thi các môn chính trị và
triết lý Mác Lê là yếu tố quyết định để 1 sinh viên được công nhận tốt nghiệp
hay không), bọn chúng tôi được tống ra trường để đáp ứng sự thiếu hụt về nhân
sự này.
.Ngày 27 tháng 10 năm 1977 , nhóm
sinh viên chúng tôi , 38 đưá được phân công xuống ngân hàng tỉnh Bến Tre nhận
nhiệm sở..số còn lại , đã được phân công xuống tất cả các ngân hàng các tỉnh
miền Nam, và xuống tận Cà Mau.
Sự phân công này dưạ trên lý lịch
của từng ngươì, và hầu như chỉ có 1 số rất ít đếm trên đầu ngón tay, là những
người có liên quan đến gia đình cách mạng mới được phân công ở Saigòn, bây giờ
đã được gọi là TP HCM. và những ngươì có lý lịch liên quan đến ”nguỵ quân” hay
”nguỵ quyền” ít hay nhiều, nặng hay nhẹ sẽ đươc phân công đi các tỉnh gần TP
Saigon hay phải đi những nơi xa xôi hẻo lánh như Kontum, Pleiku, Ban Mê
Thuật...v.v...
Chính sự phân công dưạ trên lý
lịch này, cũng như phải đi xa gia đình để làm việc, nên 1 số đã bỏ việc, một số
ít vì hoàn cảnh gia đình, cần phải làm việc đã cố gắng đi các nơi hẻo lánh như
Kon Tum, Pleiku, Ban Mê THuật để làm việc và cũng không ít 1 số đã chết vì bị
sốt rét, ngã nước...., điều kiện làm việc quá tồi tàn và thiếu thốn và với đồng
lương chết đói...
Gọi là tốt nghiệp, vì đã thi đậu
trong các môn học và kỳ thi do trường Đại Học Kinh tế tổ chức, nhưng chẳng có
giấy tờ gì cả.. Và để chúng tôi
không bỏ việc, Ban Giám hiệu nói
rằng chúng tôi chỉ được chính thức công nhận và phát bằng tốt nghiệp, sau thời
gian tập sự 2 năm , và được công nhận đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cuả
ban lãnh đạo ngân hàng sở tại, nơi được phân công, chưa kể bị đe doạ sẽ phải
bồi hoàn tiền học phí 3 năm, nếu bỏ việc... với mức lương tập sự là 85% cuả bậc
lương khởi điểm cuả hệ Cao Đẳng là 55 đồng( thời bấy giờ), nghiã là vỏn vẹn có
48 đồng và 85 xu 1 tháng, sau khi hết hạn 2 năm, nếu được công nhận mới được
lĩnh lương khởi điểm cuả hệ Cao Đẳng là 55 đồng.
Cũng cần nói thêm là được phân
công xuống Bến Tre, thành phố cách Sài gòn chỉ khoảng 87 km để làm việc, đối
với tôi là 1 sự vô cùng may mắn, nhờ sự khuyến cáo và quyết định đúng đắn cuả
mẹ tôi là đã không khai cha tôi là "thiếu tá cảnh sát”... mà chỉ là khai
nghề nghiệp cha tôi là "buôn bán " ngay từ những ngày đầu tiên sau
năm 1975 phải kê khai lý lịch để đi học lại, và cũng nhờ sau năm 1968 bị cháy
nhà, được chính phủ đền bù, mẹ tôi được bốc thăm và được cấp 2 căn nhà 1 căn
lầu 1 và 1 căn lầu 2 , hoàn toàn biệt lập nhau, ở chung cư Nguyễn THiện THuật,
( vì nhà trước khi bị cháy có diện tích khá rộng, khoảng 100 m2 , chưa kể có
cái sân vườn nho nhỏ, mẹ tôi đã chạy luật sư và được ưu tiên bốc 2 lần 2 căn
nhà khác nhau, trong đó 1 căn là gia đình tôi, gồm bố mẹ và các em tôi trong 1
gia đình ở lầu 1, có chung sổ gia đình, nay gọi tên là hộ khẩu, và 1 mình tôi
là 1 gia đình riêng ở lầu 2, với sổ gia đình riêng ( hộ khẩu riêng ) , đã giúp
cho việc kê khai lý lịch của tôi, được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Ngày đầu tiên đi xuống Bến Tre để
làm việc là 1ngày buồn rười rượi với tôi, vì lần đầu tiên phải xa gia đình,
chưa kể ngổn ngang 100 mối trong lòng... vì không biết cuộc sống mới sẽ ra sao
và mình phải thích ứng như thế nào …
Trước năm 1956 nơi đây gọi là
tỉnh Kiến Hòa, nơi đây đã là vùng xôi đậu... nghiã là ban ngày là quân "
quốc gia" kiểm soát, và ban đêm là việt cộng kiểm soát, với những trận
đánh vô cùng khốc liệt giưã quân đội cuả chính phủ và quân du kích việt cộng.
Là quê hương của những phong trào " Đồng KHởi" nơi nổi tiếng là quê
hương cuả " cách mạng" với Đại tá tình báo cuả Việt Cộng Phạm ngọc
Thảo, tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre, điệp viên cao cấp cuả Việt cộng cài vào bộ máy
chính quyền cho đến năm 1964...
Tỉnh Bến Tre năm 1977 gồm 1 thị
xã, (hiện nay được gọi là thành phố Bến Tre) và 7 huyện, bao gồm: Châu Thành,
Giồng Trôm, Mỏ Cày, Ba tri, Bình Đại, Thạnh Phú và Chợ Lách. Hiện nay, thị xã
Bến Tre được đổi là TP Bến tre và 8 huyện ( bao gồm Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc.
Đó là 1 tỉnh lỵ nhỏ, nghèo và
buồn...với diện tích 2360 km2 nằm trên 3 cù lao: Cù lao An Hoá, Cù lao Bảo và
cù lao Minh, bao bọc bởi 4 nhánh cuả sông Cửu Long, gồm sông Tiền, Sông Ba Lai,
sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. mà tài nguyên chẳng có gì ngoài chuối và dưà,
chưa kể đất đai bị bỏ hoang và tàn phá bởi chiến tranh....
Dù chỉ cách tỉnh Tiền Giang , TP
Mỹ Tho, 1 cái Bắc , qua Phà Rạch
Miễu, trù phú và giầu có bao
nhiêu, thì Bến Tre , nghèo nàn, kiệt quệ bấy nhiêu ..Cả tỉnh năm 1977 chỉ có 1
vài cái xe đạp kéo ( xe đạp đàng trước, kéo sau là 1 xe thồ 2 bánh để chở
khách)....nhưng thành phố cũng khá thơ mộng
Bến Tre, quê hương cuả xứ dưà..
với những hàng dưà xoả bóng... bên cạnh giòng sông bao quanh thành phố..và đã
nổi tiếng với ông Đạo Dưà, là một tôn giáo do ông kỹ sư NGuyễn Thành Nam.( 1910-1990) sáng lập tại Bến Tre. Đạo Dừa chủ trương
hòa đồng tôn giáo, tổng hợp nhiều tôn giáo, đặc biệt là Phật
giáo, Kitô giáo.
Và sau 3 năm học tập dưới mái trường Đại học Kinh tế của
chế độ xã hội chủ nghiã, thời gian thấm thoát thoi đưa..., lật bật đã đến ngày
ra trường..và chúng tôi được công nhận đã tốt nghiệp ngành ngân hàng , hệ Cao
Đẳng, 3 năm,( chủ yếu các môn học là lịch sử và chính trị cuả Đảng, triết lý
Mác Lê.. và 1 vài môn học khác có liên quan đến ngân hàng như kế toán, tín
dụng.... trong đó điểm thi các môn chính trị và triết lý Mác Lê là yếu tố quyết
định để 1 sinh viên được công nhận tốt nghiệp hay không), bọn chúng tôi được
tống ra trường để đáp ứng sự thiếu hụt về nhân sự này.
Ngày 27 tháng 10 năm 1977 , nhóm sinh viên chúng tôi , 38
đưá được phân công xuống ngân hàng tỉnh Bến Tre nhận nhiệm sở..số còn lại , đã
được phân công xuống tất cả các ngân hàng các tỉnh miền Nam, và xuống tận Cà
Mau.
Sự phân công này dưạ trên lý lịch của từng ngươì, và hầu
như chỉ có 1 số rất ít đếm trên đầu ngón tay, là những người có liên quan đến
gia đình cách mạng mới được phân công ở Saigòn, bây giờ đã được gọi là TP HCM.
và những ngươì có lý lịch liên quan đến ”nguỵ quân” hay
”nguỵ quyền” ít
hay nhiều, nặng hay nhẹ sẽ đươc phân công đi các tỉnh gần TP Saigon hay phải đi
những nơi xa xôi hẻo lánh như Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuật...v.v...Chính sự
phân công dưạ trên lý lịch này, cũng như phải đi xa gia đình để làm việc, nên 1
số đã bỏ việc, một số ít vì hoàn cảnh gia đình, cần phải làm việc đã cố gắng đi
các nơi hẻo lánh như Kon Tum, Pleiku, Ban Mê THuật để làm việc và cũng không ít
1 số đã chết vì bị sốt rét, ngã nước...., điều kiện làm việc quá tồi tàn và
thiếu thốn và với đồng lương chết đói...
Gọi là tốt nghiệp, vì đã thi đậu trong các môn học và kỳ
thi do trường Đại Học Kinh tế tổ chức, nhưng chẳng có giấy tờ gì cả.. Và để
chúng tôi không bỏ việc, Ban Giám hiệu nói rằng chúng tôi chỉ được chính thức
công nhận và phát bằng tốt nghiệp, sau thời gian tập sự 2 năm , và được công
nhận đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cuả ban lãnh đạo ngân hàng sở tại,
nơi được phân công, chưa kể bị đe doạ sẽ phải
bồi hoàn tiền học
phí 3 năm, nếu bỏ việc...với mức lương tập sự là 85% cuả bậc lương khởi điểm
cuả hệ Cao Đẳng là 55 đồng( thời bấy giờ), nghiã là vỏn vẹn có 48 đồng và 85 xu
1 tháng, sau khi hết hạn 2 năm, nếu được công nhận mới được lĩnh lương khởi
điểm cuả hệ Cao Đẳng là 55 đồng.
Cũng cần nói thêm là được phân công xuống Bến Tre, thành
phố cách Sài gòn chỉ khoảng 87 km để làm việc, đối với tôi là 1 sự vô cùng may
mắn, nhờ sự khuyến cáo và quyết định đúng đắn cuả mẹ tôi là đã không khai cha
tôi là "thiếu tá cảnh sát”... mà chỉ là khai nghề nghiệp cha tôi là
"buôn bán " ngay từ những ngày đầu tiên sau năm 1975 phải kê khai lý
lịch để đi học lại, và cũng nhờ sau năm 1968 bị cháy nhà, được chính phủ đền
bù, mẹ tôi được bốc thăm và được cấp 2 căn nhà 1 căn lầu 1 và 1 căn lầu 2 ,
hoàn toàn biệt lập nhau, ở chung cư Nguyễn THiện THuật, ( vì nhà trước khi bị
cháy có diện tích khá rộng, khoảng 100 m2 , chưa kể có cái sân vườn nho nhỏ, mẹ
tôi đã chạy luật sư và được ưu tiên bốc 2 lần 2 căn nhà khác nhau, trong đó 1
căn là gia đình tôi, gồm bố mẹ và các em tôi trong 1 gia đình ở lầu 1, có chung
sổ gia đình, nay gọi tên là hộ khẩu, và 1 mình tôi là 1 gia đình riêng ở lầu 2,
với sổ gia đình riêng ( hộ khẩu riêng ) , đã giúp cho việc kê khai lý lịch của
tôi, được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Ngày đầu tiên đi xuống Bến Tre để làm việc là 1ngày buồn
rười rượi với tôi, vì lần đầu tiên phải xa gia đình, chưa kể ngổn ngang 100 mối
trong lòng... vì không biết cuộc sống mới sẽ ra sao và mình phải thích ứng như
thế nào …
Trước năm 1956 nơi đây gọi là tỉnh Kiến Hòa, nơi đây đã
là vùng xôi đậu... nghiã là ban ngày là quân " quốc gia" kiểm soát,
và ban đêm là việt cộng kiểm soát, với những trận đánh vô cùng khốc liệt giưã
quân đội cuả chính phủ và quân du kích việt cộng. Là quê hương của những phong
trào " Đồng KHởi" nơi nổi tiếng là quê hương cuả " cách
mạng" với Đại tá tình báo cuả Việt Cộng Phạm ngọc Thảo, tỉnh trưởng tỉnh
Bến Tre, điệp viên cao cấp cuả Việt cộng cài vào bộ máy chính quyền cho đến năm
1964...
Tỉnh Bến Tre năm 1977 gồm 1 thị xã, (hiện nay được gọi là
thành phố Bến Tre) và 7 huyện, bao gồm: Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Ba tri,
Bình Đại, Thạnh Phú và Chợ Lách.
Hiện nay, thị xã Bến Tre được đổi là TP Bến tre và 8
huyện ( bao gồm Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc.
Đó là 1 tỉnh lỵ nhỏ, nghèo và buồn...với diện tích 2360
km2 nằm trên 3 cù lao: Cù lao An Hoá, Cù lao Bảo và cù lao Minh, bao bọc bởi 4
nhánh cuả sông Cửu Long, gồm sông Tiền, Sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ
Chiên. mà tài nguyên chẳng có gì ngoài chuối và dưà, chưa kể đất đai bị bỏ
hoang và tàn phá bởi chiến tranh....
Dù chỉ cách tỉnh Tiền Giang , TP
Mỹ Tho, 1 cái Bắc , qua Phà Rạch Miễu, trù phú và giầu có bao nhiêu, thì Bến
Tre , nghèo nàn, kiệt quệ bấy nhiêu ..Cả tỉnh năm 1977 chỉ có 1 vài cái xe đạp
kéo ( xe đạp đàng trước, kéo sau là 1 xe thồ 2 bánh để chở khách)....nhưng
thành phố cũng khá thơ mộng
Bến Tre,
quê hương cuả xứ dưà.. với những hàng dưà xoả bóng... bên cạnh giòng sông bao
quanh thành phố..và đã nổi tiếng với ông Đạo Dưà, là một
tôn giáo do ông kỹ sư NGuyễn Thành Nam.( 1910-1990) sáng lập tại Bến Tre. Đạo Dừa chủ trương
hòa đồng tôn giáo, tổng hợp nhiều tôn giáo, đặc biệt là Phật
giáo, Kitô giáo.
Bài 7: Nhận nhiệm sở...
Trụ sở chính cuả ngân hàng tỉnh Bến Tre nằm trong khu
dinh thự cuả Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bến tre, trước năm 75 đây là dinh tỉnh trưởng
tỉnh Kiến Hoà.
Cũng cần biết thêm, dưới chế độ Việt Cộng , thì chủ tịch
nhân dân tỉnh , là cơ quan đầu não cuả tỉnh, mà chủ tịch uỷ Ban nhân dân có
quyền lực tối cao trên tất cả các ban ngành (như ngân hàng, tài chính, giáo
dục, y tế, thuế , bệnh viện..v.v..) chỉ đạo và chi phối tất cả các ban ngành..và
ngân hàng tỉnh chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp và chỉ đạo các ngân hàng cơ sở như
ngân hàng thị xã và các ngân hàng huyện, mà không trực tiếp giao dịch với khách
hàng...tư nhân hoặc xí nghiệp.
Được kiến trúc theo kiểu Pháp, có thể nói đây là công
trình kiến trúc đẹp và cổ nhất còn sót lại của Thành phố, với kiểu kiến trúc
như 1 dinh thự đồ sộ, với 2 cánh cưả sắt như dinh Độc Lập, lúc nào cũng có 2
bảo vệ mặc quân phục công an màu vàng, bồng súng đứng gác..
Trước dinh là 1 cái sân rộng mà có thể chưá hàng ngàn
lính duyệt binh, và có chỗ đậu xe cho cả trăm xe hơi, chung quanh dinh sân
trồng những cây dưà và cây cảnh, đàng sau dinh là 1 toà nhà 2 tầng, cũng kiến
trúc theo kiểu pháp, vuông vắn và cao ráo mà 4 bề là cưả sổ, nên rất thoáng
mát..., diện tích khoảng 200 m2, có lẽ trước đây là nơi cư ngụ cuả gia đình
tỉnh trưởng, nay được làm trụ sở chính cuả ngân hàng tỉnh.
Ngôi nhà tuy đã cũ nhưng vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp và cổ
kính cuả nó, nếu không bị những căn nhà phụ cấp 4 được xây dựng thêm ngang dọc
chung quanh nhà, mà trước đó là vườn cây với những bãi cỏ xanh mát và được
trồng cây và hoa chung quanh , nay đã được thay thế làm chỗ làm việc và nơi ở
tập thể cho cán bộ, nhân viên ngân hàng tỉnh,đã làm mất đi vẻ đẹp cuả nó, vì
công trình chính đã bị che chắn và án hướng...
Toà nhà có 2 tầng, tầng dưới là phòng làm việc cuả giám
đốc, phòng kế hoạch và tiền tệ, phòng kho quỹ dự trữ tiền mặt để giao cho ngân
hàng thị xã và các huyện. Đó cũng là lý do tại sao ngân hàng tỉnh đã ở trong
khuôn viên toà dinh thự cuả Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, vì lý do an toàn...
Riêng phòng hành chính, căn tin và nhà bếp được xây dựng
thêm bên cạnh , lúp xúp để có chỗ làm việc và nấu ăn cho nhân viên .
Cạnh nhà bếp là nhà tắm cho nhân viên ở tập thể và chỉ có
1 phòng duy nhất. Gọi là nhà tắm nhưng không có cưả gì cả , mà được chắn ngang
bởi 1 bức tường cao tới cổ để che thân , ngươì đứng ngoài có thể thấy ai đang
tắm ở bên trong, bên trong có 1 hồ nước nhỏ và 1 vòi nước chảy vào hồ. không có
vòi hoa sen hay douche tắm gì cả.
Nhà bếp thì bụi bậm, và khói đen vây kín, vì đun củi,
cùng màng nhện tứ tung mà chắc rằng không được làm vệ sinh bao giờ, ngoại trừ
cái nền được quét dọn qua loa mỗi ngày để có chỗ nấu ăn.
Bên hông toà nhà là 4 căn nhà cấp 4 được xây dựng thêm để
có chỗ ở cho nhân viên ở tập thể, trong đó 1 căn là nhà ở cuả phó giám đốc Bùi
văn Sắn, còn gọi là Tư Sắn, và 1 căn là chỗ ở cuả gia đình trưởng phòng hành
chính, và 2 căn nhà còn lại là chỗ ở cuả nhân viên, trong đó có 2 người bạn cuả
tôi.Mỗi căn nhà khoảng 20 m2 và không có toilet hay nhà tắm gì cả . Tất cả nhân
viên , kể cả giám đốc ngân hàng tỉnh khoảng 30, 40 người, và khoảng 20 người ở
tập thể, dùng chung 1 nhà tắm và 3 nhà vệ sinh chung .
Trên lầu có 2 phòng : 1 phòng với diện tích khoảng 30 m2
, là chỗ ở tập thể cuả 6 ngươì, trong đó có tôi, và 1 phòng nữa là nơi làm việc
cuả phòng tổ chức khoảng 3, 4 ngươì.
Sở dĩ tôi mô tả nơi làm việc cũng như chỗ ở để tất cả các
bạn có thể hình dung ra điều kiện làm việc và sinh sống như thế nào.. cũng như
có 1 sự kiện xảy ra sau này...mà cũng nhờ toà nhà được thiết kế theo kiểu pháp,
thành cửa sổ được xây dựng cao đến ngực ... mà tôi đã thoát chết ..hay nhẹ nhất
cũng bị tàn tật....
Tiếp chúng tôi ngày 27-10-1977 là ông Đỗ hiếu Liêm giám
đốc ngân hàng tỉnh Bến tre, phó giám đốc phụ trách tổ chức là ông Tám Thọ , kế
toán trưởng ngân hàng tỉnh là anh Hoàng Tục, cán bộ miền Bắc được chi viện vào
Nam năm 1976 để giúp ngân hàng miền Nam trong buổi giao thời.và 8 trưởng ngân
hàng, gọi tắt là trưởng hàng ( tương đương giám đốc) của ngân hàng thị xã và 7
ngân hàng huyện.
38 đưá chúng tôi được tập trung ở căn tin, cạnh nhà bếp,
nơi có những chiếc bàn dài và ghế dài gắn liền nhau để cho nhân viên ở tập thể
có chỗ ăn uống. Trên mặt bàn chúng ta vẫn có thể ngửi thấy mùi thức ăn hay nước
mắm vây ra bàn, mà đã không được lau chùi sạch sẽ.
Sau vài lời xã giao là rất vui được tiếp nhận chúng tôi
là người cuả Ngân hàng Trung ương phân bổ về để làm việc ở tỉnh Bến Tre, ông
Tám Thọ thay mặt Giám đốc đọc quyết định phân công từng người... và chỉ có 3
người làm việc ở ngân hàng tỉnh, trong số đó có tôi làm phòng kế toán và 2 anh
bạn khá thân là Trần Minh Tuấn và Nguyễn văn Thống được phân công về trường
nghiệp vụ sơ cấp ngân hàng tỉnh, mà Tám Thọ kiêm nhiệm làm hiệu trưởng. Gọi là
trường... nhưng thực tế chỉ là 1 lớp học, diện tích khoảng 20 m2, được xây dựng
thêm bằng mái tôn , bên cạnh phòng kế toán cuả ngân hàng tỉnh mà thôi.
Số còn lại 35 người được phân công về ngân hàng thị xã và
các ngân hàng huyện.và được các trưởng ngân hàng huyện dẫn về các huyện....
Sau khi nhận quyết định phân công xong, thì anh Hoàng Tục
dẫn tôi về phòng kế toán. Đó là 1 cơ sở ngân hàng phát triển nông thôn cũ trước
năm 1975, cách trụ sở chính cuả ngân hàng và Uỷ Ban nhân dân tỉnh khoảng 200m,
nằm biệt lập và khá khang trang và tương đối tiện nghi.
Tôi được
giao làm kế toán tổng hợp ở ngân hàng tỉnh, với nhiệm vụ là lập kế hoạch kinh
doanh cho toàn ngân hàng tỉnh.( Phần thu chủ yếu là thu lãi .. và phần chi là
các khoản chi phí để điều hành 1 ngân hàng như chi lương, văn phòng phẩm, vật
dụng linh tinh v.v... chênh lệch giưã kế hoạch thu và kế hoạch chi là kế hoạch
lãi cuả ngân hàng , hàng quý và gởi về ngân hàng TRung Ương ở Hà nội để xét
duyệt cũng như xin kinh phí, và sau đó sẽ phân bổ kế hoạch kinh doanh này cho
ngân hàng thị xã và các ngân hàng huyện,để thực hiện kế hoạch đã giao.( bao gồm
thu lãi cũng như kinh phí chi tiêu cho các ngân hàng cơ sở..)
Ngoài ra,
vì thiếu ngươì làm việc, nên tôi phụ trách thêm các công trình sưả chưã lớn và
xây dựng cơ bản, thực chất là xây dựng thêm các phòng giao dịch ở thị xã và các
huyện để mở rộng các hoạt động dịch vụ như huy động tiết kiệm ...như những chân
rết cuả ngân hàng .
Công việc
cũng không có gì khó khăn, chỉ cần lập kế hoạch thu chi và tập hợp cho toàn
tỉnh, cũng như tính tóan các định mức theo đầu ngươì mà ngân hàng Trung Uuơng
đã quy định như văn phòng phẩm..cũng như các khoản thu chi khác..., kèm theo là
bản thuyết minh về kế hoạch kinh doanh đó.
Công việc
cũng tạm ổn và nghề dạy nghề ... nên tôi trở nên thuần thục hơn, thay vì buổi
đầu hơi bỡ ngỡ.... thì có 1 sự việc xảy ra....
Bài 8: Ngược gió.... và hội nghị các trưởng hàng lần thứ
nhất....
Thời thế tạo anh hùng..., thời thế tạo bần cùng...Một buổi
chiều ngày thứ ba... giữa tháng tư ( đầu quý 2 hàng năm ) năm 1978...sau khi ra
trường vưà 6 tháng, một cú điện thoại từ văn phòng giám đốc, ông Sáu Liêm, gọi
cho Hồ Thanh Trung, còn gọi là Ba Trung, phó phòng kế toán ngân hàng tỉnh Bến
Tre,không biết 2 người đã trao đổi nhau những gì và sau đó Ba Trung cho biết
Hiền phải quay về trụ sở ngân hàng tỉnh Bến Tre, để gặp ông Sáu Liêm, Giám đốc
ngân hàng tỉnh Bến Tre, gấp...
(Như đã thuật trong bài viết kỳ trước, phòng kế toán cuả
ngân hàng tỉnh Bến Tre nằm biệt lập ở ngoài dinh chủ tịch ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
và trụ sở chính cuả ngân hàng tỉnh và cách đó khoảng 300 m)
Thời gian này anh Hoàng Tục là trưởng phòng kế toán đi
phép ở Vĩnh Phú (Bắc Việt Nam) để thăm gia đình, nên Ba TRung tạm thay thế điều
hành công việc kế toán cuả ngân hàng..
Không biết chuyện gì đã xẩy ra..., nhưng khá bất
thường....
Đến nơi, tôi nhận thấy ông Sáu Liêm có vẻ bức xúc, và đang
đi lại ... trong phòng.
Khi thấy tôi, ông bảo tôi ngồi xuống và nói luôn: "
Bây làm ăn làm sao mà anh em Trưởng hàng nó phản ảnh " Ngân hàng tỉnh
không sâu sát ngân hàng cơ sở.”..,
Ngân hàng Mỏ Cày nó nói với tao, khả năng thu lãi cuả nó
có 50.000 $, bây duyệt 70.000 $, trong khi nhu cầu chi cuả nó là 100.000$, bây
duyệt 60.000$ , ngân hàng Ba Tri, Ngân hàng Chợ Lách ... nó đều than phiền... ”
khả năng thu cuả nó ít, Bây duyệt thu nhiều, trong khi khả năng chi cuả nó
nhiều, Bây duyệt ít, mà không căn cứ vào tình hình thực tế cuả ngân hàng huyện..."
Hơi bất ngờ nhưng tôi bình tĩnh nói: ”Bác Sáu, con muốn
bác Sáu ngày mai triệu tập ngân hàng thị xã và 7 ngân hàng huyện, để con làm
việc với họ."
Đến bây giờ nghĩ lại.. tôi không khỏi tự hỏi: làm sao tôi
có thể quyết định nhanh chóng và phản ứng ngay lập tức như thế?
và tuy chỉ có 3 hay 4 ngân hàng phản ảnh về công việc cuả
tôi, mà tôi đòi yêu cầu triệu tập tất cả 8 ngân hàng như vậy..., vì tôi biết
rằng các ngân hàng còn lại, tuy chưa nói ra trực tiếp , nhưng họ cũng ngấm ngầm
phản đối và bất mãn ở trong lòng..., nên tôi cần giải thích và chận đứng ngay..
Ông Sáu tỏ ra trấn tĩnh hơn, và nói: " Bây nói Ba
Trung gọi điện thoại cho Trưởng hàng ngân hàng thị xã và 7 ngân hàng huyện ,
kêu ngày mai 10 giờ lên gặp tao."
Đến bây giờ nghĩ lại, tôi cảm thấy sao mình có thể cả gan
và bạo dạn đến như vậy...?
vì tôi chỉ là 1 sinh viên mới ra trường, chân ướt, chân
ráo... và đang trong thời gian tập sự, chưa có 1 chức vụ gì ,việc này nếu quả
đúng như vậy, thì đó là trách nhiệm trưởng phòng kế toán, hay phó phòng, là
lãnh đạo với nhau và cùng vai vế với họ, phải giải thích và làm việc với họ, vì
con dại cái mang... rồi sau đó, nếu cần, sẽ khiển trách tôi sau....chứ …!
Xin nói thêm về các chef cuả tôi...
Hồ Thanh Trung, còn gọi là Ba Trung, là phó phòng kế toán
ngân hàng tỉnh Bến Tre, ngươì điạ phương.
Ba Trung bằng tuổi với tôi, khá thông minh, tuy chỉ có
bằng trung cấp ngân hàng , nhưng là cán bộ nằm vùng, lại có tuổi đảng, nên được
phân công làm phó phòng kế toán.
Đối với tôi, Ba Trung có vẻ hơi kính nể , vì tôi có bằng
đại học hơn Ba Trung , và hơn nữa, Ba Trung biết rằng tôi không có ý định cắm
dùi nơi này, mà chỉ mong được về thành phố làm việc, gần gia đình, nên tôi
không phải là địch thủ để tranh dành ảnh hưởng với Ba Trung.
Ngoài ra, những công việc cần thuyết trình trước công
chúng hay thuyết minh bằng văn bản lên ngân hàng Trung ương, hoặc là anh Hoàng
Tục hay tôi đảm nhiệm. Ba Trung không có khả năng này.
Ông Đỗ hiếu Liêm, hay chúng tôi gọi là bác Sáu Liêm, năm
đó ông cũng khoảng 58 tuổi rồi, là Giám đốc ngân hàng tỉnh Bến Tre.
Ông Sáu xuất thân là nông dân, nên có phong cách cuả 1
người bình dân., vì bất mãn với chính quyền đệ nhất cộng hoà bắt dân vào ấp
chiến lược , và được quân đội giải phóng, giáo dục và giác ngộ, nên ông đã vào
bưng để hoạt động cách mạng.
Phải nói thêm là bác Sáu , tuy là giám đốc, nhưng hầu như
không qua 1 trường lớp đào tạo chuyên môn nào, ông được bổ nhiệm làm giám đốc,
vì có công với cách mạng, nghe nói là trước năm 75, ông trốn vào mật khu, còn
gọi là Cục R hoạt động ( cục Rờ, là tổ chức đại diện cho Mặt trận giải phóng
Miền Nam) để hoạt động kinh tài cho họ, nuôi tổ chức kháng chiến … , và vợ ông
là bác Sáu gái, rất đảm đang, chịu thương , chịu khó, buôn bán , làm ruộng và
gánh gạo vào nuôi chồng và tiếp tế cho Mặt trận cũng như tạo điều kiện cho ông
hoạt động.
Nay tuy đã hoà bình, bà Sáu như bao nhiêu ngươì phụ nữ
Việt Nam khác, vẫn ở quê và tận tuỵ hy sinh cho chồng . Thỉnh thoảng bà Sáu vẫn
ra thăm ông ở ngân hàng, và đem thức ăn cho ông bồi dưỡng thêm.
Ngoài ra thì 1 số trưởng hàng huyện, người Bến Tre, cũng
có hoàn cảnh tương tự như ông, và có vài ba trưởng hàng là người miền Bắc chi
viện vào.
Họ tương đối có trình độ tương đương trung cấp ngân hàng,
nhưng có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ ngân hàng hơn , vì đã nhiều năm làm
việc trong các ngân hàng tỉnh miền bắc , nên họ có lý luận khá vững chắc theo
đường lối chính trị cuả đảng. Đa số họ cũng khá lớn tuổi và đáng cha, chú hay
anh cuả Hiền.
Trong tất cả cán bộ chi viện từ miền Bắc vào, anh Hoàng
Tục, Trưởng phòng kế toán ngân hàng tỉnh Bến Tre, ngươì Vĩnh Phú (Miền Bắc) là người có trình độ cao
nhất. Anh có bằng đại học tại chức và có nhiều năm kinh nghiệm trong lãnh vực
ngân hàng, nên tương đối được kính nể hơn các cán bộ miền Bắc khác.
Hơn nưã, biết thân phận mình lép vế trước cán bộ miền Nam,
nhất là tại quê hương cuả họ, nên anh không đấu đá gì với họ để tranh quyền,
nên tạm yên thân cũng như mong sớm trở về với gia đình ở quê hương miền Bắc.
Tuy là cùng cán bộ cách mạng với nhau, giữa cán bộ Miền
Nam , (người điạ phương) , và cán bộ miền Bắc họ luôn có sự tranh dành quyền
lực ngấm ngầm với nhau. Cán bộ miền Bắc thì cho mình giỏi hơn, có trình độ
chuyên môn cao hơn, lại có kinh nghiệm nhiều hơn, nên muốn có vai trò làm chef,
làm lãnh đạo như giám đốc ngân hàng hay kế toán trưởng, thay vì chỉ làm phó..
Họ lý luận khá vững vàng, trong khi cán bộ miền Nam thườngít
học hơn, và không có trình độ , hoặc kinh nghiệm chuyên môn gì cả , nhưng có ưu
thế là ở trên quê hương cuả họ, nên thường là các vai trò lãnh đạo như Trưởng
hàng hay kế toán trưởng thường rơi vào tay họ, trong khi cán bộ miền Bắc cho
mình là giỏi hơn , chỉ làm phó ngân hàng hay kế toán phó mà thôi.
Trở lại cuộc họp....
Ngày hôm sau, đúng giờ đã hẹn, mỗi ngân hàng gồm trưởng
ngân hàng và kế toán trưởng cuả ngân hàng Thị xã cùng với 7 ngân hàng huyện,
tất cả là 16 người, đã lục tục kéo đến và tập trung đầy đủ ở Căn tin (vì ngân
hàng không có phòng họp riêng ).
Ngoài ra còn kê thêm 1 cái bàn nhỏ để bác Sáu ngồi chủ toạ
phiên họp ...tôi không có ghế gì cả và đứng cạnh ông Sáu.
Ba Trung, phó phòng kế toán, không tham dự, lấy lý do bận
công việc điều hành phòng kế toán. Hơn nưã, ngay từ ngày hôm trước, khi ông Sáu
Liêm nói tình hình các ngân hàng huyện phản ứng về kế hoạch kinh doanh cuả ngân
hàng , bây giờ đối phó ra sao?
Ba Trung đã khéo léo nói rằng: Anh Tục chỉ phân công Ba
Trung chịu trách nhiệm về kho quỹ và thanh toán liên hàng (nghiã là dịch vụ
thanh toán bù trừ lẫn nhau giưã các ngân hàng qua hệ thống swift) nên anh không
nắm rõ về việc này, mà chị Hiền phụ trách và chịu trách nhiệm, nên để cho chị
Hiền làm việc này...
Sau khi bác Sáu nói chào mừng các Trưởng hàng lên tỉnh làm
việc, và sau khi tất cả đã yên vị ngồi vào chỗ cuả mình, tôi thay mặt bác Sáu
điều khiển phiên họp...
Tôi lần lượt mời từng ngân hàng lên phát biểu ý kiến, từng
trưởng hàng lên phát biểu ý kiến về tình hình kinh doanh cuả huyện mình, kể cả
những ngân hàng không phàn nàn với bác Sáu về việc phê duyệt kế hoạch kinh
doanh hàng quý, hôm nay được dịp, họ cũng tranh nhau nói, nhất là các cán bộ
Trưởng hàng miền Bắc, họ nói rất bài bản và "nghe có lý lắm"..
Ông Sáu ngồi yên..., gương mặt lộ vẻ bối rối...
Không biết vì trời nóng, ngồi họp dưới mái tôn, nên tôi
thấy ông đổ mồ hôi trán... và gương mặt cuả ông đỏ hồng,.. vì ông có bệnh huyết
áp.., hay ông thấy các ngân hàng huyện phản ứng khá mạnh, và không biết trả lời
họ ra sao...?
Để cho tất cả các trưởng hàng nói xong, tôi bắt đầu phát
biểu:
" Tôi thay mặt bác Sáu , xin cám ơn tất cả các trưởng
hàng đã đóng góp ý kiến, nhưng tôi phải nói rằng ngân hàng là 1 đơn vị hạch
toán độc lập, nghiã là lấy thu bù chi và đảm bảo kinh doanh có lãi...
Sở dĩ tôi duyệt kế hoạch thu lãi cuả ngân hàng Mỏ cày và 1
số ngân hàng khác cao, trong khi kế hoạch chi cuả quý vị thấp, đó không phải là
tôi không sâu sát ngân hàng cơ sở, không nắm được tình hình thực tế cuả ngân
hàng quý vị, mà tôi muốn cho quý vị phấn đấu. ...
Nhà nước có kế hoạch bù lổ cho ngành giáo dục, y tế..,
quốc phòng... nhưng không có kế hoạch bù lỗ cho ngân hàng... Do đó , nếu ngân
hàng nào làm ăn bị lỗ lã lâu dài , chi nhiều hơn thu, thì chắc chắn rằng trong
tương lai sẽ bị đóng cửa..."
(Tôi phán...chắc như đanh đóng cột..., mà không biết chính
sách cuả Đảng và Nhà nước ...có như lời tôi nói không nữa...)
Khi tôi nói vưà xong, tất cả đều im lặng như tờ.., không
nhao nhao tranh dành phát biểu như trước... Ông Sáu ngồi kế bên cũng thở ra nhẹ
nhõm...
Sau đó, bác Sáu hỏi có ai muốn phát biểu gì thêm nưã
không. Tất cả đều im lặng và nhất trí....và hội nghị được giải tán, ai về huyện
nấy...
Sau khi các trưởng hàng về hết, bác Sáu gọi tôi vào phòng
làm việc cuả ông và bảo: Hiền, từ rày về sau, có gì bây báo cáo cho tao biết,
để tao nghe lời mấy thằng Trưởng hàng này, có ngày ngân hàng bị đóng
cưả hoặc tao phải đi tù vì chúng cũng nên..."
Gương mặt tỏ ra rất vui... và hài lòng ...vì tôi..
Từ đó về sau, bất cứ đi công tác nơi nào , ông cũng cho
tôi theo, nhất là hàng năm phải đi họp hội nghị quyêt toán cuả ngân hàng Trung
Ương, cơ sở 2, Bến Chương Dương ở TP HCM hay ngân hàng TRung Ương ở Hà nội, về
những chính sách mới cuả ngân hàng Trung Ương , về triển khai lại cho ngân hàng
huyện để thi hành, ông đều cho tôi theo, để ghi chép thay ông và về truyền đạt
lại cho các ngân hàng huyện.
Đó cũng là mở ra những cơ hội cho tôi được gặp gỡ những
nhân vật chóp bu cuả ngân hàng Trung Ương như Tổng giám đốc ngân hàng Trung
Ương, Vụ Trưởng vụ kế toán ngân hàng Trung Ương hay Vụ Trưởng Vụ Tổ Chức cuả
NGân hàng Trung Ương, Võ văn Khẩn....v.v..., người đã giúp đỡ tôi được chuyển
công tác về TP Hồ Chí Minh, sau 3 năm làm việc ở Bến Tre.
Bài 9 : Ngày
8 tháng 3 năm 1979 ….và cái kết....
Ngày 6 tháng 3 năm 1979 ông Tám THọ,
mà chúng tôi thường gọi là chú Tám( xin lỗi các bạn, lâu ngày quá rồi tôi đã
quên mất tên họ cuả ông)
là phó giám đốc phụ trách tổ chức
kiêm hiệu trưởng trường sơ cấp ngân hàng tỉnh Bến tre, ngỏ ý muốn tôi sẽ tổ
chức ngày Lễ Phụ Nữ Quốc tế ngày 8 tháng 3 cho tất cả chị em phụ nữ là cán bộ
và nhân viên ngân hàng tỉnh Bến Tre và ngân hàng THị xã, (cách phòng kế toán
cuả chúng tôi khoảng 500 m, gần chợ Bến Tre.) tại trường sơ cấp ngân hàng...
(Cán bộ là những người đảng viên, để
phân biệt với chúng tôi là nhân viên, không thuộc đảng hay đoàn gì hết)
Trong hàng ngũ Ban Giám đốc ngân
hàng, ông Tám Thọ là người được xem là học thức nhất.
Trước năm 1975 ông là giáo viên, con
cuả 1 đại điền chủ ở Giồng Trôm , có vườn trái cây, trồng quýt, rất là nổi
tiếng. Sau khi tham gia cách mạng ông tập kết ra Bắc và được đưa sang Liên Xô
để học 2 năm. Tôi không rõ ông đã học cái gì ở Liên xô.... Nhưng tôi có thể
thấy ông ngầm bất mãn... vì không được làm giám đốc như ông Sáu Liêm mà chỉ làm
phó giám đốc phụ trách tổ chức kiêm hiệu trưởng trường Sơ Cấp ngân hàng tỉnh
Bến Tre.
Phải nói thêm là dưới chế độ xã hội
chủ nghiã thì Vụ trưởng Vụ tổ chức, hay Trưởng phòng tổ chức ...có quyền hành
rất lớn, họ có thể phân công, bổ nhiệm, thuyên chuyển hay đề bạt cán bộ, nhân
viên ngân hàng.
Với mái tóc hớt cao, cặp mắt trắng dã và làn môi thâm
sì.., vì những ngày tháng bị sốt rét ở trong rừng, cũng như làn da sạm đen ...
đã tạo cho ông 1 vẻ thâm nho và bí hiểm...
Ông gợi ý tôi sẽ viết 1 bài nói về ý
nghiã ngày 8-3 và phương hướng sắp tới cuả phụ nữ ngân hàng tỉnh Bến Tre cũng
như tổ chức và điều hành kỷ niệm ngày "trọng đại"này này..và chỉ vỏn
vẹn có thế...và không có gì cụ thể ...phải nói và làm những gì..?
Đây là điều hoàn toàn mới mẻ với tôi,
và ngày đó cũng chưa có anh Google như bây giờ để tìm tài liệu...nói về lịch sử
ngày 8 tháng 3, chỉ biết đại khái đó là ngày kỷ niệm phụ nữ quốc tế, nên tôi
chỉ có thể viết về ý nghiã cuả ngày này đối với chị em phụ nữ trên toàn thế
giới, nói riêng và nữ cán bộ, nhân viên ngân hàng tỉnh nói riêng... cũng như đề
ra phương hướng sắp tới cuả chị em phụ nữ ngân hàng phải làm gì trong tình hình
đất nước hiện tại...
Sau khi trao đổi với anh Hoàng Tục là
trưởng phòng kế toán và cũng là chef cuả tôi, kể cả 5,6 người, những chị em phụ
nữ làm việc chung phòng kế toán với tôi, cũng được nghỉ buổi sáng ngày hôm đó
để kỷ niệm ngày trọng đại này, trong khuôn viên hội trường cuả lớp học, ngay
đằng sau phòng kế toán.
Đến ngày 8 tháng 3 tất cả chị em phụ
nữ ngân hàng tỉnh và cán bộ, nhân viên phụ nữ ngân hàng THị xã già có , trẻ có,
đảng viên, đoàn viên có...phụ nữ có gia đình cũng như độc thân như tôi cũng có,
tất cả khoảng 50 chục người lục tục kéo đến....
Tôi đứng trên bục giảng, đàng sau tôi
là tấm bảng đen, hôm nay được trang trọng phủ lên 1 lá cờ đỏ sao vàng với buá
liềm .. đại diện cho giai cấp công nông... Bên cạnh tôi là cái bàn cuả thầy
giáo hàng ngày, hôm nay được trang trí thêm 1 bình bông lay ơn màu đỏ, và trước
mặt tôi là các dãy ghế cho các chị em phụ nữ ngồi họp. Bàn trên cùng là ông Tám
THọ ngồi chủ trì....
Khai mạc buổi họp là màn chào quốc
kỳ.. ..
Tôi hô "nghiêm"
1 tiếng thật to.
Tất cả đứng
bật dậy như lò xo.. 1 cách ngay ngắn và nghiêm túc... Thú thật với các bạn, giờ
phút đó tôi đã phải cắn răng vào lưỡi thật đau để khỏi phì cười, khi nghĩ
đến... hằng ngày các bà, các bác , các cô kia, trong số họ đã là đảng viên,
đoàn viên...trưởng phòng, phó phòng có.., tôi đã phải gọi họ và xem họ như cô,
bác hay chị cuả mình, thì tất cả hôm nay đều dưới quyền điều khiển cuả
tôi...đang chào tôi một cách thành khẩn....kể cả ông Tám Thọ, chef cao cấp cuả
tôi và cả ngân hàng.
Họ đứng dậy 1
cách nghiêm túc để chào tôi. ..Tôi đã cắn lưỡi gần như bật máu.. để có thể nói
tiếp: ” CHào cờ, chào... ”
Tất cả đứng
yên 1 phút im lặng, và không cử hành quốc ca gì cả, vì hồi đó mọi phương tiện
đều thiếu thốn và tôi chắc rằng chẳng có ai thuộc bài quốc ca cuả việt cộng, kể
cả các chị em phụ nữ gọi là cán bộ đảng viên và cả tôi, cũng không biết bài đó
ra sao.
Sau 1 phút im
lặng, tôi mời tất cả bọn họ ngồi xuống và tôi bắt đầu giới thiệu nội dung bài
nói chuyện cuả tôi với tất cả cử toạ và đọc bài nói về ngày phụ nữ 8 tháng 3.
Bài nói chuyện cuả tôi khoảng 3 phút... Vưà đọc tôi vưà đưa mắt nhìn mọi
người...
Sau khi bài
nói chuyện chấm dứt, tất cả đều vỗ tay ...và một đại diện trong số cử toạ đứng
lên ngỏ lời cám ơn về bài phát biểu cuả tôi và đại diện cho chị em phụ nữ ngân
hàng tỉnh Bến Tre hưá sẽ ”hoàn thành nhiệm vụ được giao”: "giỏi việc nước,
đảm việc nhà " để xứng đáng là người phụ nữ Việt Nam" như trong bài
phát biểu cuả tôi đã đề cập đến...và sau đó mọi ngươì giải tán và trở về chỗ
làm cuả mình.
Tám Thọ là
người ra về cuối cùng trong buổi họp và trong lúc tôi đang lui cui xếp dọn cờ
và lọ hoa ở trên bàn, ông cười và nói với tôi: Khá lắm, buổi họp rất thành công
và đúng nghi lễ cũng như bài viết rất có ý nghiã...
Ông nói thêm : "Hiền biết
không, ngày hôm kia chú đã bảo Bình, là chi đoàn trưởng ngân hàng tỉnh Bến Tre
làm chủ toạ và làm lễ kỷ niệm.., nhưng nó bảo, nó không biết viết thế nào, hơn
nữa nó cũng chưa chủ trì 1 buổi lễ như vậy bao giờ, nên nó không dám làm, phải
thấy đây là1 vinh dự cho Hiền đã được chọn "
Vinh dự hay
không thì chưa biết, nhưng vô tình ông đã tạo cho tôi thành 1 cái gai trong mắt
Bình... vì ghen tị...
Ngày tháng
trôi qua, sau cuộc họp triệu tập các trưởng ngân hàng và chủ trì lễ kỷ niệm
ngày phụ nữ 8 tháng 3, mọi người đều biết mặt, biết tên tôi , từ ngân hàng tỉnh
cho đến các ngân hàng huyện ..và nhất là những người trẻ làm chung với tôi và
những phòng ban khác rất yêu thích và quý mến vì tính bạo dạn cuả tôi và lối
nói chuyện thẳng thắn, cởi mở, vui vẻ và rất hoà đồng với họ.
Họ là những
cô gái mối lớn, chừng 17, 18, 19 tuổi , là con em cuả gia đình cách mạng, và
cũng rất khá giả ở xứ quê, được thâu nhân vào làm việc ở phòng kế tóan cũng như
các phòng ban khác, , vưà học, vưà làm và được đi học bổ túc ngắn ngày tại
trường sơ cấp, mà đôi khi tôi đã là cô giáo cuả họ.
Những cô gái
quê mới lớn ấy, chuyên làm ruộng, làm vườn, bây giờ được ra tỉnh làm việc, họ
rất thích và cũng rất tò mò, cũng như bắt đầu học ăn diện... Họ thường nhờ tôi
mua hộ son, phấn, vải vóc mỗi khi tôi trở về thành phố vào dịp cuối tuần cũng
như cố vấn cho họ may các kiểu quần áo mới mẻ đối với họ.
Tôi nhớ thời
trang lúc đó là may quần vải xéo, với ống loa rất được ưa chuộng vào thời đó,
mặc dù loại quần này rất tốn vải... Họ mượn quần cuả tôi để đi may... và tôi
cũng cố vấn cho họ cách trang điểm như vẽ mắt...và do đó tôi đã rất gần gũi với
họ như 1 người chị gái...
Một hôm,
trong một buổi họp đoàn viên, Bình, bí thư chi đoàn ngân hàng tỉnh Bến Tre, đã
mời tôi tham dự cùng với họ, mặc dù tôi chẳng phải là đoàn viên gì cả.
Tôi hơi ngạc nhiên nhưng vẫn chấp
nhận họp với họ. Trong buổi họp, Bình phê bình tôi: : ”từ khi tôi
về đây đã lôi kéo chị em đoàn viên học thói tiểu tư sản, trang điểm xa hoa.. và
xa rời quần chúng...”
Bọn trẻ ngồi
yên, không ai dám lên tiếng phản đối, vì Bình là chi đoàn trưởng cuả họ.
Đợi cho Bình
nói xong, và không ai phát biểu gì, tôi bắt đầu phát biểu ý kiến cuả mình , tôi
nói:
”Lý tưởng cuả chủ nghiã cộng sản là
gì? theo tôi biết..là làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu, và nhu cầu là vô
hạn... nhu cầu đó ở mức độ thấp có thể là ăn ngon và mặc đẹp và cao hơn cùng
với sự tiến triển cuả xã hội sẽ có rất nhiều nhu cầu cao hơn nữa..mà trong tình
hình "quá độ" hiện nay, chưa cho phép chúng ta hình dung ra
được.."Đó là cái đích cuối cùng mà tất cả chúng ta đều nhắm tới. không
phải là bần cùng hoá hay phải ép mình làm xấu xí mới là yêu nước, mới là người
cộng sản. .”.
Chắc các bạn
còn nhớ ... thời kỳ sau 75, Việt cộng hay dùng từ " quá độ" để giải
thích cho tình trạng tụt hậu cuả VN và ca ngợi lý tưởng cuả chủ nghiã cộng sản
là " Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu..." là thiên đường phải
tiến đến. Và tôi đã dùng chính những văn từ tuyên truyền cuả nhà nước việt cộng
mà tôi đã được học ở trường Kinh tế để phản bác lại ý kiến cuả Bình
Tôi nói xong
thì bọn trẻ cũng nhao nhao nói:" Em thấy chị Hiền nói đúng..." Tụi em
sưả soạn 1 chút cũng đâu có gì làm hại tới ai đâu mà biểu là tiểu tư sản , này
nọ..."
Thực sự thì
ngay cả chị Bình , đoàn trưởng cũng như bọn họ cũng không biết ý nghiả cuả tiểu
tư sản là gì, bọn họ chỉ nói như 1 con vẹt mà thôi, nên sau khi tôi giải thích
về triết lý cuả Karl Marx và lý tưởng cuả chủ nghiã cộng sản... thì mặt Bính đờ
ra mà không biết đối đáp ra sao, nên đành im lặng. ..
Phát biểu xong tôi nói "xin
lỗi, tôi không phải là đoàn viên gì cả”, và đứng dậy đi ra khỏi phòng.
Kết quả là
tôi sẽ không bao giờ tôi trở thành đoàn viên, hay được kết nạp thành đoàn viên
cộng sản, vì đã dại dột phản bác cũng như làm mất mặt " đồng chí" chi
đoàn trưởng ngân hàng nhà nước tỉnh Bến Tre, thay vì thành khẩn nhận khuyết
điểm và hưá phấn đấu để trở thành đoàn viên cộng sản.
Bài 10: Cuộc sống ở tập thể...
Như đã nói trong những bài trước, để làm việc
ở ngân hàng Bến Tre, tôi đã ở tập thể chung phòng với 5 nhân viên ngân hàng
khác, trong đó có 3 người ở Saigon là tôi, Nguyễn thị L. H. và Nguyễn Thị Tỵ,
L. H. và Tỵ tốt nghiệp sơ cấp ngân hàng và đã xuống đây làm việc trước tôi một
năm. .. L. H. cũng bằng tuổi tôi...
Còn lại là 3 người khác, trong đó có chị
Khơi, một nữ tu công giáo người Bến Tre trước năm 75, nhưng đã xuất thế sau năm
75 và làm việc ở quỹ tiết kiệm, ngân hàng tỉnh Bến Tre.
CHị là người lớn tuổi nhất trong phòng,
khoảng 45, 46 tuổi, mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ và đã là sơ trước năm 75. CHị rất
kín đáo, tính tình sạch sẽ và rất ít nói chuyện với mọi người, ngoại trừ tôi,
thỉnh thoảng nói chuyện với chị., và có lẽ tôi cũng là người thân nhất với chị
trong phòng và biết nhiều về chị, qua những lần đi vận động tiết kiệm với chị.
Chị không qua 1 trường lớp chuyên môn nào và
cũng chỉ học hết lớp 7 hoạc lớp 8, nhưng nhờ có có ông chú dượng là tỉnh uỷ
tỉnh Bến Tre, nên đã được vào làm ở quỹ tiết kiệm, nơi mà không đòi hỏi nghiệp
vụ chuyên môn về ngân hàng nhiều lắm...
Sau năm 75 với 3 lần đổi tiền và với chính
sách quốc hữu hoá ngân hàng, người dân đã mất tin tưởng vào ngân hàng nhiều
lắm, hầu như không ai muốn gởi tiền vào ngân hàng, sau khi chứng kiến đã mất
tất cả tiền gởi vào ngân hàng trước năm 75.
Nhà nước việt cộng cũng không thể in tiền ra
để cho vay mãi , mà không thể huy động số tiền nhàn rỗi trong dân chúng. Hơn
nưã, tất cả đều dùng tiền mặt, từ việc chi trả lương cho đến việc thu mua, hay
kinh doanh sản xuất đều cần tiền mặt.. đã áp lực và đòi hỏi 1 lượng tiền trong
lưu thông rất lớn, chưa kể chi phí đếm tiền cũng như bảo quản và vận chuyển
tiền khổng lồ, vì những rủi ro cướp bóc cũng như lạm phát...
Vì thiếu người chuyên môn làm việc ở khâu
tiết kiệm, tín dụng, hành chính, xây dựng, giảng dạy.... nên ông Tám Thọ cũng
như ban GIám đốc yêu cần tôi kiêm nhiệm thêm những trọng trách trên khi cần
thiết, chẳng hạn như đi vận động tiết kiệm , để huy động tiền nhàn rỗi trong
dân chúng. ...
Đây là 1 công việc khá khó khăn và mới mẻ đối
với tôi, vì tôi chỉ được học và làm về kế toán..., vì mình phải giải thích về
những lợi ích gởi tiền tiết kiệm cũng như khôi phục lại niềm tin nơi dân chúng
đã mất ... vì một nguyên tắc căn bản cho mọi hoạt động về ngân hàng là sự tín
nhiệm và lòng tin cuả công chúng. Và toàn bộ hệ thống ngân hàng ở VN cũng như
trên toàn thế giới chỉ có thể tồn tại và hoạt động khi người dân đặt tín nhiệm
và lòng tin nơi ngân hàng. ….
Người thứ hai là Kim Cúc, cũng bằng tuổi tôi,
xinh đẹp và rất khôn ngoan ... . Cha cuả Kim Cúc trước năm 1975 là quận trưởng
quận CHâu THành và đã phải đi học tập sau 1975.
Trước năm 75 Kim Cúc làm việc ở ngân hàng
phát triển nông thôn, 1 ngân hàng tư ở tỉnh Bến Tre, và sau năm 1975 Cúc được
lưu dụng ở lại làm việc ở phòng kế toán , chung với tôi ở ngân hàng nhà nước
tỉnh Bến Tre...
Cúc tâm sự riêng với tôi, trước năm 1975 Cúc
đã có người yêu là trung úy hải quân thuộc quân lực VNCH, hai người yêu nhau và
đã hưá hôn lấy nhau thì biến cố 1975 xẩy ra, Phát, người yêu cuả Kim Cúc phải
đi học tập và 2 người đã hưá với nhau CÚc sẽ chờ anh Phát 5 năm, nếu Phát không
trở về, thì Cúc sẽ lập gia đình với 1 người khác, vì giưã chúng tôi có nhiều
điểm chung , nên chúng tôi khá thân với nhau.
1 người nữa là Tiêu Mỹ Lợi, còn trẻ khoảng 20
tuổi, ngươì ở huyện THạnh Phú, Bến Tre, tốt nghiệp sơ cấp ngân hàng và làm việc
sau tôi vài tháng...
Phòng ngủ tập thể cuả 6 đưá chúng tôi ở trên
lầu ngân hàng tỉnh, có 2 phòng, phòng trong là chỗ ngủ cho Hoa và Tỵ, có 1 cưả
sổ lớn , diện tích khoảng 10 m2, và phòng ngoài là phòng ngủ cuả tôi và 3 người
khác.
Hai phòng ngăn cách nhau bởi 1 cưả cái có 2
cánh to và rộng, diện tích khoảng 20 m2 cho 4 người, có 1 cưả sổ to và rộng với
mái vòm hình vòng cung, 1 lối kiến trúc thời trung cổ cuả Pháp. vì toà nhà được
kiến trúc thời Pháp thuộc, nên ngôi nhà vuông vắn, cao ráo, sáng suả..., và nhờ
đó rất thoáng mát, tuy không có máy lạnh, về muà hè, chỉ cần 1 cái quạt trần
cho cả phòng là đủ, và ban đêm ngủ... không cần phải mắc màn...
Có 4 cái giường gỗ cá nhân được trải chiếu,
là cuả ngân hàng cho mượn, còn gối và chăn mền.. thì tự mình đem xuống để
dùng...
Sát với bức tường ngăn cách với phòng ngủ cuả
HOa và Tỵ là giường cuả chị Khơi, 3 giường còn lại được kê song song với nhau
là giường cuả tôi ở ngay ra cưả ra vào, giường ở giưã là cuả Mỹ Lợi và 1 cái
giường kê ở cạnh cửa sổ, sát tường là cuả Kim Cúc...
Trong phòng chẳng có đồ đạc gì nhiều, ngoại
trừ chị Khơi và Kim Cúc có thêm 1 cái tủ nhỏ, table de nuit đã cũ kỹ,riêng MỸ
Lợi có thêm cái bếp điện nhỏ đường kính khoảng 20,22 cm, thô sơ chạy bằng dây
lò xo, thỉnh thoảng Mỹ Lợi nấu chè hay làm bánh bột lọc với tôm và mời bọn tôi
ăn...
Quần áo chúng tôi được để vào va li hay túi
xách để ở đầu giường hay cuối giường.., dưới gầm giường là hộp xà bông giặt
quần áo, và hộp xà bông cục để tắm, và được đặt vào 1 cái thau giặt. và tất cả
gia tài cuả chúng tôi vỏn vẹn chỉ có thế...
Thời đó, mỗi ngày chúng tôi làm việc 8 tiếng,
buổi sáng từ 7 giờ rưỡi đến 11 giờ rưỡi, về ăn cơm tập thể và nghỉ trưa 1 giờ
rưỡi và bắt đầu làm việc từ 1 giờ trưa đến 5 giờ chiều, 1 tuần làm việc 6 ngày,
kể cả ngày thứ bẩy..
Tất cả những người làm việc ở ngân hàng tỉnh
Bến Tre đều ăn cơm tập thể, mỗi tháng 18 $, những năm đó đói kém lắm, vì bị mất
muà, lại thêm Mỹ cấm vận, cả nước phải ăn độn bo bo hay bột mì, bột mì thì làm
bánh canh nấu với tôm khô, thức ăn thì bưã nào cũng có 1 chén ăn cơm canh nhạt
nhẽo.., lõng bõng nước, nấu với muối, vài lá rau dền hay mùng tơi hoặc vài cọng
rau muống... mà chỉ có 1 gắp là hết, không có thịt và bột ngọt gì cả, mà chúng
tôi thường nói đuà là canh không người lái và thức ăn mặn thường là cá khô hay
cá linh, nếu đến muà nước nổi …. vài con cá kho bằng ngón tay út với 1 chút
nước và rất hiếm khi được ăn thịt, vì thịt là tiêu chuẩn, mỗi tháng công nhân
viên như chúng tôi được mua 300 gram hay 400 gram thịt tuỳ theo tháng, 50 gram
bột ngọt và 300 gram đường, trưởng phòng hoặc giám đốc thì tiêu chuẩn cao hơn
nên được mua nhiều hơn, tuỳ theo mức lương. Như tiêu chuẩn giám đốc được mua 1
tháng 1,2 kg thịt, 1kg đường và 200 gram bột ngọt.
Tiêu chuẩn cuả cán bộ công nhân viên là 13 kg
lương thực 1 tháng , kể cả bo bo hay bột mì, nhưng vì chúng tôi đã ăn cơm tập
thể , nên phải đóng góp phần gạo cuả mình cho bếp ăn tập thể, và chỉ được mua
thịt, đường và bột ngọt mà thôi.
Cứ mỗi trưa thứ bẩy, sau khi hết giờ làm việc
buổi sáng vào lúc 11 giờ rưỡi, là tôi đã có mặt tại phòng Giám đôc cuả ông Sáu
Liêm để xin ông về TP trong dịp cuối tuần, vì lần đầu tiên tôi xin anh Hoàng
Tục, là chef trực tiếp cuả tôi để về TP vào dịp cuối tuần, thì anh bảo tôi hãy
xin phép ông Sáu Liêm, vì anh không có quyền cho quyết định nghỉ làm vào chiều
thứ bẩy,và gần như cả buổi sáng thứ hai.
Do đó, theo thông lệ, những tuần sau đó mỗi
khi về Saigon tôi đều xin phép ông, hay đúng ra để báo cho ông biết..
Tôi chỉ nói: ”Bác Sáu, con về TP.”.. và không
đợi ông trả lời đồng ý hay không, là tôi đã nhanh chóng xách túi xách, ba chân
bốn cẳng ra bến xe để xếp hàng mua vé, nếu may mắn tôi sẽ mua được giá vé chính
thức chỉ có 5$, còn nếu không, khi số vé có hạn đã bán hết, tôi phải mua với
giá chợ đen 10 $ hoặc 15$ hoặc thậm chí 20$ , nhất là trong dịp gần tết... ,để
có vé về TP.
và trở lại Bến Tre vào sáng thứ hai để làm
việc vào khoảng 10 giờ hay 10:30, mặc dù thức dậy rất sớm vào 4 giờ sáng, nhưng
từ nhà phải đi xe bus ra xa cảng miền Tây, đứng sắp hàng mua vé xe đò và qua
phà Rạch Miễu, cái phà lớn nhất miền Nam, so với Bắc Cần Thơ và Bắc Mỹ
Thuận...qua phà Rạch Miễu rồi, tiếp tục đi xe đò đến chợ Bến Tre , cách ngân
hàng khoảng 500m và đi bộ đến ngân hàng... nên rất mất thời gian và rất lâu
lắc...
Đôi khi 4, 5 người bạn cuả tôi gồm 2 người
nam ở ngân hàng Tỉnh và 2 người nữ ở ngân hàng THị xã gần đó, cũng ăn theo...
tôi để về Saigon..
Bọn họ rất nhút nhát... tôi đứng trước...,
4,5 người bọn họ, khăn gói quả mướp... đứng xếp hàng sau lưng tôi như rồng rắn,
và chỉ đợi tôi nói với bác Sáu: ”Bác Sáu tụi con về TP.”.. và tôi quay lưng đi
để chuẩn bị ra bến xe, là họ cũng đi theo tôi ngay lập tức...
Tôi là người hầu như về TP mỗi tuần, trừ phi
không mua được vé, vì vé chợ đen cũng đã bán hết...một phần vì nhớ nhà..., nhớ
gia đình... về nhà ăn cơm không phải ăn độn như bếp ăn tập thể , vì mẹ tôi đã
khéo xoay sở ...và đã bán phần độn bobo đi để mua gạo. Thức ăn tuy không ngon
và nhiều như trước, nhưng cũng có chút thịt, chút cá hay một ít trứng.
Hơn nưã, chiều thứ bẩy và ngày chủ nhật, chị
nuôi không nấu ăn, vì có rất ít người ăn cơm tập thể,những ngươì ở đia phương
sau 5 giờ chiều họ về với gia đình ở thị xã hay các huyện lân cận để ăn cơm với
gia đình cuả họ.
Do đó nếu ở lại là chúng tôi phải ăn cơm
hàng, cháo chợ... chưa kể phải nằm chèo queo nơi căn lầu heo hút, vắng lặng hơn
thường ngày, mà không có 1 phương tiện giải trí nào như TV, radio hay rạp hát
chiếu phim....gì cả...
Nhưng tôi cũng phải trả giá đắt cho việc về
TP cuối tuần, vì lương có 48, 75 $ xu, đã trả tiền ăn cơm tập thể mỗi tháng mất
18 đồng, vỏn vẹn còn có 30$ 75 xu phải ăn quà sáng, nếu nhịn ăn điểm tâm, thì
tôi có 30,75 xu để chi vào tiền xe cuối tuần về TP, mặc dù giá vé chính thức là
5$ nhưng rất hiếm khi mua được vé chính thức, mà thường phải mua 10$ hay 15$
hoặc có khi 20$, nhất là trong dịp tết... mới có vé. Do đó, mà cuối tuần về nhà
cũng là dịp xin mẹ chút tiền còm để có tiền mua vé tầu xe về lần tới....
No comments:
Post a Comment