May 3, 2019

Tìn Ngưỡng Việt Nam Thượng Cổ Thời Đại - Bài khảo cứu của Giáo Sư Đoàn Văn Phi Long

TÍN NGƯỠNG VN THƯỢNG CỔ THỜI ĐẠI

GS Đoàn văn Phi Long

Đạo Bụt Đạo Phật

Bài này chỉ phân tích tín ngưởng VN trước thời Đạo Bụt; truyền từ Ấn Độ qua ngã Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào, Văn Lang Âu Lạc, nghĩa là trước đạo Phật Đại thừa phát xuất từ Trung Hoa.

Từ Budda là do tiếng Ấn Độ Bauda Dharm, mà từ này lại do patta tiếng Ấn; có nghĩa là biết vốn cho rằng Phật thông suốt hết mọi vấn đề. Patta trở thành biết, tiếng Việt; je, Khmer; bpen, tiếng Thái và nhất là biasa, tiếng Mã Lai.

Một em bé ba tuổi luôn luôn trả lời “Tôi biết.” cho những câu nói với em. Thí dụ, “Trái đất thì tròn”(Tôi biết.”),”Không được nói láo”(Tôi biết.”)

Một bửa người anh nói với cô bé,”Em luôn luôn trả lời, ‘Tôi biết.’”

“Có gì sai không?”

“Ờ, chỉ có God mới biết hết mọi điều”

Cô bé trả lời “Tôi biết.”

Sau đây là bảng liệt kê phương cách các nước gọi Phật

Ấn Bauda Dharms

Miến Điện Bouqda Badha

Mông cổ Burkhan

Japan Buk

Korea Bul

Indo Budha

Việt cổ Bụt

Khmer Bput

Thái Bpút

Lào Phut

BK Fó

QĐ Fat

Tây Tạng Sang ye

Nước nào cũng ghi âm đúng từ gốc ngoại trừ Tây Tạng, Phổ Thông (Bắc Kinh) và Quảng Đông. Phật là do “Fó” của Phật Giáo Trung Hoa truyền vào nước ta. Buddha người Trung Hoa phiên âm là Fó tuó, biến thành Fát thò tiếng Quảng Đông và cuối cùng trở thành Phật đà. Tại sao họ không phiên âm Bú đà hay Bút đà như các nước khác?

Thứ nhất tiếng Trung Hoa không có đầy đủ âm: Không có phụ âm cuối t, k, c nên không thể phát ra đúng âm nguyên thuỷ. Họ cũng không có phụ âm đ, nên âm ghi là d họ lại đọc thành t. Do đó đa thành tuó, mà túo chỉ có nghĩa là con quay hay con thò lò. Thứ hai họ có âm Bú nhưng có nghĩa là bất tức là không. Họ không có âm ut hay uk nên không thể ghi là But hay Buk như các nước khác. Nhà ngôn ngữ M.Karigren viết là đầu thế kỷ thứ nhất, người Tàu đọc là Bụt. Do không đủ âm nên họ biến Bụt thành Vuet (âm này tiếng Tàu cũng không có nốt) rồi thành Fó. Có lẽ lúc đầu họ ghi gần hơn là Bó nhưng lâu ngày biến thành Fó. Bây giờ họ lại dùng từ mới là Bó tuó tức Bột Đà.

Miền Bắc còn gọi là ông Bụt, giống tiếng Miên là Preah Bpoot hay tiếng Thái là Pra Pút Ta Jow. Miền Nam không có từ Bụt, chỉ có Phật.

Trẻ em miền Bắc gọi Phật là Bụt Ốc chứng tỏ tượng Phật thời này còn mang hình ảnh Phật theo kiểu Ấn Độ có tóc hình con ốc.

Miền Trung và Miền Nam không có từ Bụt nên Bụt phải có trước thời Bắc thuộc

bởi vì nếu từ Bụt có trong thời nhà Đường thì các miền Thanh Nghệ Tĩnh phải có từ Bụt

-Khi có chữ quốc ngữ vào thế kỹ 16, từ Bụt đã được ghi rõ ràng trong các tự điển, sách vở. Tự điển A de Rhodes có ghi cả hai từ Bụt và Phật.

-Ngoài bốn từ điển xuất bản trong thế kỷ XX từ 1931 đến 1988, tác giả đã ra công tìm tòi thêm một quyển từ điển cổ khác xuất bản năm 1651 tại La Mã để truy cứu xem người Việt hồi thế kỷ XVI đã sử dụng từ Bụt để gọi Phật hay chưa: đó là quyển Dictionarium Annamitticum, Insitanum et Latinum của Alexandre de Rhodes hiện còn lưu trử ở La-Mả. Theo từ điển nầy thì hai danh từ Bụt và Phật đều đã được dùng để gọi Buddha(*).

Điều này chứng tỏ tự điển được viết cho miền Bắc.

-Ca dao dân gian không rõ thời nào cũng có danh từ Bụt nhưng đa số là sau thời Bắc thuộc vì có kèm theo từ Hán như

Bụt chùa nhà không thiên, đi thờ Thích Ca ngoài đường

-Thời kỳ chữ Nôm thế kỷ 13 đời nhà Trần đã có ghi từ Bụt.

Nếu chỉ căn cứ theo sách vở thì từ Bụt chỉ xuất hiện từ thế kỷ 13 trong khi từ Phật xuất hiện thế kỷ thứ 3 AD. Thường từ Bụt đi kèm với những từ Hán Việt

Đẹp như Tiên, hiền như Bụt

Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy

Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt

Từ Bụt không thể xuất hiện sau từ Phật được vì dưới ách đô hộ của người Tàu, từ Phật được thông dụng.

Hơn nữa Việt, Khmer, Thái cùng dùng chữ Bụt thì phải được truyền bá cùng một lúc và do cùng một phái Phật Giáo. Nếu thế thì Đạo Bụt không phải Đạo Phật của người Tàu.

-Âm V không nước Á Đông nào có trừ Ấn Độ nên có thuyết V là âm vay mượn của Ấn Độ qua đạo Phật hay vay mượn từ tiếng Pháp. Các thuyết này đều sai, xin xem “Nguồn gốc Âm V trong tiếng Việt” của ĐVPLong.
Bụt là tiếng Việt cổ, phải xuất hiện trước thời Bắc thuộc, vào thời cuối Văn Lang Âu Lạc. 

Chùa Bút Tháp có tên là Ninh Phúc tự, là một ngôi chùa cổ ở Hà Bắc cách Hà Nội khoảng 30 km.
Theo truyền thuyết, chùa có tên như thế vì có một ngọn tháp giống hình cây bút lông.
Tháp của chùa có tên là Bảo Nghiêm là một ngọn tháp chín từng dựng năm 1647 được vua Tự Đức đặt là Tháp Bút. Truyền thuyết không đúng vì tháp trông giống như chùa Thiên Mụ gồm nhiều tầng, không giống hình cây bút lông. Làm gì có bút lông chín tầng?

Gió đưa tàu chuối la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương

Một điểm khác ít ai chú ý là tiếng Hán có cấu trúc ngược, tính từ đi trước; trong khi tiếng Việt có tính từ đi sau. Bút tháp tiếng Hán có nghĩa là tháp hình cây bút lông để viết. Chỉ có các nhà thờ chính thống giáo ở Liên Sô mới có chóp giống hình búp sen, nhưng chỉ có một tầng mà thôi; ngoài ra không có bút lông chín tầng.

Thực sự bút là Bpoot tức Bụt và Tháp là Dharm. Chùa Bút Tháp là chùa Bauddha Dharm. Điều đó chứng tỏ chùa Bút Tháp phải cổ hơn ta tưởng nhiều, không phải mới xây ở thế kỷ 17, mà chùa nguyên thuỷ do người Giao Chỉ xây dựng nhiều thế kỷ trước Công nguyên; chưa chịu ảnh hưởng của Trung Hoa.

Ở vùng Chương Mỹ cũng có chùa Bụt, tên chữ là Hoả Tinh, cách Hà Nội chừng 40 km.

Since then Ngoc Son has gone through many renovations, one of which was the addition of Thap But (Pen Tower) on the hill which was once called Dao Tai. Three words inscribed on the tower "Ta Thien Thanh" or "write on blue sky". Inside the gate a pool resembling the shape of an ink well was added.

Tạm dịch như sau

Kể từ đó Ngọc Sơn đã trải qua nhiều lần cải tạo, một trong số đó là việc bổ sung Tháp Bút (Pen Tower) trên ngọn đồi từng được gọi là Dao Tai. Ba chữ khắc trên tháp "Tả Thiên Thành"
hoặc "viết lên bầu trời xanh". Bên trong cổng, một hồ bơi giống như hình dạng của một cái mực được thêm vào.

Chùa Keo
Keo, tiếng Cao Miên có nghĩa là Ngọc Bích. Ở Đế Thiên Đế Thích có đền Preah Keo thờ Ngọc Bích Phật, đền Ta Keo thờ thần Keo của đạo Ấn giáo. Chùa Keo có thể do Hindu Buddhism được người Java truyền đến từ Indonesia. Chùa Keo phải có trước thời Bắc Thuộc vì dưới sự đô hộ của người Tàu làm sao người Java có thể đặt chân đến để truyền đạo được.

Lời bàn

Bụt, Keo là từ chung với Khmer nên Phật Giáo thời này phải từ phía Tây tới, cổ hơn từ Phật có từ thời Bắc thuộc)

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, trang 190 có ghi ”Năm Đinh Mùi (767 AD) đời Đường Huyền Tông, người Côn Lôn Chà Bà đến cướp, đánh lấy châu thành. Binh tiếp viện đánh tan quân Chà Bà ở Châu Diên”. Côn Lôn là do tiếng Mã Lai poulau có nghĩa là cù lao. Nguyên do tại sao người Chà Bà cư dân đảo Java đi thuyền hơn hai ngàn cây số đến đánh chiếm Giao Chỉ thì mấy sử gia không để ý, không thắc mắc, coi như chuyện phải xãy ra. Đôi khi một chi tiết nhỏ nhặt cũng đủ để ta khám phá một vấn đề quan trọng. Thời kỳ này dân Giao Chỉ đã có âm V nên sách tàu mới ghi là Chà Bà. Họ ghi khá đúng, đúng hơn cả hiện tại vì Java ngày nay được viết là Gia va giống như “người dân tộc” Jarai bị viết thành Gia lai.

d. Chữ Đồng Tử lên núi Quỳnh Tiên học đạo với nhà sư Phật Quang. Như vậy Phật giáo đã có mặt ở thời Hùng Vương, trể nhất ở thời Hùng Vương 18, thế kỷ thứ 3 BC (257 BC).

e. Truyện Đàm Thiện Pháp sư có mô tả về việc vua Cao Tổ mhà Tùy (590 –618AD) muốn xây chùa lập tháp ở Giao Châu và truyền bảo Pháp sư cử một số nhà sư sang đó để truyền đạo. Pháp sư tâu rằng: Cỏi Giao Châu có đường sang Ấn Độ gần hơn ta, Khi Phật Giáo chưa du nhập Giang Đông (Phật Giáo du nhập Trung Hoa năm 67 AD) thì ở đó đã xây được hơn 20 bảo tháp, độ được trên 500 tăng sĩ, dịch được 15 bộ kinh rồi. Bấy giờ có các vị Ma ha kỳ vực, Khương tăng hội, Chi cương lương và Mâu Bác đến ở truyền dạo (Ng khắc Ngữ, Nguồn gốc dân tộc VN).

Nguồn gốc tên Hà Nội

Nhiều địa danh miền Bắc là tên nhái lại các tên bên Tàu như Sơn Tây, Hải Dương, Hà Nội chẳng hạn. Theo nghĩa tiếng Hán thì Hà Đông, Hà Tây, Hà Bắc, Hà Nam là phía Đông, phía Tây, phía Bắc, phía nam con sông. Hà nội là “trong sông” thì vô nghĩa vì dòng sông đâu có rộng là bao, toàn là nước với nước, đâu có cái gì đặc biệt để lấy làm tên riêng? Nguyễn Ngọc Ngạn giải thích Hà Nội là “giữa hai con sông” cũng chẳng khá hơn vì vùng nào mà chả nằm giữa hai con sông?

Hà Nội là tên lấy từ một địa danh cùng tên ở phương Bắc và rất gần kinh đô Lạc Dương nhà Chu, ở bờ bên kia Hoàng hà (theo bản đồ của truyện Tàu Tam Quốc Chí, mới xuất bản ở Saigòn). Nhưng như vậy đáng lý phải gọi là Hà Bắc chớ sao lại Hà Nội?

Các bạn có ngờ rằng Hà Nội là tiếng Ấn Độ không? Theo truyền thuyết Ấn Độ thần Bramah, cư ngụ ở tháp Bramah ở Hanoi bên Ấn Độ, ra lệnh cho các tu sĩ đặt 64 dĩa vàng đủ kích thước lên một trong ba cây kim bằng kim cương. Các tu sĩ phải di chuyển các dĩa từ cây kim này qua cây kim khác, càng nhanh càng tốt, mỗi lần một dĩa, không được đặt dĩa lớn lên trên dĩa nhỏ và không để một dĩa nào ra ngoài cây kim. Khi các dĩa đă được di chuyển hết, thế giới sẽ tận thế. Trò chơi này được gọi là Tháp bí mật của Hanoi. Một dẫn chứng khác là ở Hà Nội có chùa Bà Đá (Brama) trong có thờ một cục đá, cùng tên với nơi đi đày ai nghe cũng giựt mình là Bà Rá, đây là nơi giam giữ trọng phạm thanh thiếu niên thời Tây. Núi Bà Rá hay Núi Trinh Nữ Trắng (núi Bà Rá) là một ngọn núi thuộc tỉnh Bình Phước của Việt Nam. Nó là một cặp song sinh với Núi Bà Đen, Núi Trinh Nữ Đen.

Tên Hà Nội ở bên Tàu cũng có nguồn gốc như vừa kể.

Làng cả: Trống Đồng Đông Sơn ở các vùng khảo cổ mang tên Đồng Đậu, Làng Cả v.v. được ghi ở trang 100 của quyển sách “The bronze Đông Sơn Drums” của Hà Thúc Cần. Đồng Đậu

không phải là cánh đồng trồng đậu, còn làng Cả lại không phải là cái làng Lớn vì nếu Lớn thì đã thành xã hay huyện rồi. Làng Cả là Lanka; tên nước của vua quỹ Ravana trong truyện thần thoại Hindu. Tên này cũng được Liang shu thế kỷ 7 nói đến, nước vua Lang-ya-hsiu sau được cho là Langkasuka trong thiên sử Mã Lai và Java trong cuốn”The History of South-East Asia” của D.G.E. Hall.

Phù Nam. Sách Tàu viết vua Funa tên chan-t’an là người Ấn. Cửu Chân, dọc bờ biển miền Bắc và cả vùng chiếm cứ của Văn Lang cũng mang tên Ấn giáo.

Phật Giáo đến VN vào thế kỷ thứ 3 BC

Buddah sinh ở Lumbini, sống trong khoảng thời gian 623 – 543 BC, phát triển Phật Giáo gần cuối thế kỷ thứ 6 BC.

Phật giáo đầu tiên ở nước ta không phải là Thiền Tông mà là Phật giáo Nguyên Thuỷ do các nhà sư Ấn Độ được vua ADục phái sang Miến Điện, Thái Lan để truyền bá đạo Bụt. Thời kỳ này người Mon Khmer chiếm ngụ cả Thái Lan, Miến Điện, Kampuchia và Lào. Vua ADục (Asoka 268 – 233 BC) sau khi thống nhất Ấn Độ và cả nước theo Phật giáo thì gởi các nhà sư đến Miến Điện và Thái Lan để truyền bá Đạo Phật vào thế kỷ thứ 3 BC. Đã đến được hai nơi này mà không đến Giao Chỉ là một điều khó có thể xãy ra. Đạo Phật được truyền bá trong một thời gian ngắn thì bị đô hộ. Với chính sách đồng hoá, nhà Hán cho di dân ồ ạt, tịch thâu sách vở, kinh kệ, cải hoá tập tục nên đạo Phật thời kỳ đầu tiên ít để lại dấu vết. Tuy nhiên người Bình Dân vẫn còn lưu giữ danh từ Bụt trong khi giới Nho gia thì dùng danh từ Phật.

Phật giáo được truyền bá đến nước ta hơn 3 thế kỷ trước khi đến Trung Hoa tức vào khoảng cuối thời Văn Lang, thế kỷ thứ ba BC.

Giả thuyết về sự truyền bá của Phật giáo Nguyên thủy thời Văn Lang-Âu Lạc được cũng cố thêm bởi sự hiện diện của đạo Bà la Môn lâu đời hơn đạo Bụt.

Bà la môn (Braman) là tôn giáo ở Văn Lang

Chẳng những đạo Bụt đến nước ta trước người Trung Hoa hơn 500 năm mà đạo Bà la Môn cũng được truyền bá đến VN từ thời xa xưa hơn nữa.

Xin tóm tắt lại nền văn minh Ấn Độ có liên quan đến nguồn gốc, ngôn ngữ, phong tục, tặp quán, tôn giáo người Việt.

Thung lũng Ấn độ độ (2500 – 1500 BC) là tên của một nền văn minh rất xưa của Ấn độ ở vùng Punja thuộc Pakistan ngày nay. Đường xá, cống rănh, chỗ tắm công cộng, tường gạch rất tiến bộ và buôn bán thịnh vượng với Trung Á và Summer. Nhưng đến năm 2000BC, khu thành thị có vẽ bị tràn ngập bởi người Aryan (Đại Nhục Chi) nói tiếng Ấn Âu với ngựa và khí giới kỳ lạ như gươm dao bằng đồng. Từ Trung Á họ tiến về phía nam chiếm vùng Bắc Ấn (1500- 200 BC). Tôn giáo của họ là Bà La Môn (Braman) và phân chia làm bốn giai cấp. Giai cấp cao nhất là giới tăng lữ. Kế đến là nhà cầm quyền. Thứ ba là thường dân. Tận cùng xã hội là giai cấp cùng đinh, không được vào các đền thờ, có nhiệm vụ phải phục vụ các giai cấp khác.

Bà La Môn giáo là tôn giáo của người Aryan nhưng đã có trước từ Thung lũng Ấn Độ. Tượng đất tìm được cho thấy cho thấy Mẫu thần về sau là thần Đen Kali và là đàn ông, có ba đầu ngồi theo dáng một âm vật (yogi tiếng Ấn, tiếng Khmer là yoni, tiếng Việt là l...n ) chung quanh có bốn con thú, đây là tiền thân của thần Siva, còn có nhiều cột đá đen tượng trưng dương vật tức thần Siva.

Sau khi bị Phật giáo đè bẹp, đạo Bà La Môn cải tiến thành Ấn Giáo (Hindu). Thần cao nhất của Ấn Giáo được gọi là deva (đế) và nữ thần là devi. Kinh Phệ Đà (Veda) được sáng tác khoảng 1500 BC nói có 33 vị thần nhưng lại kê nhiều hơn nữa, tổng cộng có khoảng 1200 vị thần. Có thể là 33 loại thần. Brahma, Shiva và Vishnu là ba vị thần quan trọng nhất của thần Ấn Giáo.

Brahma. Thần sáng tạo, không được tôn thờ như vị thần cá nhân. Trong cả nước Ấn chỉ có một ngôi đền duy nhất thờ vị thần này.

Shiva. Đó là vị thần rất cổ, ngày nay rất được trọng vọng và thường được thờ phụng dưới dạng dương vật, cục đá thờ hình dương vật (lingam) thường là cục đá hình ống đặt trong một cái vòng gọi là yoni (âm vật). Vợ của Shiva ở dưới tên Sati, Parvati và Kali- vị thần đen như cột nhà cháy, mà ở VN là núi Bà Đen.

Có thuyết cho Cà Mau là đen vì nước ở xứ “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lền tợ bánh canh” nước có màu đen. Thực sự đây là tên ông tà vì ở Campuchia co tỉnh lị rộng lớn Ta Khmau,

Shiva cởi bò thần Nandi mà người Cao miên gọi là Preah Ko, nguồn gốc tên Sài Gòn. Con của thần Shiva là Ganesh, mình người đầu voi. Học giả BNL lộc cho phong tục thờ âm dương vật ở một số làng miền Bắc là của Nam Dương vì cho rằng đạo Bà La Môn không thờ bộ phận sinh dục!!

Vishnu. Đây là vị thần được trọng vọng nhất của Ấn Giáo. Vishnu là thần bảo tồn, có nhiệm vụ bảo tồn sự chiến thắng của thiện đối với ác. Vishnu cởi Thần điêu Garuda, tên của công ty hàng không Nam Dương và có hình đặt trên mái ngói ngôi chùa Kleang ở tỉnh Sóc Trăng.

Trứng vũ trụ. Quả trứng vàng lớn lên từ hạt giống nổi trên mặt biển vũ trụ trong vòng một năm, và được soi sáng bởi mặt trời. Brahma nở từ quả trứng và phân chia thành hai người, một nam một nữ.

Các vị thần khác bứng núi Mandara và đặt lên trên lưng một con rùa khổng lồ để làm một cái chèo để khuấy nước biển tạo thành nước trường sinh.

Phong tục: Người chịu ảnh hưởng của phong tục Ấn Độ như lạy quì một chân xuống gối trước không phải hai chân như người Tàu, ăn trầu, để vá tóc.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt chứa nhiều tiếng Ấn Độ mà thường là các từ cơ bản nên người Việt hoặc từ phía Tây đến hoặc chịu ảnh hưởng của Hindu.

Địa danh miền Bắc là tên Hindu.

Làng cả không có ý nghĩa gì rõ rệt, có thể là tên trận chiến Lanka, Rama đứng trên vai thần hầu Hanuman cùng với quân khỉ, chiến đấu thần 10 đầu Ravana, ông này đứng trên chariot do quỉ kéo. Núi Cậu Lậu, đền Sà Mâu, chùa Láng là những tên ngoại quốc. Lang cả: Do tên nước Lanka của vua quỹ Ravana trong truyện thần thoại Hindu. Tên này cũng được Liang shu thế kỷ 7 nói đến nước vua Lang-ya-hsiu sau được cho là Langkasuka trong thiên sử Mã Lai và Java.

Bà La Môn ở Chàm.

Người Chàm trước tiên theo đạo Bà la Môn như ở đảo Bali Indonesia, sau đó bị quân Java xâm chiếm nên ngã theo Muslim (Hồi giáo). Đặc biệt người Chăm ở VN tuy theo hai đạo nhưng chung sống hòa hợp với nhau, không chém giết như ở Ấn và Pakistan.

Bà La Môn ở Trung Quốc.

Thiên đàng và địa ngục của Bà La Môn.

Trên nóc của hành lang ở Angkor Watt, có các búc tượng mô tả 37 thiên đàng và 32 địa ngục, hình người gồm đàn ông và đàn bà tiến về phía Yama- quan toà của người chết- ngồi trên lưng con bò, dưới có phụ tá Dhama và Sitrgupta. Ở dưới là đường đi đến địa ngục, dọc theo đường có người phạm tội bị qũi lôi kéo, bên phải có hình ó thần garudas.

Thiên đàng và địa ngục của Trường Sa (thế kỷ thứ hai BC). Năm 1972 người ta đào được ở Trườnng Sa thủ đô của tĩnh Hồ Nam ba ngôi mộ cổ của Trường Sa vương, phu nhân và người con vào thế kỷ thứ hai BC vào thời Hán văn đế. Hồ Nam và Trường Sa xưa là một nước phụ dung của nước Sở thời Chiến quốc (453- 221), Sở là một nước nữa Man nữa Hoa, quê hương của nhiều nhân vật nổi tiếng như Hạng Võ, Lưu Bang, Triệu Đà, Mao Trạch Đông. Khai quật được nhiều vật cổ trong đó có một bức phướng dài 204 cm, rộng 92 cm ở phần trên và 47 cm ở phần dưới. Hình trên tấm tranh lụa trùng hợp với hình ở Angkor Watt. Thần trên người dưới rắn (Naga, Nữ oa), chim đầu người (thần điêu garudas).

Trong Sơn hải kinh, Sở Từ, Trang Tử, Hoài Nam Tử ghi các chuyện truyền kỳ, quái dị với một màu sắc tôn giáo lạ lùng của giới thầy vu, thầy phương có cùng nguồn gốc với hình trên tấm tranh lụa này.

Diêm vương tiếng Quan Thoại là Yán wang hay Yuán luó (Diêm la) do Yama hay Yamajara (Sanscrit, tiếng Phạn). Diêm vương đã có ít nhất từ thế kỷ thứ hai BC trong khi Phật chỉ được người Trung Hoa biết đến vào thế kỷ thứ I AD, được quảng bá từ thế kỷ thế kỷ thứ 3 AD. Diêm vương được truyền đến từ phương Nam không phải do Phật Giáo mà là Bà La Môn. Đạo Bà La Môn được truyền đến Trung Hoa do phương Nam. Ngay cả Lão giáo, Mặc giáo cũng truyền từ Ấ Độ qua trung gian của phương Nam.

Nho giáo thời Xuân Thu Chiến Quốc (722- 481 BC) chỉ là tôn giáo có chức năng hành xữ nghi lễ cúng tế, biết lễ nhạc, tiên đoán tương lai.

Chữ Nho thoạt tiên là chữ lăng quăng (khoa đẩu) chữ vẽ giống hình con nòng nọc có hai đầu, đó là chữ tối cổ có trước nhà Thương vì đến đời Thương đã có chữ tượng hình gần giống chữ Hán ngày nay. Chữ khoa đẩu không giống chữ Ấn Độ mà giống chữ Iraq còn chữ Hán cổ nhà Thương lại giống chữ cổ của Mesotamie, cổ Iraq. Tổ của Khổng tử dùng chữ khoa đẩu vì khi Lỗ Cung vương (156-143 BC) phá ngôi nhà thờ họ Khổng để sữa sang cung điện thấy trong vách có dấu sách cổ từ đời Ngu, Hạ viết bằng chữ khoa đẩu (Duy Văn Sử Quan, Hoàng Văn Chí trang 196).

Thầy vu, thầy mo, thầy ro.

Nho, nhu tiếng Quan Thoại là rú (đọc là jú vì người Tàu không có âm r theo đúng nghĩa mẫu tự Latin). Rú còn có nghĩa là động đậy như con giun trùng hợp với chữ Nho nguyên thuỷ hình con lăng quăng. Chữ vu, tiếng BK là yú có nghĩa là tế lễ cầu mưa, tiên tri, báo cho biết. Trong tiếng Mã Lai, ro có nghĩa là linh hồn, phách, ma quĩ (spirit, soul). Ở VN, thầy mo là thầy tế lễ miền núi, còn mo then là phù thủy ở miền thượng du chuyên chữa bệnh, làm bùa phép. Vu, mo, ro, Nho có thể là do chữ kru của người Thái hay guru của tiếng Ấn, Anh và Mã Lai chỉ người thầy. Đánh trống gõ chuông, nhảy múa để trừ tà ma, ca hát rền rĩ trong các buối tế lễ tôn giáo của dân Dao Ni có thể là lên đồng trừ tà theo kiểu môn phái áo vàng ngày nay của Ấn Độ. Thầy vu, thầy phương ở phương Nam trong các sách cổ Sơn Hải Kinh, Sở Từ, Trang Tử, Hoài Nam Tử có thể là Nho giáo như Tổ sư Kim Định đã từng nêu ra. Ngay cả thiền cũng từ Bà La Môn mà ra:

"Thằng Tèo đã tập thiền"

"Hay, như thế tốt hơn là để nó ngồi hằng giờ không làm gì cả"

Phân chia giai cấp

Khổng giáo do Khổng Tử sáng lập không phải là tôn giáo mà là triết học. Khổng giáo không phải là Nho giáo vì Nho giáo là một tôn giáo trong khi Khổng giáo là Triết học. Ông sinh khoảng năm 551 BC trong một gia đình nghèo ơ tỉnh Sơn Đông. Năm 50 tuổi, ông đi khắp khắp các nước thuyết phục nhà cầm quyền theo phương pháp cai trị của ông nhưng sau 13 không kết quả. Ông trả về cố quốc dạy học và in sách trong vòng 5 năm. Ông chết năm 479 BC, thọ 72 tuổi.

Nhà Shang (1700- 1100)

Người Shang có giai cấp tăng lư chuyên lo trông coi việc thờ cúng tổ tiên, tiên đoán tương lai (divination)- đó là một phương thức hơ nóng xương thú hay mu rùa. Đường rãnh đươc khắc lên một bên của xương thú hay mu rùa rồi hơ nóng bới cây đun nóng. Lằn nứt ớ phía bên kia được đọc để tiên đoán mọi thứ từ kết quả mùa màng sắp tới cho tới ngày bắt đầu trả tiền cho lưởi cày mới- 3000 chữ viết sơ khai của người Trung Hoa được xác nhận trên hơn 50000 xương đào được trong thời nhà Shang. Chữ viết nhà Shang giống chữ Hán hiện nay nhưng cũng khá giống chữ ở Mesopotamy. Học giả Hoàng văn Chí cho nhà Shang là một chủng tộc phát xuất từ Ấn Độ theo đạo Nho là đạo Bà La Môn.

Câu chuyện kỳ lạ về ba thầy pháp thuật

Một chuyến thuyền chở một thầy Mo, một Bà Đồng và một Guru Bà La Môn, đậu giữa một con sông nhiều đá ngầm người chèo thuyền không thể nào cập bến được. "Tôi phải đi ngoài", thầy Mo nói xong bước từ bên phải thuyền xuống nước, đi thoăn thoắt ngang qua sông vào bờ, và trở về thuyền chừng mười phút sau, cũng bằng cách đi trên mặt nước. Đoạn Bà Đồng cũng nói sẽ đi ngoài. Bà này nhẹ nhàng từ bên phải thuyền bước xuống sông, hơi loạng choạng bị chìm tới đùi nhưng từ từ nổi lên mặt nước, đi như bay vào bờ, mười phút sau trở về thuyền. Guru Bà La Môn thấy coi bộ quá sức mình nhưng đâu dễ chịu thua, từ bên trái thuyền bước xuống nước và chìm lĩm mất tâm tích. Thầy Mo nói với Bà Đồng một cách hóm hỉnh: "Chúng ta không nói cho ông ta biết là cồn cát ở bên phải thuyền"

Đạo Bà la Môn, Janism và các đạo khác thời Văn Lang

Nhà khảo cổ học Coedes ngờ rằng trước khi văn hoá Trung Hoa du nhập vào đây vào đầu thế kỷ thứ hai trước công nguyên, người VN đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Nam Á. Nhận xét được nhiều học giả hiện tại cho là đúng nhưng chưa có ai chứng minh được một cách cụ thể và rõ ràng.

Đạo Bà la Môn, sau là Ấn giáo, đã được quảng bá rộng rải ở VN và vẫn còn để lại nhiều dấu vết dầu rằng đã bị quân đô hộ làm biến mất cách nay hơn 2000 năm.

Bà la Môn (Brama) là tôn giáo của dân Aryan từ Iran xâm chiếm bắc Ấn Độ vào khoảng 1500- 2000 BC. Đạo này còn có thể theo di dân đến Ấn Độ vào thời xưa hơn nửa, khoảng 5000 năm. Sau khi bị Phật giáo đè bẹp, đạo đã rút kinh nghiệm, cải tổ, trở thành Ấn độ giáo (Hindu) và quật khởi trở lại. Để lôi cuốn Phật tử, Đức Phật được đạo Hindu cho là kiếp thứ 9 của thần Shiva.

Những bằng chứng về sự hiện diện của đạo Bà la Môn hay Hindu ở VN rất phong phú, không thể kể hết được:

a. Đền miếu

Từ miễu có thể là do tiếng Mã Lai kuil vì từ này gần hơn mìao tiếng BK và không thể cho người Ma Lai vay mượn tiếng Tàu.

Thờ những vị thần khác xa thần thánh ở Trung Hoa. Trong các ngôi chùa cổ ở miền Bắc và các đền miếu ở miền Nam khi xưa, có rất nhiều tượng thần dáng dấp to lớn, mặt mũi dữ tợn, kỳ lạ, không phải là tượng Phật.

b. Từ ngữ

Ma, tiếng Hán Việt cũng là tiếng Việt vì phát xuất từ k'maoch, tiếng Miên.

Quỹ, tiếng Hán Việt cũng là tiếng Việt phát xuất từ pỷ, tiếng Thái. Yêu quĩ cũng có thể do tiếng Mã Lai iblis (devil)

Tà, tiếng Phổ thông là tie, là do ông Tà Á Rặc của Khmer.

Cả ba từ đều do đạo Bà la Môn giáo mà ra.

Xin kể một chuyện ma:

Một đêm khuya, Tèo đi theo con đường tắt băng qua một nghĩa địa. Nghe tiếng đục đá cạch cạch nhưng vẫn tiếp tục đi một dầu hơi sợ. Khi tiếng đục càng lúc càng lớn thì Tèo càng sợ thêm cho đến khi tới gần một người đang đục mộ bia.

"Hú hồn, anh làm tôi sợ gần chết. Anh đang làm gì vậy", Tèo nói.

"Họ khắc sai tên tôi "

c. Thờ Bà

Thượng đế và thần thánh ở mọi tôn giáo đa số là nam giới. Bà La Môn là tôn giáo có nhiều thần nhất, khoảng 1200 vị thần trong đó chỉ có vài vị là nữ thần. Thế nhưng ở miền Bắc có rất nhiều Thần Bà như Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Đán, Bà Tướng. Các Bà có hình dáng kỳ lạ không giống thần thánh Trung Hoa. Thực sự Bà là Ông Tà á Rặc và có thể có gốc như sau:

Bà Dâu: Ta Pou

Bà Đậu: Ta Krau

Bà Tướng: Ta Chen và cũng là tên của Hà Tiên

Bà Dán: Ta Kleang

d . Tượng thờ có hình dung cổ quái, rất nhiều tay, nhiều đầu, nhiều mắt như tượng Quan Âm 1000 mắt, 1000 tay, 11 đầu tương tự các thần Bà la Môn như thần Vishu có 10 đầu và mấy chục cánh tay, thần voi Ganesh, đầu voi mình người 4 tay.

e . Pháp thuật, bùa ngải, ó Ma Lai, thần chú, thầy pháp, cúng tế, thờ bàn ông thiên đều không giống Trung Hoa.

f . Nhạc lên đồng ở miền Bắc rất sôi động, xập xình cà giựt theo thể điệu Mambo Rock, khác với đồng cốt miền Nam, rất giống nhạc lễ đạo Bà la Môn hay môn phái áo vàng của các guru Ấn độ ở các nước Tây phương, người yếu tinh thần rất dễ bị lôi cuốn, nhất là các bà. Tôn giáo đồng bóng có mặt khắp ĐNÁ gọi là tôn giáo Phiền thực (Réligion de la fecondité) là của Mã Lai

Phồn thực phồn là sinh đẻ, thực là tăng thêm, sinh đẻ như thực dân.

Ca dao tục ngữ của dân ta đầy dẫy những câu hát tục tiểu và ở nhiều làng còn thờ dâm thần, còn múa mo, âm vật và dương vật được thay bằng cái mo và cây tre, còn gọi con trai là chày,

con gái là sọt, y như các tiệm hàng xén Ấn Độ, Thái Lan, Phi Luật Tân bán chày cối, dương vật cho dân chúng mua về thờ, còn có đám rước dương âm vật (làng Đông Kỵ), còn chơi trò tranh dành Nõn Nường mà dân miền Trung gọi là Lỗ Lường. Tiếng Mã Lai nona có nghĩa là con gái, miss.

f. Tên đền chùa, đồi núi miền Bắc rất khác thường, cổ lổ, vô nghĩa hoặc sai văn phạm như chùa Mui, đền Chèm, thôn Trẹo,Tam Đảo; làm ta liên tưởng đến địa danh ở miền Nam. Điều đáng chú ý là cỏ sự trùng hợp giữa địa danh các vùng ở miền Bắc, Trung và Nam.

KHU BA VÌ

Chùa Láng, chùa Kleang

Bàu Láng ở Cà Mau được học giả Sơn Nam cho tên Láng là do mặt nước bàu bằng phẳng, láng sì cóong. Giải thích có thể hợp cho cái bàu nhỏ sóng lặng gió êm nhưng không thích hợp cho Vàm Láng ở Vũng Tàu. Xin kể lại câu chuyện để gợi ý là hồi nhỏ cở khoảng năm sáu tuổi, vào một buổi trưa theo gia đình đi một chiếc tàu lữa Quảng Chiêu khá lớn, khi chạy vào Vàm Láng thì gặp mưa bảo, tàu bị sóng đánh dữ dội lắc lư như chiếc lá, mạch lô (lơ tàu) chạy la ơi ới, ai cũng xanh mặt tưởng rằng tàu sẽ chìm, nhưng may nhờ ông tài công già sáu mươi người Chà Châu Giang ra sức lái tàu vào đất liền. Kể từ đó mấy anh mạch lô hết dám dỡ trò chơi trác bỏ mỡ heo vào cơm bị ông ta rượt chạy có cơ, ông theo đạo Muslim kị heo vì chê dơ. Vàm Láng gần biển hay bị gió bảo thì “láng sì coóng” thế nào được.

Ở miền Nam có chùa Khang của người Miên ở Sốc Trăng, ngày xưa là cái watt (đền, tiếng Khmer và Thái) thờ thần Shiva của Ấn giáo, hiện nay trên nóc còn tượng Thần điêu Garuda nữa người nữa chim thù ghét rắn (Hảng hàng không Nam Dương có tên Garuda), và tượng Yeak tức Chằn tinh, nguồn gốc của truyện Thạch Sanh chém Chằn mà ở miền Nam ai cũng biết.

Campuchia có rất nhiều Láng như Boeng (Bưng) Kleang ở Nam Vang, vịnh Kampong Kleang, đền Kleang ở Angkor Thom do vua Jayavarman V xây.

Ở làng Láng miền Bắc có chùa Láng tên chữ là Chiêu Thiên tự.

Tất cả các Láng không phải là do “bóng láng xì coóng” mà là tên nói trại đi của Tà Kleang.

Câu Lậu : "Chùa Tây Phương cách Hà Nội 37 km nằm trên quả núi Câu Lậu".

Truyền thuyết cho rằng sở dĩ ngọn núi có tên như vậy vì hình dáng nó cong cong như lưởi câu. Nhưng xét về từ nguyên học thì tên núi theo âm cổ vốn là Klâu, nghĩa là núi trâu, về sau sách vở ghi theo âm Hán là Câu Lậu. Ba Vì là một đàn trâu mà trâu mẹ là núi Câu Lậu.

Đây chỉ là đoán mò mà thôi. Trâu do tiếng Miên grabay; tiếng Mã Lai, Nam Dương là kabau, Thái là kwy. Câu Lậu không phải là trâu mà là một từ có ý nghĩa khác

Cầu Lầu: Đây là khu thương mãi của người Việt ở Nam Vang là đường Bon và Cầu Lầu Thời Pháp.

Câu Lậu và Cầu Lầu đều do Krau, tên một vị thần.

Ba Vì, Ba Tri, Sa Vỹ: Patri, có đền ở Angkor watt.

Chùa Bà Đá, quận Bà Rá: Pradak, tên một đền thần ở Angkor watt hay Brama, thần Bà La Môn, không được nổi tiếng bằng thần Vishnu và Shiva, khác với truyền thuyết về chùa Bà Đá ở Hà Nội "Có người đào được cục đá hình dáng phụ nữ nên cất miếu thờ, sau thấy linh thiên nên đặt tên là chùa Bà Đá"

Tam Đảo: Kâm Bâo Ar chứ không phải 3 hòn đảo vì làm gì có đảo trên đất liền?.

Núi Năm Voi, Đồi 99 con voi, chùa Trăm Gian, Đồng Nai, Đầm Dơi.

Tương truyền có 100 con voi phủ phục ở đền Hùng Vương, một con quay đầu bỏ chạy nên bị chém hiện còn dấu vết.

Lời bàn: Năm voi và trăm voi tương tự về phát âm. Không có ngôi chùa nào rộng tới 100 gian. Chùa trăm gian không lớn, nhiều lắm chừng mươi gian là cùng. Tất cả các địa danh trên đều do tiếng Miên Domrei và là voi thần Ganesh đầu voi mình người của Bà la Môn. Voi cũng được tôn trọng trong Phật giáo, tượng trưng cho bánh xe của đời sống vì mẹ Đức Phật nằm mơ thấy voi trước khi sinh ra Ngài.

Sà Mâu, Cà Mau: Ta Khmau, tên Khmer của thần Kali

Đường Lâm nơi đền thờ Phùng Hưng, có đồi Sa Mâu và có giếng Ngục.

Sà mâu nếu là chó lác hoặc vũ khí của Trương Phi đều vô lý nên phải là từ ngoại quốc biến thể.

Giếng ngục: Giếng Snguot.

Hòn Chén (Huế), Đền Chèm: Goh Chen còn Hà Tiên là Ta Chen.

Núi Chẹ (hay Chẹ Đùng): Ches P'noom, Ches là tên thần, gần giống tên thần nguồn gốc Rạch Giá, P'noom là núi.

Suối Giải Oan ở chùa Hương: Theo truyền thuyết Ấn giáo, một hoàn tử cầu nguyện vị thần thần sáng tạo Brahma đốc thúc sông cỏi trời tên Ganga gột rữa linh hồn đau khổ của tổ tiên. Khi cửa trời mở rộng nhả Ganga, thần huỹ hoại và bảo tồn Shiva bắt được và trải ra phía đông thành sông Ganges. Suối Giải Oan có nhiệm vụ giống như sông Ganges là nơi Ấn giáo dùng làm lễ tắm rửa để gột rửa tội lỗi, dứt bỏ bánh xe luân hồi của sự chết và đầu thai. Chùa có tượng thần Ấn giáo Bodhisattava Avalakitesvara 10 tay biến thành Phật bà Quan Âm trong. Như vậy Quan Âm Bồ tác chỉ là hư cấu do Phật giáo Đại thừa Trung Hoa dàn dựng. Chùa Tàu còn thờ Quan Công mặt đỏ au; nhân vật hư cấu chỉ có trong tiểu thuyết.

Theo truyền thuyết Hương là tên của một ngọn núi phía bắc Tuyết Sơn trong dãy Himalaysia. Ta lại thấy có sự trùng hợp với thần thoại Ấn độ: Himalaysia là nơi cư ngụ của thần Shiva, chuyên hút ống vố, có ba mặt, mang chĩa ba, trong một lọn tóc có thần Ganges là nữ thần sông Ganges. Như vậy chùa Hương trước là đền Hindu, sau thânh chùa Phật.

KHU BỜ BIỂN MIỀN BẮC

Ba lạt, Ba Lai: Đảo Ba Lạt ở cửa sông Hồng, xả Ba Lạt và cửa Ba Lai ở Bến Tre, cả ba đều do Barrays là đập nước. Ngoài ra trong tiếng Mã Lai, Ba lai là tên một loại nhà dài khoảng 40m, chứa 30 gia đình 100 người của thổ dân ở Kalimantan Nam Dương. Người cổ Châu Âu cách nay 20000 năm cũng có nhà dài tương tự (long house).

Cát Bà: Kak Bâ hay Ta Kak. Truyền thuyết là ở đây đàn bà con gái đứng hậu cần cho các ông đánh giặc ở đảo các ông. Chắc do một vị nào đó phóng vì đảo các ông ở đâu?

Đảo Trà Cổ, ấp Trà Cổ ở Hố Nai, Gia Kiệm: Tên thần Krâkôr

Cái Bàn có xả Cái Đại: Trapeang và Kdei

KHU THANH HÓA.

Được diễn tả như sau: Sông Mã đổ ra trước đổ ra biển, chãy qua vùng núi Hàm Rồng, núi Phù Thị như người phụ nữ nằm gối đầu lên thân rồng. Ngọn Tả Ao với vũng Sao Sa nước không bao giờ cạn.

Sông Mã theo truyền thuyết sở dĩ có tên như thế vì lòng sông cạn hẹp, ngựa băng qua được.

Mô tả theo nghĩa Việt của các địa danh mà các địa danh này chẳng phải tiếng Việt.

Mã là do Chhma có nghĩa là hẹp. Ở Ang kor watt có đền Banteay Chhma tức là pháo đài hẹp, thờ thần Avalokiteshsava, tiền thân của Quan Thế Âm bồ tát và là một trong các thủ đô của vua Jayavarman II (820- 850). Gần biển Hồ Tonlé Sap có hồ nhỏ là Tonlé Chhma. Nếu là tiếng Malay thì do emas tức là vàng, nhưng sông Mã không có ai tìm được vàng.

Sao Sa: Trong tiếng Sanscrit, saras là ao hồ (lake)

Phù thị, Củ Chi : Puthi hay Puri. Puri là tên một trong bốn thánh địa của Ấn Giáo, ở phía đông Ấn độ.

Sao Sa: Chau Say Tevada hay Chau Srei, đền ở Ankor Watt, do vua Suryavarman V, xây vào thế kỷ thứ 12 thờ Vishnu và Shiva. Cũng có thể Sa là s'ra là cái ao.

Tả Ao: Ta Ar

Tả Ao rõ ràng không phải là tiếng Việt vì Tả là tiếng Hán Việt (bên trái) lại ghép với Ao, tiếng Việt, kiểu đầu gà đít vịt và theo cú pháp Trung Hoa.

Lời bàn: Ba khu vực Ba Vì, bờ biển miền Bắc và Thanh Hóa có rất nhiều địa danh mang tên Ấn giáo.

Có thể giải thích bằng một trong các lý do sau đây:

-người Việt thuộc chủng tộc Mon Khmer.

-theo Ấn giáo do người Ấn hoặc Mon Khmer truyền bá vào nước Văn Lang trước thời Bắc thuộc

-người Java, thuộc chủng tộc Ấn độ đã xâm chiếm đảo Java vào năm 78 AD, theo Ấn giáo, đã thành lập đế quốc Phù Nam từ nhiều thế kỷ trước công nguyên. Đế quốc trải rộng đến tận Thanh Hoá, dọc theo bờ biển miền Bắc và có thể cai trị hoặc gây ảnh hưởng sâu đậm đến tín

ngưởng dân Giao Chỉ. Bằng chứng là vào thế kỷ thứ 8 AD, người Java đã mang thuyền đến tấn công Giao Chỉ hai lần để đòi lại đất, dưới thời Tàn Đường khiến quân Tàu phải chạy tán loạn.

Cửu Chân của người Mường (Lê Lợi là người Mường) và Nhật Nam, thuộc người Chàm; đã bị nhà Hán xáp nhập vào Giao Chỉ. Đạo Bà La Môn xuất hiện ở Thanh Hoá phải trước thời Bắc Thuộc, một lần nữa chứng tỏ đạo này đã vào Giao Chỉ thời Văn Lang Âu Lạc.

MIỀN TRUNG.

Một số là tên thần Hindu, xin nêu vài thí dụ
Sông Tà Trạch (Huế ): Ta Trach
Đà Nẳng: có thể do danau có nghĩa là ao, vũng
Sông Đà rằng: Drang

HÁN NHO, VIỆT NHO

Chẳng những đến VN, Bà la môn còn được phát triển đến tận Trung Hoa. Xin đừng nhầm lẫn Nho giáo với Khổng giáo. Khổng giáo là môn triết học do Khống Tử sáng lập. Tổ tiên của Khổng Tử theo Nho giáo, đạo này dùng chữ khoa đẩu có hình dáng con nòng nọc, chữ người Mường thuộc loại chữ này, gần giống chữ Iran hơn Ấn độ và có hai hoạt động chính:

-cúng bái

-trình diễn lễ nhạc

Nho giáo là Bà la Môn giáo.

Việt nho theo giáo sư Kim Định, là nguồn gốc của Nho giáo, do người Trung Hoa mượn của ta. Phát biểu mới nghe qua có vẽ vì tự ái dân tộc. Nhưng nếu suy nghĩ cho tận cùng thì cũng không phải là vô lý. Thực vậy, đạo Bà la Môn đã truyền bá đến Giao Chỉ trước rồi mới đến vùng Hồ Nam, sau đó là nhà Thương.

Hai tôn giáo khác là Lão giáo và Mạc giáo (Đạo đức kinh) cũng phát xuất từ Ấn độ.

Sau đây là những bằng chứng để cũng cố thêm những nhận định trên:

Thần Nông (Shennong): Phát minh nông nghiệp và thuốc bắc, có đầu bò mình người. Thần nông không phải là truyền thuyết Hán tộc vì:

- Từ Thần Nông có cấu trúc thuận như VN, Thải Lan, có nghĩa là thần coi về nông nghiệp. Rõ ràng đây không phải là tiếng Trung Hoa vì Thần Nông có nghĩa là nghề nông của thần thánh. Nếu là Trung Hoa thì phải là Nông Thần.

-Nông là do toong tức cánh đồng của tiếng Thái.

-Thần Nông chính là Preah Ko tức Sàigòn vì cả hai đều là bò thần và là thần Nandi của Bà la môn.

Phục Hi (FUXI): Vợ và em vợ là nữ thần Nữ Oa có hình người từ lưng trở lên nhưng đuôi rồng, trông coi về dựng vợ gã chồng, trong khi Phục Hi phát minh ra săn bắn , đánh cá và chăn nuôi. Fuxi là thần Bà la Môn Puri Củ Chi) hay Pouthi (Phù Thị, Thanh Hoá).

Nữ Oa (Nugua): Nữ Oa theo truyền thuyết Trung Hoa là rắn (đuôi rồng ) và phát âm cách nay hơn 4000 năm rất giống Phạn ngữ naga. Vậy Nữ Oa là rắn thần Naga của Bà la Môn. Một dẫn chứng khác, rắn thần là một biểu tượng của vua nước Điền thời Xuân Thu chiến quốc, mà người nước Điền là người Tai (Tầy) tức Thái. Tháp Bà Pô Naga là Ngài Nữ Oa.

Hoàng Đế (Hoang Di): Đế là từ tiếng Deva của Ấn độ; tiếng Indo là dewa là thần, thánh, trời.

Các huyền thoại kể trên, nhất là Thần Nông bị một số học giả người Việt bài bác vì cho rằng do Trung Hoa sáng tác rồi ta mượn tạm hoặc sử sách Trung Hoa cố ý lồng vào để làm cho người Việt có có cùng nguồn gốc với người Trung Hoa, có dụng ý biện minh cho sự xâm lăng nước ta. Thực sự các huyền thoại này là của các chủng tộc phía Nam, trong đó có VN; theo đạo Bà la Môn. Nhà Châu sau khi tàn sát và cai trị người Thương, đã lấy làm truyền thuyết của mình

Thượng giới và Địa ngục. Trong Angkor Watt, có nơi trên trần có hình diễn tả sự khen thưởng và trừng phạt của 37 Thiên Đàng và 32 từng địa ngục trong đó Yama là vua của địa ngục, tương đương với Sa tăng bên Kito Giáo. Diêm Vương của Trung Hoa là Yama, Diêm tiếng BK là yán.

Đạo Janist và các đạo khác

Kỳ Na giáo hay là Jaina giáo (tiếng Anh: Jainism), là một tôn giáo của Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển Veda.

Kì-na giáo là một trong những tôn giáo lâu đời trên thế giới, Kì-na giáo được sáng lập ở bắc Ấn Độ gần như là cùng thời với Phật giáo. Trong một thời gian dài Kì-na là tôn giáo được truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ. Tôn giáo này đã suy yếu từ thế kỷ VIII do sự phát lên mạnh mẽ của các tín đồ đi theo đạo Hindu và đạo Muslim.

Theo đời sống thiên nhiên, không mặc quần áo, ăn chay trường, chống sát sinh tích cực đến độ lấy vải che miệng lại vì sợ hít nhầm côn trùng, thờ thần khoả thân. Nhiều nước Đông nam Á thờ sinh thực khí nam và nữ là tín đồ của đạo Janist hoặc một đạo khác của Ấn độ. Đạo đã truyền bá đến Thái Lan, Nam Dương, Phi luật Tân vì hiện nay ở các nước này, sinh thực khí bằng gỗ được bày bán công khai đầy đường, xỏ xâu từng chùm. Có nhiều cổ tục ở miền Bắc chứng tỏ tôn giáo này cũng có mặt ở VN:

Rước sinh thực khí. Các làng Đông Kỵ tỉnh Bắc Ninh, xả Khu Lạc và Dị Nậm (tên này là tiếng Việt cổ) tỉnh Phú Thọ hoặc xả vùng Hải Dương hằng năm mở hội rước sinh thực khí dương (linga) tượng trưng bằng ống tre hay bánh cuốn và sinh thực khí âm (yoni) tượng trưng bằng mo cau hay bánh dày. Ở Nam Dương, sinh thực khí dương là hòn đá đứng và âm là hòn đá nằm.

Múa mo và tự do luyến ái, Xả Sơn Đồng tỉnh Hà Đông có lễ rước sinh thực khí, sau đó trai gái độc thân được tự do luyến ái.

Các cổ tục Ấn độ dưới thời Bắc thuộc bị cấm đoán vì bị cho là phạm thuần phong mỹ tục

Khổng giáo, mà tổ tiên Khổng Tử lại theo đạo Bà la Môn!!.

Từ về bộ phận sinh dục ta không đặt mà đã có từ trước như c..c là do tiếng Anh cock còn l..n là yoni; tiếng Ấn độ.

Bàn Ông Thiên

Ở Nam Bộ, hình thức thờ Trời được thể hiện bằng bàn Thiên được đặt trước cửa nhà – là nơi gởi gắm những ước nguyện của con người đến đấng trời cao. Bàn Thiên ở Nam Bộ rất đơn giản, chỉ là một cây cột gỗ cắm xuống giữa sân, trên đó có đặt một tấm ván hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trên tấm ván đó, người ta đặt một lư hương, vài chung rượu chén trà, một dĩa trái cây. Trụ cột thường “cao độ 1,50m (bằng gỗ hoặc bằng gạch), trên có bệ thờ vuông, với thức cúng đơn giản: một lọ cắm nhang, một lọ hoa, ba chung nước lã, có nơi thêm vào một lọ gạo và một lọ muối.

Bàn Ông Thiên ở các miền Bắc và Trung làm bằng đá.

Địa danh các miền

Điểm đặc biệt nên để ý là các địa danh mang tên thần Bà La Môn chỉ tập trung ở khu vực miền Bắc ngày xưa là lãnh thổ của Văn Lang Âu Lạc, đó là Ba Vì và vùng bờ biển VN. Sự trùng hợp của các địa danh thường chỉ xuất hiện ở các từ không thể được giải thích hợp lý về phương diện tiếng Việt. Thí dụ Hòn Gai có nghĩa là gì không ai biết, mà Bình nguyên Lộc cho là Kattigara của Tolémeé. Ta lại thấy ở gần Rạch Giá có Hòn Rái, Hòn Tre, Nha Trang có Hòn Tre, Thanh Hoá có Hòn Né, Cao Miên có Phumi Srei. Hòn Gai có thể là tên thần Bà La Môn Srei.

Ghi chú:

Trapeang là tục nhiều gia đình tắm chung một bể nước.

Các địa danh trùng hợp với tên thần Bà La Môn đưa ta đến nhiều nhận xét sau đây

-Đạo Bà La Môn đã có mặt ở nước ta có thể từ 3000 đến 4000 năm trước do các nhà truyền giáo từ Ấn Độ sang hay từ Java đến. Đó cũng là lý do tại sao cuối đời Tàn Đường vào thế kỷ thứ 8, người Java đã tiến đánh Giao Chỉ làm quan đô hộ Tàu phải bỏ chạy

-Đạo Bà La Môn đã truyền đến Tây Nguyên do người Chàm.

4. Thời tiền Hung Vương (Từ 5000 trở lên).

Dân Việt và Bách Việt theo các tín ngưởng sau đây:

a. Tín ngưởng vật linh (animism).Tin tưởng mọi vật và sự vật đều có linh hồn: thờ đá, núi, nước, cây cao bóng cả ...

b. Phiếm thần giáo (Pantheistic religion). Tin tưởng trời là tất cả vũ trụ, vạn vật và tất cả vũ trụ, vạn vật là trời.

c. Tín ngưởng có nhiều đặc điểm như sau

-Thờ cúng tổ tiên, trời, đất

-Đặt chỗ thờ nơi núi cao

-Chôn cất bằng lu, chum, hòm sắm sẳn

-Có sự song song giữa núi và sông, trời và đất.

d. Thờ mặt trời: Có thể là Hỏa Thần Giáo của Iran và có mặt trước cả Bà la Môn

Kampuchia được cho là từ Kambojas của Iran.

Bảng đối chiếu

 Miền Nam                      Miền Bắc                        Cao Miên                       Miền Trung
Ba Tri                               Ba Vì                              Patri
Bà Rịa                              Bà Trịa                          Bât Prea
Bà Đen, Cà Mau                Sà Mâu                        Ta Khmau
Gò Đen                             Gò Mun                     Sây Mun(Bassac)
Bến Tre, Hòn Tre        Chàng Rế,Hòn gai          Đền Banteay Srei                Hòn Né, Hòn Tre
Bình Đại,Cửa Đại      Cái Đại ở Cái Bàn               Banteay Kdei                    Cửa Đại ở Hội An
Bến Cát,Rạch Cát              Cát Bà                       Preak Kak,Ta Kak
Ba Lai, Ba Lạt              Đào Ba Lạt(Hồng Hà)          Đền Barrays
Bà Rá                     Chùa Bà Đá                         Pradak, Brama
Hàm Luông                    Hạ Long                            Kampong Luang                   HàmRồng
Bà quẹo                        Bà Trẹo( Ba Vì )                    Ta keo, Trà kiệu
Bình Khang                     Bình Than                        Prea Khang
Cô Tô(Long Xuyên)   Đảo Cô Tô                       Kops hay Potoh
Củ Chi                                                            Puri,Pu Chri, Pouthi
Gò Quan                  Câu Lậu                              Cầu Lầu, Krau
Đồng Nai,Đầm Dơi   Núi 5 Voi,Chùa Trăm gian
                                Đồi Trăm Voi                                                                                           Đại Ngải                     Ngòi Tôm                              Tngai Tom
Kẻ Sặt(Cà Mau)      Kẻ Sắt(Hải Dương)                          Khsat                         
Xả Ếch(Sóc Trăng)                                               TaEi, TaAr                          Tả Ao
Rạch Giá               Thạch Xá(Ba Vì)                      Prach Chas
Trảng Bàng,Trà Vinh     Cái Bàn,Trà bàn             Trapeang Venh                          Trà Bàng, Chà Bàn
Trà Cổ(Hố Nai)        Đảo trà cổ,Đầm Dạ Trạch    Ta Trach                            Sông Tà Trạch
Trà Cú                                                             Takuk, Prei Kuk                            Pleiku
Vàm láng,Bàu Láng     Chùa Láng                Kampong Kleang,Beung Kleang
Vũng Thơm(Sốc Trăng)   Sầm Sơn, Sóc Sơn   Kampo Som, Sork Som                
Hà Tiên                       Ta Chien                             Ta Chen                                 Đền Chén

No comments:

Post a Comment