Jul 4, 2018

NGUỒN GỐC PHỞ - Bài của Giáo sư Đoàn Văn Phi Long

NGUỒN GỐC PHỞ

GS Đoàn Văn Phi Long


Nguồn gốc của phở có rất nhiều học giả viết dựa vào nhiều nguồn như Tự Điển, tranh chụp, tranh vẽ, bài viết nhưng hiếm có ai phân tích, lý giải, biện luận về mức độ chính xác của các tài liệu vừa kể. Hầu hết đều cho phở có nguồn gốc từ ngầu dục phấn, một số ít từ món xáo trâu, nhưng không phải nhận định nào của đa số đều đúng.

Để phản bác các nhận định không có chứng minh, phương pháp mâu thuẫn (contradiction method), nghịch lý (paradox) sẽ được xữ dụng.

Như để chứng minh phở không có nguồn gốc từ món Xáo trâu, ta giả sử ngược lại nếu phở có nguồn gốc từ món này thì phải có tên xáo bò như thông lệ tiếng Việt. Trái nghịch lại món mới có tên phở lạ oắc. Vậy phở không có nguồn gốc từ món xáo trâu.

Thí dụ từ phở bò phát sinh ra phở gà, phở vịt, phở đà điểu, phở nghêu, phở tôm, phở cá, phở sốt vang.., hay hủ tiếu Tàu sinh ra hủ tiếu Nam Vang, Trà Vinh, Sa Đéc..

Ghi chú: Để tiện phân biệt, Lời bàn nằm trong ngoặc kép (“) là phần bình luận của ĐVPL, còn phần trích dẫn bài các tác giả được đánh dấu bởi chữ Tham khảo nằm trong dấu ngoặc (TK).

Mỗi bài viết về phở thường bị nhiều người, có khi lên cả tá, chôm chỉa, thêm thắc, sửa đổi rồi đăng lại với tên khác hay không tác giả làm cho việc tìm bài gốc rất khó khăn.

1 Phở trong tự điển tiếng Nôm.

Có một học giả cho phở là tiếng Việt vì chữ Nôm 𡀥 phà, phở ám chỉ nồi phở phà hơi ra. Tra một tự điển tiếng Nôm trên mạng

phà: phà hơi

phở 頗: phở lở ( nghiên một bên, nhiều, hơn)

Một tự điển Nôm khác 頗: phà, phào

Phà: phà hơi ra (Từ điển Hồ Lê)

phào: thở phào (Từ điển Viện Hán Nôm) (TK 1)

Từ điển của Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (1896), phở lở” với nghĩa là “nổi tếng tăm”; trong cuốn từ điển Dictionnaire Annamite-Français (1898) với nghĩa là “ồn ào”

Các tự điển cho thấy chữ Nôm phở không phải món phở.

2 Tiếng Việt không có âm p-h-ơ

Tiếng Việt không có đơn âm phờ, phơ, phớ, phở, phỡ, phợ nhưng có một số từ kép hay đa âm tiết như phờ người, bơ phờ, phờ phệt, phất phơ, lớ phớ, phở lở (ồn ào hay nổi tiếng) do đó phở không phải là tiếng Việt, nói khác đi phở phát xuất từ ngoại quốc.

3 Nguồn gốc phở từ Trung Quốc – món Ngưu nhục phấn

Có ba giả thuyết thứ nhất từ một món ăn Quảng Đông ngầu yụk phảnh (âm Hán Việt là ngưu nhục phấn, Quan Thoại là níu dzù fẽn), thứ hai món xáo trâu VN, thứ ba món thịt bò hầm Pháp pot-au-feu, phát âm pô tô phơ, nghĩa là nồi lữa.

Nguyên liệu bò hầm Pháp gồm có: thịt bò, nước súp hầm từ thịt (*), bánh bột sợi giống bánh canh ở miền Nam VN, củ cải chua, dưa cải bắp; bơ, hành, tiêu, hồi, dâu tây, rau thì là, quế, muối, gừng, hạt tiêu đỏ sấy khô; rau mùi tây, ớt khô, bột ngọt, tinh dầu hạt cải.

Nguyên liệu phở gồm có thành phần chính: sợi phở tươi (**), nước dùng (ninh từ xương ống lợn hay bò và một số gia vị khác), thịt bò bắp (để làm thịt chín); thịt thăn mềm (để làm thịt tái **), hành khô, gừng, dứa, hạt nêm, thảo quả nướng, hành tây; hành hoa, húng bạc hà, chanh, ớt, rau thơm bột ngọt…

Lời bàn:

“*Tiệm Tàu nấu nước lèo không khi nào dùng thịt vì quá mắc mà dùng xương bò hay heo, nung nhừ thành xí quách. Thỉnh thoảng cùng người bạn ghé tiệm Tàu ở Chợ Cũ Sài gòn kêu một tô xí quách rẽ rề với vài chai bia 33.

**Thuở ban đầu gánh phở không có bánh phở tươi hay thịt tái vì chỉ vài tiếng đồng hồ dưới trời nóng là bị ôi thiu vì chưa có chất bảo quản.

Theo nhà văn Nguyễn Tuân, phở đúng gốc chỉ có phở chín chứ chẳng có loại phở tái như bây giờ. Chắc lúc ấy ở Sài Gòn cũng chỉ có loại phở như thế.

Ta thấy thành phần cơ bản của ngầu dục phảnh và phở (kể cả món pot-au- feu của Pháp, xem mục 8) khác nhau không nhiều lắm”

H1 Món ngưu nhục phấn




H2 Món phở VN



4 Nguồn gốc phở từ món Món Xáo Trâu

Cách nấu Xáo trâu

Món “xáo trâu” của Việt Nam dùng sợi bún, sau được biến đổi thành món “xáo bò” dùng bánh cuốn.
Để làm món này người ta chuẩn bị nguyên liệu: thịt trâu thái mỏng (ướp gia vị cho thấm); hành lá, hành ta (tím), tỏi, mỡ, rau răm cắt dài 1 đốt ngón tay, khế chua cắt ngang.. . Sau đó họ xáo (xào) thịt trong chảo khoảng 30 giây rồi đổ ra bát riêng, kế tiếp bỏ khế vào đảo đều tới lúc khế chuyển sang màu trắng; rồi cho thịt, rau răm và hành vào, đảo cho tới lúc tỏa mùi thơm (khoảng một phút); cuối cùng họ chế nước vào, để lửa liu riu. Khi ăn, họ lấy bún cho vào bát, sau đó gắp vài miếng thịt trâu bày trên mặt bún rồi chan nước xáo thịt vào.

theo Nguồn gốc từ phở (TK 2 )

Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị.
Nhìn chung, xáo trâu là món ăn thông thường ở các chợ nông thôn, xóm bình dân của Hà Nội ngày xưa. Dần già bò phổ biến hơn trâu tại Việt Nam, thịt trâu nóng và dai dần được thay thế bằng thịt bò mềm và ngọt. Cũng một phần do người Pháp không ăn được thịt trâu; họ quen ăn thịt bò nên tầng lớp thượng lưu của Việt Nam mới chuyển dần từ Trâu sang bò. (TK 3,100 năm phở Việt

Lời bàn:

“-Dùng phương pháp mâu thuẩn, nếu phở có gốc Xáo trâu thì sao không gọi là món xáo bò theo phương cách tiếng Việt?

-Tên xáo trâu không thể biến thành phở vốn không phải tiếng Việt.

-Hơn nữa, giới thượng lưu và nhất là người Pháp thời bấy giờ không ăn gánh hàng rong nên gần như không có ảnh hưởng gì hết lên món xáo trâu”

Người Tàu biến chế món xáo trâu thành ngầu nhục phảnh: Truyền ngôn dân gian khá phù hợp với những tư liệu còn lại từ đầu thế kỷ 20: phở có tiền thân từ món “xáo trâu”, ra đời một cách dân dã từ bến bãi sông Hồng vào những năm đầu của thế kỷ trước (Trăm năm chuyện Thăng Long Hà Nội, NXB Trẻ 2004). Khởi đầu, đó là món ăn phục vụ tầng lớp bình dân, phu phen lam lũ mà không ai ngờ rằng, chỉ vài thập niên sau nó có một tương lai huy hoàng đến thế. Dân tộc Việt rất ít ăn thịt bò. Cuối TK 19, đầu TK 20, ở Hà Nội mới chỉ có vài ba hàng thịt bò, thường hay ế ẩm, nhất là bộ xương chẳng biết làm gì. Khoảng năm 1908 - 1909 có khá nhiều tuyến tàu thủy hơi nước từ Hà Nội đi Hải Phòng, Nam Định, Phủ Lạng Thương của chủ người Pháp, chủ Hoa kiều và phu phen chủ yếu là người Hoa từ Vân Nam qua. Đến 1909 mới có tàu thủy của nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi, ông chỉ tuyển dụng nhân công, thợ người Việt. Lại thêm các thuyền mành chở nước mắm, đồ khô từ xứ Thanh - Nghệ ra tạo nên một quang cảnh sầm uất nơi bến sông khiến xuất hiện một nhu cầu ẩm thực bình dân to lớn. Các món quà ùn ùn đổ về bến sông. Và theo quy luật tự nhiên “hữu xạ tự nên hương”, món “xáo trâu” được đông đảo lựa chọn, ưa chuộng nhất, càng được các bà tích cực gánh ra bãi sông. Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị. Cảnh thịt bò ế ẩm và xương bò được “khuyến mãi” cho không khi mua thịt khiến người ta nảy ra sáng kiến. Các gánh xáo trâu đã được các bà học nhau chuyển thành xáo bò. Thịt bò gây mùi khi nguội, nên lò lửa liu riu được cải tiến thêm vào gánh. Chẳng mấy chốc món xáo bò mới lan tràn suốt từ ô Quan Chưởng xuống tới ô Hàng Mắm. Dĩ nhiên quyền bán hàng không thuộc riêng người Việt, thực khách phu phen người Hoa rất đông đảo ở bến sông nên các chú Chiệc (cách gọi Hoa kiều thời đó) cũng tích cực tham gia vào tiến trình phát triển xáo bò, đến nỗi được Henri Oger lưu lại hình ảnh gánh phở rong trong tập “Technique du people Annamite” (Kỹ thuật của người An Nam 1908 - 1909). Các chú Chiệc có ưu thế trong việc thu xếp gánh xáo bò, vì họ vốn có sẵn nền nếp “văn minh mì gánh”, về căn bản rất phù hợp cho món ẩm thực mới. Từ bãi sông Hồng, trên những đôi vai gầy guộc “phở gánh” đã lan tỏa khắp “ hang cùng ngõ hẻm” Hà Nội rồi lan qua cái đô thị khác.

Trước khi Pháp đến, người Việt Nam it ăn thịt trâu, thịt bò vì trâu bò dùng cày bừa và rất đắt. Người ta chỉ ăn trâu bò khi chúng già hoặc bị bệnh. Thỉnh thoảng cũng có những phú ông vật trâu bò ăn mừng nhưng thật hiếm hoi. Khi Pháp qua, họ nhập cảng bò và làm thịt. Từ đó người Việt Nam mới dùng thịt bò thường xuyên. Và từ đó, thịt bò mới đem nấu cháo, thịt bò Beefsteak và dần dần khai sinh ra phở. (TK 3)

Lời bàn:

“Bài viết rất lộn xộn:

-Người Tàu tại sao không bán ngầu dục phảnh mà phải lấy món xáo trâu VN biến chế thành xáo bò?

-Không thấy nói làm tên sao xáo bò thành phở

-Thịt bò mắc mấy lần thịt trâu già không còn cày cấy. Giá quá mắc làm sao bán xáo bò được?”

Danh từ phở được chính thức hóa ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (trước 1930) do Hội khai trí Tiến Đức Hà Nội khởi thảo. Trong cuốn tự điển định rõ tên phở bắt nguồn từ chữ phấn và giải thích đó là món ăn bằng bánh xắt nhỏ nấu với thịt bò.

Tản Đà thưởng thức và “nghiền phở”ngay từ khi nó mới ra đời. Trong bài “Đánh bạc” (1905 - 1907) ông đã viết: “Có lẽ đánh bạc không mong được mà chỉ thức đêm ăn nhục phơ” (Khơi lại dòng xưa, NXB Lao Động, 2007). Ông đã gọi “nhục phấn” là “nhục phơ”...
Dĩ nhiên quyền bán hàng không thuộc riêng người Việt, thực khách phu phen người Hoa rất đông đảo ở bến sông nên các chú Chiệc (cách gọi Hoa kiều thời đó) cũng tích cực tham gia vào tiến trình phát triển xáo bò, đến nỗi được Henri Oger lưu lại hình ảnh gánh phở rong trong tập “Technique du people Annamite” (Kỹ thuật của người An Nam 1908 - 1909). Các chú Chiệc có ưu thế trong việc thu xếp gánh xáo bò, vì họ vốn có sẵn nền nếp “văn minh mì gánh”, về căn bản rất phù hợp cho món ẩm thực mới.

Lời bàn:

“Theo Tản Đà phở có gốc từ Ngầu dục phảnh trước năm 1905 chớ không phải từ món Xáo trâu.
Gánh người Tàu có đuôi sam và thùng nước lèo với hàng chữ Hán “ngầu dục phảnh”, không phải là gánh phở.
Hai món ngầu dục phảnh và phở khác nhau, các tác giả đánh đồng ngầu dục phảnh là phở !!”
Phở gánh có mặt trể nhất năm 1913:

Nhà văn lão làng Nguyễn Công Hoan, cây đại thụ trong làng văn Việt lại khẳng định và cho biết khá chính xác cái tuổi 100 của món ăn độc đáo thuộc hạng “quốc hồn - quốc túy” này. Ông ghi nhận: “1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu,5 xu)” (Nhớ và ghi về Hà Nội, NXB Trẻ 2004). Mặc nhiên, chính Nguyễn Công Hoan đã là người xác định tuổi cho phở trong cuốn biên tự chuyện về đời mình “Nhớ và ghi về Hà Nội”. Không những vậy, ông còn cho chúng ta biết thêm, lúc này phở rong đã khá thịnh hành, chả thế mà ngành kinh doanh phở đã bị chính quyền đánh thuế: “... người bán phở phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày.Tính ra mỗi năm là 73 đồng.

G. Dumoutier (1850 - 1904) nhà Việt Nam học xuất sắc để lại rất nhiều tư liệu giá trị trong mọi lĩnh vực nghiên cứu cũng từng khẳng định: “Phở chưa từng xuất hiện ở Việt Nam trước năm 1907!”.

Đó chính là những nguồn tư liệu thuyết phục nhất về 100 năm tuổi của phở. (TK 3)

4 Tiến trình hình thành phở trong tự điển và truyền khẩu dân gian

Đây là nguyên văn trả lời về nguồn gốc món phở của Ông Đinh Trọng Hiếu cho một học giả

Chữ “bánh” ta thường dùng, từ chữ “bính” (Trung Quốc) mà ra. Nhưng không phải bất cứ thứ bánh nào cũng bắt nguồn từ TQ, rất có thể những bánh dùng chất liệu bản xứ thì có nguồn gốc bản xứ.

Chữ “bánh” có mặt trong cuốn Từ điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes (1651), trang 26, với cả những từ như “bánh khô”, hoặc “bánh xe”, “bánh lái”. “Bánh” phải là mốt đồ ăn, đồ vật hình tròn. Bánh dày thì tròn, thế bánh chưng có tròn không ? (Đây là câu hỏi).

Từ “phở” không có mặt trong ngần ấy cuốn từ điển, kể từ 1651 cho đến 1931, với nghĩa là món “phở” hiện nay. Từ “phở” có mặt trong cuốn từ điển của Huình-Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (1896), với nghĩa là “phở lở” = “nổi tếng tăm”, trang 200 ; trong cuốn từ điển Dictionnaire Annamite-Français của Génibrel (1898) với nghĩa là “ồn ào”, trang 614.

Từ “phở” xuất hiện trong cuốn Việt Nam Tự Điển, do Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo, in năm 1931 (NXB Mặc Lâm) : “do chữ phấn mà ra. Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò: Phở xào, phở tái”, trang 443.

Cuốn từ điển Dictionnaire Annamite-Chinois-Français của Gustave Hue (1937), có ghi từ “phở” như sau : “Abréviation de “lục phở”: phở xào: beignet farci et sauté. Cháo phở: pot-au-feu”, trang 745. Dịch là: “Viết tắt của từ “lục phở”: phở xào: thứ bánh có nhân và được chiên”.

Cuốn từ điển Việt Nam Tự-điển, do Lê Ngọc Trụ hiệu đính (1970, Nhà sách Khai Trí, Sài-gòn), ghi “Phở. Món ăn bằng bột gạo tráng mỏng hấp chín xắt thằnh sợi nấu với thịt bò (do tiếng Tàu “Ngầu-dục-phảnh” tức “Ngưu-nhục-phấn” mà ra: Ăn phở, bán phở”, trang 1169, tập 2).

Như vậy, qua những tư liệu hiện có, ta có thể biết rằng từ phở chỉ món ăn mà ta đang bàn ít nhất đã xuất hiện trongViệt Nam từ điển do Hội Khai trí tiến đức ấn hành vào năm 1931 và các các giải thích của các từ điển muộn hơn như từ diển của Gustave Hue (1937),hay Việt Nam Tự-điển, do Lê Ngọc Trụ hiệu đính (1970, Nhà sách Khai Trí, Sài-gòn), hoặc Từ điển Tiếng Việt TTKHXHNVQG ; Nguyễn kim Thản – Hồ Hải Thụy – Nguyễn Đức Dương – NXB Văn hóa Sài Gòn – 2005… Cho ta thấy lối giải thích khác nhau của các tác giả từ điển. Tựu trung lại, có tác giả cho rằng từ phở là biến âm của từ phấn trong tiếng Tàu và phở là lối rao gọn của món “ngưu nhục phấn” một lối ăn cũng thấy có ở người Nam Trung Hoa. Lại có lối giải thích: Gustave Hue (1937), có ghi từ “phở” như sau: “Abréviation de “lục phở”: phở xào: beignet farci et sauté. Cháo phở: pot-au-feu”, trang 745. Dịch là : “Viết tắt của từ “lục phở”: phở xào: thứ bánh có nhân và được chiên”. Thật chẳng mấy rõ ràng.

Đành rằng lối giải thích phở có thể bắt nguồn từ chữ phấn nói chệch đi nghe có vẻ hợp lí nhưng cũng cần có thêm tài liệu để chứng minh tương tự như việc chứng minh các tiếng rao và tên gọi món ăn đồ uống có nguồn gốc rõ ràng của Trung Hoa như “mì vằn thắn”, “xôi lạp xường” “sủi cảo”, “Tào phớ”, “chế ma phù” ‘nhụ mị” “bát bảo lường xà”, “sáng sáu” “Xì dầu”… mà đọc ra ta có thể dễ dàng suy luận. (TK 4)

Lời bàn:

“Tiếng rao và tên gọi món ăn đồ uống có nguồn gốc rõ ràng của Trung Hoa như “mì vằn thắn”, “xôi lạp xường” “sủi cảo”, “Tào phớ”, “chế ma phù” ‘nhụ mị” “bát bảo lường xà”, “sáng sáu” “Xì dầu”…cho thấy tiếng Tàu không bao giờ rút ngắn khi rao gọi nên phở không thể từ ngầu dục phảnh rút ngằn thành phảnh rời sai giọng thành phở được. Nếu không rút ngắn thì làm sao ngầu dục phảnh nghe lộn thành phở? Và phở làm sao có nguồn gốc tử Tàu?”

4 Căn bản của các gánh ngầu dục phấn, phở bò, trâu bán rông thời xưa

Lời bàn:

“Các món được cho là nguồn gốc của phở đều có các đặc tính chung như sau:

-Nước dùng được chế biến từ xương trâu, bò, heo, làm ngọt thêm bằng sá sùng, rau cải, không dùng thịt vì quá đắt. Có nước đục không trong như phở hiện tại.

-Nước trong: Cách đun sôi rồi gạn bọt đi là một cách.

Cách khác: bọt ra là vì huyết vẫn còn ở trong xương tiết ra, nên họ thường cho xương vào đun sôi, để chừng 2-5 phút rồi đổ nước đó đi (lẫn cả bọt), rửa qua xương cho sạch bọt với muối và dấm rồi cho lại vào nồi ninh thành nước dùng, ninh nhỏ lửa. Như vậy người nấu không phải đứng canh chừng nồi nước dùng và gạn bọt.

-Xương heo đọc theo âm người Hoa (Quảng Đông) ở Việt Nam thành xí quách

Nước dùng hiện nay thật hiếm hàng còn dùng xương bò, vì vậy làng mổ bò mới ngắc ngoải vì xương thối. Công nghệ khử mùi gây gây của xương bò khi làm nước dùng với những bí quyết và sự cầu kỳ, đã ít nhiều thất truyền. Hiện người ta hay dùng xương heo, sá sùng và bột ngọt. Có người làm trong tiệm ở Lí Lô Sagon mỗi ngày bán phở phải thay nhiều thùng nước lèo trong vắt nhưng không thấy xương mà chỉ bỏ môt cục vuông chừng một lóng ngón cái vào thùng thế mà ai ăn cũng khen ngon.

-Không có thịt tái vì sẽ bị thối trong vòng vài giờ nếu trời nóng. Hơn nữa thời này người Việt chưa biết hay không dám ăn tái vì sợ bị sán lãi và chưa có Ban Y tế kiểm chứng thực phẩm. Trái lại người Pháp hay ăn tái trong món bít tết chưa chín.

-Phải dùng hủ tiếu khô hay mì sợi khô thay cho bánh phở ướt vì sẽ bị thiu ôi tuy rằng chậm hơn thịt tái.

-Hiện tại VN tuy đã có tủ lạnh nhưng vẵn không đủ chỗ chứa nên muốn bảo quản bánh phở người ta hay trộn với hàn the cho dẽo và formal ngâm xác chết cho khỏi thiu (cả hai chất gây ung thư), sau này là preservatieve (chất bảo quản không độc nếu dùng đúng liều lượng chỉ dẫn)

-Mùi vị nếu là Tàu thì là ngũ vị hương”, phở không có mùi này. Phở xe Sài Gòn thời xưa có thêm mùi đặc biệt mà các tiệm phở về sau không có: đó là mùi lá chanh.

5 Ngưu nhục phấn không phải là nguồn gốc của phở

Lời bàn:

“-Tiếng Quan Thoại là níu dzù fẽn nhưng tiếng Quảng Đông là. Có học giả cho rằng từ này khi rao bán dần dần rút gọn như sau:
Ngầu dục phảnh - dục phảnh - phảnh - phở.
Tiếng rao dần được nghe “lái âm” Hán - Việt như “ngầu nhục phắn a!.. ngầu phắn a!”. Dần dần nó được dân gian hóa, giản thể thành “phắn a!”... rồi “phớ ơ!” cuối cùng định ra cái tên “phở”.

(199 năm Phở Việt)

Điều này không thể nào xảy ra vì người Tàu không khi nào rút ngắn rao hàng vì tiếng Tàu có rất nhiều nghĩa, nếu rút ngắn sẽ trở thành tối nghĩa, làm cho món này lộn với món kia. Hồi nhỏ trong xóm nghe họ rao có bài bản như chí mè phụ, hàng xôi phá xáng, tàu phụ, xì dầu mài, lục tàu xá, dze chai lông ngà lông dịt.

-Dẫu cho họ có rút gọn đi nữa thì Ngầu dục phảnh phải thành fẽn hay phảnh chớ không thể nào trở thành phở được vì từ này không có trong tiếng Việt.

-Lý do khác là nếu phở có nguồn gốc từ Ngầu dục phảnh thì phở phải xuất hiện từ thời nhà Minh nhà Thanh, hàng trăm năm trước thời Pháp thuộc vì món này đã có lâu đời bên Tàu (xem mục 6). Trái lại phở chỉ xuất hiện sau 1931 trong thời Pháp thuộc nên phở không có nguồn gốc từ Trung Hoa.

-Người Tàu không bao giờ ăn tái nên ngầu dục phảnh không có bò tái và không thể biến thành phở tái được. Chỉ có người Pháp mới ăn có bò tái, sò sống.

-Ngầu dục phảnh khó có thể là nguồn gốc của phở vì không phải là món phổ biến, chỉ có duy nhất có mặt ở bên Tàu, không thấy xuất hiện ở miền Nam VN, Miên, Lào, Thái, Mã Lai, Tân gia ba, Nam Dương và các nơi khác có Hoa Kiều.

-Các nơi này có hủ tiếu bắt nguồn từ tiếng Triều Châu là món ăn dùng chế phẩm gạo dạng sợi của Triều Châu va người Mân Nam. Có nhiều loại hủ tiếu nổi tiếng như hủ tiếu Nam Vang ở Campuchia và VN, hủ tiếu Mỹ Tho, Trà Vinh, Sa Đéc. Riêng hủ tiếu Sa Đéc làm từ bột tươi Sa Đéc, có hương thơm đặt trưng của làng bột gạo Sa Đéc, nơi duy nhất có nguồn nước với pH=7 nên sợi hủ tiếu dai, thơm ngon đặc trưng. Các cơ sở Sản xuất nổi tiếng: Hủ tiếu Lãnh Nam Sa Đéc, Bà Năm Sa Đéc, Hòa Hưng, Bích Chi,...”

Như vậy, ta có thể tạm kết luận phở ra đời it nhất đầu thế kỷ XX. G. Dumoutier (1850 - 1904) nhà Việt Nam học xuất sắc để lại rất nhiều tư liệu giá trị trong mọi lĩnh vực nghiên cứu cũng từng khẳng định: “Phở chưa từng xuất hiện ở Việt Nam trước năm 1907!”

Vũ Ngọc Phan ( 1902-1987 ), kể chuyện lúc trẻ khoảng 10 tuổi, tức khoảng 1910, chính người Việt Nam và Trung Quốc rao là "phở". Ông tả cảnh Hà Nội ban đêm: "Người bán hàng xách cái đèn đu đưa, bán qua mấy phố rồi rẽ ra bờ sông bán cho khách nằm thuyền. Lại có tiếng rao vang từ đầu phố đến cuối phố " cháo gà"! " cháo vịt". Miến gà", Miến vịt"! Hai thứ hàng này chỉ bán về đêm Hàng phở thì đi đến phố nào cũng thấy họ gánh gánh. Chốc chốc lại vang lên một tiếng "phở"!Cũng có người Hoa kiều đi bán phở , họ rao dài:" Ngầu nhục phở"! Phở! Những tiếng rao "Tình tằng cẩu bánh bò Tàu", "Bát bảo lưỡng xà", "Lục tào xá" (chè đậu xanh)... (TK 5)

Tuổi khai sinh của phở chẳng được sử liệu ghi nhận chính thức cũng là lẽ hiển nhiên. Nhà văn lão làng Nguyễn Công Hoan (1903-1977) đã cho biết khá chính xác cái tuổi hơn 100 của món ăn độc đáo này. Ông ghi nhận: "1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng tối được ăn phở (gánh phở rong). Mỗi bát 2 xu, có bát 3 xu, 5 xu".

Một nhân chứng nữa cho tuổi của phở là cụ Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936). Cụ đã vô tình để lại dấu ấn về tuổi phở trong lá thư gửi về từ Paris cho gia đình đề năm 1906: "... nghe tiếng rao hàng bên đó làm nhớ về Việt Nam, nhớ cả tiếng rao phở mỗi sáng tinh mơ".

Rồi G.Dumoutier - nhà nghiên cứu cần mẫn để lại rất nhiều tư liệu giá trị trong mọi lĩnh vực Việt Nam học - cũng khẳng định: "Phở chưa từng xuất hiện ở Việt Nam trước năm 1907!". Đó chính là những nguồn tư liệu, bằng chứng có tính khoa học, thuyết phục nhất về cái tuổi hơn 100 năm của phở Việt. (TK 3)

Bức tranh Gánh phở rong ở Hà Nội vẽ người bán phở gánh ở phố cổ Hà Nội của họa sĩ Pháp Maurice Salge vẽ năm 1913 là một minh họa sống động thuyết phục nữa về phở đêm ở Hà thành. Tranh "Gánh phở rong ở Hà Nội" của Maurice Salge (1913)


H3 Tranh gánh ngầu dục phảnh của Maurice Salge (1913)

Lời bàn:
“Đây là gánh ngầu dục phảnh không phải gánh phở vì cái áo đơm nút vải nằm ngang, đặc trưng của người Tàu

Mọi bài viết hay tự điển khi thấy gánh ngầu nhục phảnh của Quảng Đông ở VN đều ngộ nhận là gánh phở do người Tàu bán. Xin lưu ý là người Tàu hầu như không bán gánh hàng món ăn VN”

Trong bộ tranh đồ sộ mà Henri Oger (lúc đó mới hơn 20 tuổi) đã cho khắc in, có hai bức rất đáng chú ý (H.1 và H.2) mà tác giả Nguyễn Dư đã trưng ra để phân tích trong bài "Phở, phởn, phịa..." (Lyon, 2/2001). Về bức H.1, Nguyễn Dư viết:

"Những ai đã từng sống ở Hà Nội năm xưa, trước 1954, chắc đều nhận ra dễ dàng đây là một hàng phở gánh. Tấm tranh vẽ một bên là thùng nước dùng lúc nào cũng sôi sùng sục, bên kia xếp tất cả những đồ cần thiết. Chúng ta nhận ra con dao thái thịt to bản, lọ nước mắm hình dáng đặc biệt, cái xóc bánh phở bằng tre đan treo bên thành, cái liễn đựng hành, mùi. Tầng dưới là chỗ rửa bát, bên cạnh có cái giỏ đựng đũa.

Con dao to bản và cái xóc bánh đủ cho chúng ta biết rằng đây là một gánh phở, có thể nói rõ hơn là phở chín. Sực tắc không dùng hai dụng cụ này. Sực tắc nhúng, trần những lọn mì bằng cái vỉ hình tròn, đan bằng dây thép. Còn hủ tiếu? Cho tới năm 1954, đường phố Hà Nội chưa biết hủ tiếu. Vả lại những xe hủ tiếu (xe đẩy chứ không phải gánh) của Sài Gòn cũng không thái thịt heo bằng con dao to bản của hàng phở chín.

Tấm tranh này xác nhận rằng vào những năm đầu thế kỷ XX, ở ngoài Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, phở gánh còn do người Tàu (và có thể cả người Việt Nam?) bán".

Rồi Nguyễn Dư viết tiếp về bức H.2: "Tấm tranh thứ nhì có tên là hàng nhục phấn (tức ba chữ theo cách đọc của Nguyễn Dư - AC), vẽ thùng nước dùng. Hai thùng nước dùng của hai tranh (H.1 và H.2 - AC) khá giống nhau. Tranh thứ nhì cho biết rằng chữ ngưu của món ngưu nhục phấn sang đầu thế kỷ XX bắt đầu bị rơi rụng. Tên món ăn trở thành nhục phấn. Nhưng dựa vào đâu để nói rằng chữ phở đến từ chữ phấn? Trong bài “Đánh bạc” của Tản Đà được viết vào khoảng 1915-1917 có đoạn:

"(...) Trời chưa sáng, đêm còn dài, thời đồng tiền trong tay, nhiều cũng chưa hẳn có, hết cũng chưa chắc không. Tất đến lúc đứng dậy ra về, còn gì mới là được (...) Có nhẽ đánh bạc không mong được, mà chỉ thức đêm ăn nhục phơ?

Tản Đà gọi nhục phấn là nhục phơ. Chữ phấn chuyển qua phơ trước khi thành phở. Phơ của nhục phơ (chứ không phải feu của pot-au-feu) mới là tiền thân của phở.

Tóm lại, ngưu nhục phấn đã được nói gọn thành nhục phấn từ đầu thế kỷ XX (tranh dân gian).

Nhục phấn được chuyển thành nhục phơ (Tản Đà). Ít năm sau nhục phơ được dân chúng đổi thành phở (Việt Nam tự điển, Khai Trí Tiến Đức, 1933) (TK 6, An chi)



H4 Hàng nhục phảnh của Henri Oger

Lời bàn:

“Ngầu dục phảnh không thể thành nhục phảnh rồi phảnh rồi phở được. Xem mục 5

行肉粉 không phải do ngưu nhục phấn đã được nói gọn thành nhục phấn mà một cách viết khác của tiếng Tàu vốn tối nghĩa.

Tra từng chữ bằng Tự điển Hán Viêt dầy hơn ngàn trang thì hàng có nhiều nghĩa: dãy, hàng cây, nghề nghiệp, cửa hàng. Do đó hàng dục phấn=Xíng dục fẽn= hàng bột thịt =Cửa hàng bún bò=hàng hủ tiếu bò=hủ tiếu bò, tùy theo loại bánh bỏ vào nước lèo như hủ tiếu, bánh phở tươi hay khô của món phở, bánh canh của bánh canh giò heo, bún cọng nhỏ của bún bò hay bún thịt nướng, bún cọng to của bún bò Huế..
Tác phẩm Technique du peuple Annamite - Kỹ Thuật Của Người An Nam của Henri Oger là một công trình nghiên cứu về văn minh vật chất của Việt Nam đầu thế kỷ XX, gồm 700 trang với 4,200 bức họa vẽ theo nghệ thuật VN, có ghi chú bằng chữ nôm. Trong hai năm 1908 - 1909, tác giả đã cùng một họa sĩ VN đi khắp phố phường Hà Nội và vùng ngoại ô để thống kê và tìm hiểu rõ sự vô cùng đa dạng của các ngành công thương nghiệp phổ biến ở đây” (TK 7)

6 Ngầu dục phảnh cùa người Hồi, không phải của Tàu

Nói cho thật chính xác ra thì bên Trung Hoa, phở cũng vốn không phải là món “ruột” gốc của người Hán, mà là của ... người Hồi. Của người Hán là chü yụk phẳn 豬肉粉 (trư nhục phấn), nghĩa là phở Tàu thịt heo; mà người Hồi thì lại không ăn thịt heo. Thịt bò mới là món “ruột” của họ. Lai lịch của món phở bò Tàu (ngưu nhục phấn 牛肉粉) ở Trung Quốc khởi đầu từ đời Ung Chính (1723 - 1736) nhà Thanh. Lúc bấy giờ, nhà Thanh thực hiện chính sách “cải thổ quy lưu” để siết chặt việc trực trị đối với các dân tộc thiểu số. Một nhánh người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) ở Tân Cương di cư sang vùng phụ cận thị trấn Thường Đức tỉnh Hồ Nam. Người Hồi vốn quen ăn món mì thịt bò nhưng tại đây gạo mới là lương thực chính nên rất khó tìm ra mì. Vì vậy nên họ phải lấy sợi bột gạo thay sợi mì; rồi sáng chế ra món phở bò. Trong vòng hơn 200 năm, món này phát triển sang nhiều vùng ở các tỉnh lân cận và tồn tại cho đến tận ngày nay, với danh xưng Thường Đức ngưu nhục phấn 常德牛肉粉 (Phở bò Thường Đức), vang danh toàn Trung Quốc. (TK 6, An Chi)

Lời bàn:

“Người Trung Hoa cử thịt trâu, bò vì tin rằng Buddha sinh ra từ nách trâu thần, có nguồn gốc từ Ấn giáo. Trong truyện Tàu, Bao công một hôm ghé vào thăm một cái miếu nhưng ông Từ xin ông cởi giầy để ngoài cửa vì mang giầy da bò. Bao Công nói: thế thì cái trống bịt bằng da trâu thì sao? Ông Thần giận quá làm phép đánh bể cái trống.

Đi nhà hàng Tàu hay tiệt cưới đặt ở nhà hàng Tàu mà kêu món thịt bò thì ăn dở ẹt vì thịt hầm nhão nhẹt như bánh dẽo không có mùi vị gì hết. Nhà hàng tàu ở VN hay các nơi khác rất hiếm món thịt bò vì họ không biết nấu và cũng không ai thích ăn”

7 Phở bị ảnh hưởng của Pháp

Một số chuyên gia, như Didier Corlou, cựu bếp trưởng khách sạn Metropole Hà Nội, người từng giới thiệu món phở với các thực khách nước ngoài trong nhiều năm, cho rằng phở là món ăn Việt Nam bị ảnh hưởng của Pháp.

"Cái tên "phở" có thể bắt nguồn từ "pot au feu" — một món ăn của Pháp" (pot au feu là món súp rất truyền thống của Pháp có điểm giống món phở), đầu bếp Corlou nói, chỉ ra những điểm tương đồng giữa 2 món ăn như hành nướng trong món súp của Pháp và hành nướng trong phở.
Nhưng cũng có lập luận khác nói rằng phở bắt nguồn từ một đầu bếp giỏi ở thành phố Nam Định, từng là trung tâm dệt may lớn nhất Việt Nam thời thực dân, nơi cả người Pháp và người Việt đều lao động vất vả và nghĩ rằng một món súp sẽ làm hài lòng tất cả mọi người.
Nhưng nhiều người Việt Nam luôn bác bỏ mạnh mẽ sự ảnh hưởng của Pháp đối với phở, cho rằng nó bắt nguồn trước thời kỳ thực dân và chỉ miền bắc Việt Nam mới có. (TK   

H5 Món pot-au-feu



Lời bàn:

“Phở chỉ mới bắt đầu có sau năm 1913 trong thời Pháp thuộc”

9 Kết luận: Phở có nguồn gốc từ pot-au-feu của Pháp

Lời bàn:

“Tuy rằng 99% tác giả và Tự điển đều cho phở có nguồn gốc từ Ngầu dục phảnh nhưng theo lập luận trên, phở không có nguồn gốc từ Tàu mà có nguồn gốc từ pot-au-feu của Pháp vì nhiều lý do như sau

-Ngầu dục phảnh không thể nào rút ngắn thành phở vì người Tàu không bao giờ rút ngắn khi rao hàng. Vì thế món xáo trâu cũng không thành phở được.

-Hình gánh hàng rong tranh vẽ hay khắc in không phải là gánh phở mà là ngầu nhục phảnh của Tàu

-Phở xuất hiện khoảng năm 1913 trong thời Pháp thuộc

-Phở nếu có gốc Tàu thì phở phải xuất hiện trước thời Pháp hằng trăm năm, mâu thuẩn với dữ liệu trên

-Tiếng Việt không có đơn âm phờ phơ phớ phở phỡ phợ nên phở là từ ngoại quốc, nhưng không phải từ Tàu vì họ cũng không có âm phở

- Từ phở duy nhất đồng âm với feu tiếng Pháp, không còn đường nào khác

-Phở tái bắt chước món ăn bò bít tết nữa chín của Pháp, trái ngược với Tàu không bao giờ ăn tái nên phở khó có thể bắt nguồn từ Tàu”

10 Phở có nguồn gốc từ Pháp, Trần Thu Dung

Từ mục 9 trở lên lý giải bằng phương pháp luận lý (logic) và mâu thuẩn đã chứng tỏ phở không có nguồn gốc từ ngầu dục phảnh hay xáo trâu.
Trong khi đi tìm tài liệu thì gặp một bài khác lạ không đề tên tác giả nghi là bị ai đó chôm chỉa. Đi tìm nguồn gốc bài này lại gặp một bài gần giống nhưng có tên tác giả. Cuối cùng cũng tìm được tác giả là Trần Thu Dung đăng ở mạng Trần Quang Hải, con của Nhạc sư Trần văn Khê.
Đây là bài duy nhất xữ dụng Ngôn ngữ để khẳng định phở có nguồn gốc từ Pháp.

Xin ghi lại các phần quan trọng.

“Điểm qua văn chương cổ không thấy tả về món phở bò. Phở chỉ xuất hiện trong văn thơ thời Pháp thuộc… Điều này chứng tỏ món phở bò xa lạ với người Việt Nam trước thế kỷ 20. Các sản phẩm từ sữa bò quen thuộc với người châu Âu, xa lạ với người Việt thời đó: sữa tươi, bơ, phô mai, sữa chua.

Bò châu Á là giống bé nhỏ, có bướu và có số lượng nuôi ít do không đem nhiều lợi ích trong cuộc sống như trâu. Trâu to và khỏe, sức chịu đựng dẻo dai. Người nông dân Việt trước kia nuôi trâu.

Món pot au feu truyền thống của Pháp. Cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes năm 1651 không có từ phở. Trong bài khảo luận về dân Bắc Kỳ Tạp chí Đông Dương (15-9-1907), Georges Dumonutier về những món ăn phổ biến ở Bắc Kỳ không điểm danh phở. Khảo sát việc nhập bò, chăn nuôi bò thời Đông Dương chứng minh phở chỉ xuất hiện đầu thế kỷ 20. Phở sớm được ưa thích, nên phở xuất hiện trong văn thơ thời Pháp thuộc, và chỉ hơn chục năm sau, phở có trong từ điển. Từ điển của Gustave Hue (-Dictionnaire Annamite-Chinois-Francais) xuất bản năm 1937 định nghĩa: “Cháo phở: pot-au-feu”.

Người Pháp dịch phở là pot au feu. (pô- tô -phơ). Pot au feu – món súp hầm thịt bò là món ăn truyền thống của Pháp. Phở chính là sự sáng tạo của người Việt khi giao lưu với văn hóa ẩm thực Pháp. Xét về nguyên liệu thì nồi nước súp cổ truyền của người Pháp gần giống nồi nước dùng nấu phở trừ rau củ. Thịt bò gồm những thứ cứng và dai: đuôi, gân, sườn, đùi thăn, dạ dày, bạc nhạc. Tất cả hầm chung với hành củ và quế, hoa hồi, hạt tiêu. Nước dùng được lọc một lần cho trong, khi thịt gân mềm cho rau, củ (cà rốt, cần tây, khoai tây). Phở có dùng hành tây nướng bóc vỏ bỏ vào nước dùng cho thơm. Hành tây củ chỉ có đầu thế khi Pháp vào Việt Nam, nên gọi là hành tây. Anis (hoa hồi) cũng không phải là hương vị quen thuộc của người Việt.

Nước dùng nấu như pot au feu nhưng không cho rau củ. Người Pháp khi ăn súp này thì vớt thịt miếng to cho vào đĩa sâu, ai ăn thì tự lấy cắt nhỏ ra rưới thêm nước súp và rau khoai, ăn với bánh mỳ. Người Việt không dùng dao dĩa như người Pháp, dùng đũa, nên thịt thái nhỏ theo phong tục thói quen người Việt. Xã hội Việt Nam còn nghèo, miếng thịt to như thế là một thứ xa xỉ phẩm. Thái thịt chín mỏng là tài nghệ của người đầu bếp. Thịt chín, thịt gân thái mỏng giơ lên thấy cả ánh sáng mặt trời, nhưng không được rách vỡ, miếng gân, ngầu trong vắt, khi rưới nước phở lên, nước dùng thấm xuyên qua miếng thịt, ăn miếng thịt mới cảm thấy đậm đà. Thịt hầm không nát. Gân phải mềm. Người Pháp ăn món súp bò thả hành và rắc rau mùi tây lên trên. Phở bò nguyên gốc Hà Nội cũng chỉ rắc hành, mùi và thịt chín. Thịt bò nạc mềm đắt, nên chỉ dùng nguyên liệu rẻ tiền nhất trong thịt bò…

Phở xuất hiện đầu thế kỷ 20, do đó không có mặt trong ngày Tết cổ truyền dân tộc. Phở là món ăn ảnh hưởng từ món súp bò của Pháp. Vậy từ phở do chữ “Feu – phơ” mà ra. Tiếng Việt đơn âm, người Việt lúc đó đại đa số không biết tiếng Pháp, do tiếp xúc làm việc phục vụ cho người Pháp, họ nói tiếng Tây bồi, họ thường hay rút ngắn từ tiếng Pháp, nhất là khi nghe không rõ họ hay lấy từ đầu hay cuối cùng để gọi như Galon phù hiệu quân hàm gọi đơn giản là “lon”, biscuit (bánh qui – lấy âm qui đằng sau từ biscuit), chèque (séc), essence (xăng), affaire (phe), démarrer (đề), alcool (cồn), beige (be), dentelle (ren, cartouche (tút)… Chỉ có người Pháp thời đó làm việc quen với mấy người phục vụ mới hiểu được tiếng Tây bồi này. Tiếng bồi này thời đó là oai vì làm việc cho Tây và nói Tây hiểu, dần dần lan ra dân chúng, trở nên ngôn ngữ mới. Hầu như là những từ không có ở VN, như xăng, cồn, tút, đề…. và các món ăn của Pháp như bơ, phô mai, biscuit… Riêng sữa có ở Việt Nam, nên không vay mượn từ của Pháp kiểu đó. Sự biến từ những từ đa âm thành từ đơn âm là cách Việt hóa các từ Pháp. Người bồi bếp đã đọc chữ cuối feu thành phở. Từ đó có từ “phở”.

Một giống bò sữa ở miền Nam nước Pháp được nhập sang Đông Dương năm 1920. Phở là món ăn của Bắc Kỳ (theo từ điển của Pháp sau này họ dịch là soupe tonkinoise (súp Bắc Kỳ). Điều này khẳng định phở xuất hiện ở miền Bắc.

Người Tàu không có món phở, không có chữ phở. Ở nước ngoài, quán ăn nào của người Tàu có món phở, họ có ghi bằng tiếng Việt: Phở bò Việt Nam

Trong khi người Tàu thừa nhận phở là đặc sản của Việt Nam, thì một vài người Việt lại loay hoay chứng minh chữ phở là của gốc tiếng Tàu, và món phở từ món ngưu lục phấn của Tàu (mì trâu). Trong khi đó, món phở xuất phát từ món súp bò của Pháp. Phở là sự kết hợp thông minh sáng tạo từ món súp bò Pháp với nguyên liệu cổ truyền của VN. Từ điển do người Pháp soạn cũng ghi phở: món súp Bắc Kỳ. Spagetti của Ý là do Marco Polo mang mỳ từ Tàu về. Sự sáng tạo thông minh của người đầu bếp Ý đã biến món mỳ tàu thành món spagetti nổi tiếng thế giới. Sushi Nhật Bản là từ cơm nắm – món ăn dân dã của nhiều nước châu Á. Không ai nói spagetti, sushi của Tàu… Trong khi đó thật đáng buồn cuốn Từ điển Việt – Pháp do Lê Khả Kế và Nguyễn Lân biên soạn tái bản lần thứ 4 trong đề có chỉnh sửa, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1997 dịch “Phở” là “soupe chinoise” (súp Tàu)” (TK 9)

Lời bàn:

Tóm tắt bài trên

“-Phở chỉ xuất hiện trong thời Pháp thuộc

-Bò nuôi rất ít vì kém lợi nhuận nhưng trâu có rất nhiều vì công việc đồng án

-Tự điển của Gustave Hue (Dictionnaire Annamite-Chinois-Francais) xuất bản năm 1937 định nghĩa phở: “Cháo phở: pot-au-feu”.

-Nguyên liệu chính của phở và pot au feu gần nhau kể cả hành củ, trừ rau cải khác. Hành tây củ chỉ có đầu thế khi Pháp vào Việt Nam, nên gọi là hành tây

-Phở là từ rút gọn của pot au feu vì tiếng Việt đơn âm nên trong thời Pháp đã Việt hóa tiếng Pháp đa âm thành tiếng Tây bồi như tournevis rút ngắn thành cây vít, demajeure thành cụt đề, pot dechappement thành ống bô, petit thành bé tí, pot au feu thành bô tô phơ rồi thành tô phở.

Chuyện cười thời Pháp ai cũng biết

Một anh bồi hốt hoảng nói với sếp Tây: Mông sử Mông sừ, dà na cop, pơ ti noa pơ tí dôn, lũy măng giê moa măng giê toa. Tiếng Pháp: Monsieur, il y a un tigre, petit noir petit jaune, il me mange il vous mange và có nghĩa: Ông ơi, có con cọp, một tí đen một tí vàng, nó ăn tôi nó ăn ông. Nói tiếng bồi mà Tây hiểu

-Trái lại ngầu dục phảnh không thể rút ngắn thành tiếng Tàu bồi được.

- Người Tàu không có món phở, không có chữ phở. Ở nước ngoài, quán ăn nào của người Tàu có món phở, họ có ghi bằng tiếng Việt: Phở bò Việt Nam

-Trong khi người Tàu thừa nhận phở là đặc sản của Việt Nam, thì một vài người (không phải vài người mà 99% tác giả và tự điển cho phở có gốc từ ngầu dục phảnh) Việt lại loay hoay chứng minh chữ phở là của gốc tiếng Tàu, và món phở từ món ngưu lục phấn của Tàu (mì bò, trâu)

-Bài của Trần Thu Dung là bằng chứng duy nhất (1% còn lại) chứng tỏ lý giải bằng phương pháp mâu thuẫn (contradiction method) và nghịch lý (paradox) của ĐVP L không phải là không chính xác”

Tham Khảo

1. Tự điển Nôm online
nomfoundation.org/nom-tools/Nom-Lookup-Tool/Nom-Lookup-Tool?uiLang=vn
hay Tự Điển Hán Nôm dir.vietnam.online.fr/home/vnHanVietdic.htm

2. Nguồn gốc Xáo trâu của phở
facebook.com/SVietnamTravelling/posts/455830614626731

3. 100 năm phở Việt (Canh Nông Minh Đức)
file:///E:/Ph%E1%BB%9F/100NamPhoViet.pdf

4. Nguồn gốc và sự ra đời của phở, Vũ Thế Long
hanoitrencao.wordpress.com/2015/01/05/nguon-goc-va-su-ra-doi-cua-pho/

5. Sơn Trung , Khái quát lịch sư phở son-trung.blogspot.com/2011/02/10-mon-at-nhat-gioi-1.html

6. Lai lịch món phở và tên gọi của nó, An Chi
Antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Lai-lich-cua-mon-pho-va-ten-gio-cua-no-297706

7. Tranh khắc in của Henri Oger. ” Ông là một thanh niên Pháp chỉ ở Việt Nam 2 năm 1908 - 1909 (theo chế độ thay cho quân dịch) đã cho vẽ lại hình ảnh gánh phở (chính xác là gánh ngầu dục phảnh) hiếm hoi ngay từ đầu thế kỷ 20 (Hình 4). Xin xem một số hình ở
thietkenha3d.com/2015/01/ky-thuat-cua-nguoi-nam.html

8. Báo Tây khen phở Việt dantri.com.vn/the-gioi/bao-tay-khen-pho-viet-1359439375.htm

9 Trần Thu Dung
tranquanghai1944.com/2016/01/19/tran-thu-dung-tan-man-ben-bat-pho/

1 comment: