Mar 2, 2019

Không thể thay Y bằng I - Bài viết mới của Giáo Sư Đoàn Văn Phi Long

KHÔNG THỂ THAY Y BẰNG I
GS Ðoàn Văn Phi Long  

Chữ Quốc ngữ đôi khi gây nhiều tranh luận vì tiếng Tây phương không đủ âm để diễn tả hết các lắt léo của tiếng Việt. Ta có i-a (bố già Mafia) mà cũng có ia (cá lia thia ở Campuchia), có ui (tụi tui học túi bụi) mà cũng có uy (Thúy đi Guyana), có phụ âm Y (ya ua) mà cũng có D (da úa vàng), nên các nhà truyền giáo phải tạo ra nhiều cách để viết, nhiều khi khá bí hiểm; người đời sau không hiểu rồi sửa chữa bừa bãi. Ngôn ngữ rất khó khảo sát, ngay cả các nhà ngôn ngữ học Ngyển Đình Hòa, Bửu Khải hay Viện Ngôn Ngữ Học Hà Nội có nhiều nhận định sai lầm tai hại, vì nó đòi hỏi một chứng minh chặt chẽ của Toán học cùng với diễn dịch Logic, nhưng kẹt một cái là không có nhà Toán học nào chịu nghiên cứu Ngôn ngữ học.

1. Ai khởi xướng viết Y thành l? Có người cho là do Nguyễn Ngu Í, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Ðình Hòa ở thập niên 50. Thực sự ở thập niên 30, HCM là người đầu tiên thay y bằng i như "Nhật kí trong tù", " Lí luận Mác Xít", thay c bằng k "Ðường kách mệnh" và thay ph bằng f, d bằng z ; rập khuôn Trung Cộng

-không có d nhẹ, nhưng thay bằng phụ âm Y như yàn là vần, yú là ngư -có phụ âm z như zoũ là tẩu, zui là đôi -có cả hai phụ âm C như cai tức là sai, và K đọc nhẹ (KH) như kai tức là khai; mở ra

-không có Y cuối từ mà thay bằng I như Měi guó là Mĩ quốc. Tất cả âm /i/ đều được viết với i theo nghị quyết 240/QÐ ngày 5.3.1984 của Hà Nội. Chúng ta phân biệt Y và I chỉ có mục đích là làm cho tiếng Việt trong sáng và rõ ràng.

2. Ðổi Y thành I là vô lý Qui tắc"một âm một ký hiệu" hay nôm na “nói sao viết vậy” không nên, không thể và không nước nào áp dụng trừ trường hợp dùng để phiên âm. Những người chủ trương thay Y bằng I chỉ có một cái nhìn cục bộ, hạn hẹp, muốn đưa tiếng Việt trở lui lại thế kỷ 16, lúc chưa có từ Tây Phương. Nhưng hiện làm gì chỉ có tiếng Việt thuần túy. Tiếng Việt hiện tại chứa rất nhiều từ Tây phương về khoa học, kỹ thuật, chính trị, thông tin điện tử, mỹ thuật, toán học. Bước qua thế kỷ 21, từ Anh Mỹ còn xâm nhập mạnh hơn nữa do ảnh hưởng của sách báo, Internet và thông tin toàn cầu bằng vệ tinh. Cứ xem sách báo Việt ở Mỹ, Úc thì rõ. Nhiều từ Việt hóa không thể thay Y bằng I được. Tất cả các nước dùng chữ tượng hình như Trung Hoa, Nhật Bản đều không áp dụng qui tắc "một âm một ký hiệu". Mỗi từ Trung Hoa có rất nhiều nghĩa, trung bình ba bốn chục nghĩa, có khi hơn trăm nghĩa như từ yì. Thí dụ câu "Hội nghị bàn về quần áo nước Í trong sáng, nghề nghiệp ích lợi khác nhau" thì rõ ràng nhưng đổi sang tiếng Hán Việt "Hội nghị nghị dực ý y, dị duệ nghệ" thì hơi tối nghĩa, nhưng nếu chuyển sang tiếng Quan Thoại "Hù yì yì yì yì yì, yì yì yì" (tiếng QTđược đặt một cách cố ý, không theo sát cú pháp chỉ để dẫn vụ) thì chẳng ai hiểu gì cả. Do đó người Trung Hoa dùng tổng cộng 63 chữ Hán khác nhau để viết một âm duy nhất yì và câu trên nếu viết bằng Hán tự thì rất rõ ràng.

3. Từ đồng âm khác nghĩa, nhưng viết khác (Homophones)

Từ đồng âm là Homograph và Đồng nghĩa là Heteronyme.

Từ Đồng âm khác nghĩa (Homonymes) là từ đồng âm nhưng khác nghĩa như lắc và lắc (thuốc), cánh gà và Cánh gà (sân khâu), cớm và cớm (cảnh sát), quí (vị) và Quý (3 tháng) còn Homophones là từ đồng âm khác nghĩa, nhưng viết khác (different spellings).

VN có một số từ homophones như Kali và Cali; Tí và Tý; cọp vằn, cọp rằn và cọp rằn (cai thợ); í và Ý; mĩ (miều) và Mỹ; tò tí te và tò tí; coi đá banh và coi bóng đá. Từ sau, phát xuất từ Hà Nội; sai vì coi trái bóng để …đá chớ không phải là coi đá banh. Bóng đá là phỏng theo cấu trúc tiếng Trung Cộng; tính từ đặt trước danh từ, nên muốn đúng văn phạm VN phải đổi ngược lại thành coi đá bóng.

Khác với tiếng Việt, tiếng Anh tuy thuộc ngôn ngữ đa âm tiết nhưng lại chứa một lượng lớn từ đơn âm tiết, coi như nhiều nhất trong ngôn ngữ Ấn Âu. Có hai kết quả như sau:

Thứ nhất nhạc Rock hát tiếng Anh thì hay nhất vì đây là loại nhạc cần phải xữ dụng từ đơn âm mới giựt gân và hét to được, trong khi đó tiếng Italy, tiếng Pháp có ít từ đơn âm nên hát nhạc Rock nghe như ngâm thơ. Thứ hai vì có nhiều từ đồng âm khác nghĩa nên phải viết khác để phân biệt, và tiếng Anh có rất nhiều từ loại này, xin liệt kê một số tượng trưng

Son và sun; Sea và c,

Four và for; Flour và flower

Two, too, to; Mail, male; Plane, plain

Bass (music instrument), base

Jeans, genes (gen di truyền); Dear, deer

Their, there; Hear, here

Die, dye; Rigth, write

Plaice, place; Rain, reign, rein

Knew, new; Bare, bear

Waste, waist; Whine, wine

Bail, bale; Reel real

Which, witch; Couse, course

Tiếng Anh nếu "nói sao viết vậy" thì nhiều câu trở nên mờ ảo

Một học sinh Trung Học đi học về xem ra vẻ chán chường "Có chuyện gì vậy con", người mẹ hỏi. "Ơ, điểm của con. Môn nào cũng bị ướt hết" "Sao lại ướt ?" "Vì dưới mực nước biển" "Nghĩa là dưới sea-level ?" "Không phải, điểm dưới C-level"

Hai bà mẹ nói chuyện với nhau "Thằng con chị nó có ăn chơi không?" "Từ sun-up tới sun-down thì nó ngủ nhưng ban đêm từ son-up tới son-down tôi phải thức " Sao người Anh không viết "4 sale y u wait" ngắn gọn hơn là viết "for sale while you wait"?

Cũng giống như trong một lớp nọ, cô giáo chỉ một học trò đang mơ màng, "Em hãy nêu ra hai đại danh từ", em này ngơ ngác hỏi "Ai, tôi?".

Cùng lớp học này nhưng vào giờ thực tập viết tiếng Anh, cô giáo chỉ một học sinh đang ngủ gà ngủ gật "Em hãy viết thật ngắn gọn một câu có tôi và em" và, em này viết " U N I, Y ? R U talking 2 me? " (You and I, why? Are you talking to me?)

4. Y đầu từ /j/ hay âm D miền Nam VN

Hầu hết các tự điển tiếng Anh đều không có ghi phát âm của Y, coi như ai cũng biết cách đọc thông qua các từ thông dụng Yahoo, Yutube, Yoyo. Cái Yoyo, món đồ chơi tiếng Anh; dịch sang tiếng Việt là yo yo; khi ấn loa phát âm thì cả Anh Việt đều có cùng phát âm D của người

miền Nam VN. Sữa chua Yogurt là một thí dụ khác theo tự điển online. Tự điển tiếng Pháp thì ghi Y là /j/ như yoga / joga/, yach /jak/.

Phụ âm Y là âm cổ tiếng Việt. Dáng điệu là do yang tiếng Thái và Khmer, thăm viếng là do yiam tiếng Thái. Bá Ða Lộc viết dáng mà không viết yáng có mục đích để ba miền đọc thoải mái theo theo phát âm riêng của mình vì miền vì miền Bắc không có âm Y đầu từ.

Tuy nhiên Yoga không nên viết là Dô ga vì có thể bị đọc thành zô ga hay vô ga xe hơi.

5. Âm Y=i+i tách biệt

Không thể thay âm Y tách biệt bằng i vì sẽ bị phát âm sai. Libya nếu thay bằng Libia sẽ là Li bia của quán bia ôm; đậu nành soya nếu viết soia sẽ đọc là sô-ia hay soi- a; nước Kenya thành Kenia, Kê rổ gì đó; Toyota là đọcToi- io- ta, nếu viết Toiota sẽ đọc là Toi-ô-ta; Kyoto đọc là ki-dô-tô, nếu viết Kioto sẽ đọc là Kiu-to; Coyote là coi-iote, nếu viết coiote sẽ đọc là coi-ote

Thúy đọc là Thu-í đúng hơn là Thui-í hay Thúi-i vẫn còn thum thủm. -uy đọc là u-i, ay đọc là a-i, huyền là hu-iền, tuyển là tu-iển. Cả hai đều là âm dài chớ không ngắn. Và Uy là âm tách biệt u-i chớ không có chúm môi gì hết, theo các nhà Ngôn ngữ học VN -Tổ hợp uy, uyê, uya: y đọc tách rời khỏi u Huyết đọc là hu-iết chớ không phải hui-iết. Nếu có hai âm, ưu tiên dành dành để tách rời i với âm đi trước. Thí dụ khuya đọc là khu-ia chớ không phải khui-a hay khui-ia”

6. Tiếng Việt không thể theo qui tắc “nhất thể Y”

Qui tắc còn có tên "một âm một ký hiệu" hay một cách nôm na “nói sao viết vậy”

Nếu tất cả đều viết I thì câu " i xi lanh quá, mỗi phút một xi lanh và được một li" có nhiều nghĩa như “Nó xi nhanh quá, mỗi phút một nhanh và được một cái ly”, hoặc “Nó xi nhanh quá, mỗi phút được một cái xy lanh và dày một mi li mét, hoặc chữ i xi lanh quá... Các câu khác cũng có nhiều nghĩa như I học rất dễ (mẫu tự I hay Y là hắn ?), Ca li cũng dễ tìm (California hay nguyên tố Kali ?), Tí nữa lại đến (chút nữa lại đến hay chuột Tý lại đến?). Lời bàn: Tiếng Việt chỉ có hai âm I và Y mà không thể nhớ được nên phải thay Y bằng I, thế thì làm sao có trí nhớ tốt để học tiếng Anh, vốn có quá nhiều Homophones? Và sao lại cố gắng bảo tồn Rừng hỏi ngã có 1500 từ bất qui tắc không thể nhớ được. Về phương diện văn chương thì không trở ngại nhiều nhưng đứng về mặt khoa học, kỹ thuật, chính trị, pháp luật chữ Việt cần phải thật tinh vi, rõ ràng, mạch lạc thì người đọc mới dễ cảm nhận, không nhầm lẫn rồi đem râu ông nọ cấm cầm bà kia.

7. Tổ hợp /iê/ đầu từ: yên, yêm, yết, yêu

Các âm trên viết và đọc sai phát âm quốc tế thành iên, iêm, iết, iêu mà không một ai thấy cái sai khá nặng này.

Nếu viết yêm, yên, yết, yêu thì phải đọc dêm, dêm, dết, dêu chớ không phải iêm, iên, iết, iêu. Sở dĩ ngày xưa đổi I thành Y vì các từ này đa số là tiếng Hán, được người Trung Hoa ghi bằng phụ âm Y. Thí dụ yi là di (cánh đồng), yên là yan, yêm là yãn, yết là yè, yêu là yao. Người Bắc không phát âm được các âm nhẹ hở môi w, y, d nên biến chúng thành các âm răng môi v, v, z: Wương Wũ thành Vương Vũ, Yun Nan thành Vân Nam, dân chủ thành zân zhủ, Yễm Yễm (thư quán) đọc là Iễm Iễm.

Không ai viết "Dùng tàu vị yểu con chuột (dễ lầm với chuột chết yểu vì lọt vào chai xì dầu) hay ợ yệc nên không ăn yếc gì được. Bìm bịp gọi nước lớn yệp yệp, ăn cá yếp kêu yên yếc ". Như trên đã nói, viết Y đầu từ là sai ghi âm quốc tế. "Dùng tàu vị iểu con chuột hay ợ iệc nên không ăn iếc gì được. Bìm bịp gọi nước lớn iệp iệp, ăn cá iếp kêu iên iếc "

Yêu (Dêu) em anh cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang Có người biện hộ là tiếng Việt không cần theo qui tắc quốc tế, nếu thế thì các từ Việt hóa như Yen, ya ua, yô ga, yo yo, Yê men sẽ đọc thành iên, ia ua, eo ga, eo eo.

Một cặp chim iến đang nằm iên trên nóc nhà gần phi trường. Nhìn thấy phản lực cơ bay qua, chim mái nói "Khỉ ơi, cái thằng phải gió này bay nhanh ghê" "Bà mà bị đốt đít đỏ lòm thì cũng thế thôi", thằng chồng tiếp lời.

8. Âm Y, I đứng một mình:

Qui tắc: Từ Hán viết Y như y phục, từ Vìệt viết i như í o, từ phiên âm theo nguyên gốc. Italy nên viết là nước Í (Italy). Câu "Í tưởng như vậy là hay" có hai nghĩa: "Ý tưởng như vậy là hay" hoặc "người Í (người Í) tưởng như vậy là hay". Thuyền đây "ý "cũng muốn qua Thuế má đóng đủ, gãy cha... cái cột buồm

9. Âm Y,I cuối phụ âm

HKLM: Chữ Hán viết Y, chữ Nôm viết I

Nếu có nhiều từ Hán đồng âm, viết Y cho danh từ riêng, vật cụ thể

Các phụ âm còn lại viết I: B, CH, D, Ð, G, GH, Kh, N, Nh, Ngh, R, S, Th, Tr, V, X

Âm H: Lúc ngựa hí sau hý viện thì anh hỉ mũi xong mới cung hỷ rồi cười hi hỉ khi hy sinh. Âm K: Thầy Ký Ninh dùng kí ninh cả kí (kí nin thì đúng hơn, do quinine). Nội trong lục tỉnh Nam Kì Thấy em ăn nói nhu mỳ anh thương Kì đồng âm với kì hờm, do kị klon tiếng Thái có nghĩa là bùn. Em mà nhu mỳ thì dễ lầm với mỳ vịt tiềm ở Hải Ký Mỳ Gia. Kỵ giỗ nên viết khác kị jơ như một chủ tịch có lúc phải nổi nóng:

"Tôi không buồn nếu ai đó nhìn đồng hồ khi tôi đang thuyết trình. Nhưng kị nhất là người nào tháo đồng hồ ra, lắc mạnh xem còn chạy hay không" Âm L: Thằng Lì với em Lý nói lí nhí nhưng có lý khi về tỉnh lị thì bị kiết lị. Đa số viết tỉnh lị, một số ít viết tỉnh lỵ, kể tự điển Hán Nôm. Mặt em rỗ có ngày lì Tay anh cán vá ông nội em trì cũng không ra

Một anh chàng vào quán Ly Tao có đèn lưu ly nhỏ li ti, ngồi gần một người có một con chó ki ki bành ky. Sau khi nóc một ly huýt ky gần cạn, chỉ còn lại vài li, anh ta hỏi. "Chó của anh có cắn không ?" "Không, nó hiền như con chó ốm của Ma sơ " Anh ta vỗ đầu chó và bị ngoạm một miếng như võ sĩ Tyson cắn đứt tai địch thủ "Sao anh nói chó không táp ?" anh ta la lên một cách giận dữ. "Phải, nhưng con này không phải là chó của tôi" Âm M: Cô Mỹ rất mủ mỉ nằm mộng mị mơ thấy Mị Nương ướt mi đi về núi Nga My. Âm T. Tí nữa Cu Tý được một tì để tẩm bổ tỳ vị, tị nạn vào năm Kỷ Tị, tỉ mỉ tính tỷ lệ nhỏ li ti ở công ty.

10. Tai hại của qui tắc nhất thế Y -
 Bảng tuần hoàn hóa học không áp dụng được, trừ phi ta có bảng tuần hoàn annamit: Nguyên tố Yttrium mang ký hiệu Y sẽ trở thành ittrium, ký hiệu i, lẫn lộn với chất iodine. Còn nguyên tố Ytterbium có ký hiệu Yb sẽ thành nguyên tố quỉ quái ib chỉ có ở dưới địa ngục để cho

quỉ Satan xữ dụng. Nếu thay K bằng C thì Kali sẽ biến thành Cali, ký hiệu C của nguyên tố carbon hay Ca của calcium

- Tên khoa học sẽ trở nên xa lạ, ngờ nghệch

như Bi ta gho, Hăng ri, hi bét bôn. Cũng đừng bào chữa là tiếng Việt hóa có qui chế riêng. Nếu thế những từ về sau trở thành tiếng Việt hoàn toàn như bành ky, kaki, cu li thì theo qui chế nào, ngoại kiều, Việt kiều hay nội địa? Tự điển Hà Nội chỏi nhau thấy rõ khi viết hydrô nhưng ôxi, và đọc sai là ô xi; đúng phải là ốc xy, ti pô nhưng in ty pô, pi gia ma, puli nhưng pyrít vì chưa thực hiện một cách nghiêm túc qui tắc viết các từ Việt hóa.

- Chữ Quốc ngữ phải theo qui ước quốc tế

Hồi nhỏ, học lớp tư trường ấp Trảng Bom. Tình hình thời ấp không được yên ổn. Một hôm thầy giáo Nẫm đang viết trên bảng câu ca dao "Cọp chết để da người ta chết để tiếng" để học trò chép. Ðột nhiên ở phía cửa sổ có tiếng ngoại quốc đọc lớn "Cop chêt đê da nguoi ta chêt đê tiêng". Cả lớp giựt tưởng Tây tới. Thì ra có một anh lính Marốc đi ngang thấy lạ nên đọc chơi. Anh ta phát âm gần đúng tiếng Việt chỉ thiếu dấu. Thí dụ cho thấy không thể cho là ta có qui chế riêng như quan niệm của rất nhiều người mà phải theo qui ước chung của mẫu tự Latin, càng gần càng tốt để cho người ngoại quốc học và hiểu được tiếng Việt một cách dễ dàng và nhanh chóng. - Từ Việt hóa rất luộm thuộm, thô kệch, ngớ ngẩn

Họ cố gắng một cách giả tạo để biến thành tiếng Việt như A ốt sịt tờ rây li a (Australia) vì chủ trương gò bó tiếng Việt quá độ vào thế kỷ 16 nên chữ Việt bị làm cho cùi cụt, lẫn lộn như mấy anh chàng sau đây. Anh Lý dẫn thằng con đi dự tiệc và đứng lên phát biểu sau buổi tiệc: "Tôi bị ét chắc không còn bao lâu, xin cám ơn các bạn" "Tưởng gì, rét thì uống kí nin là khỏi ngay", một anh hơi lảng tai tiếp lời. "Tôi nói bịnh SIDA" "Xì da thì dùng thuốc bà Lang Trọc sẽ hết cấp kỳ", một anh khác; hơi dốt tiếng nước ngoài trả lời: "Tôi nói bị bịnh AIDS, đánh vần là A-I-D-S nghe rõ chưa?" Ra xe thằng con thắc mắc " Ba bịnh ung thư sao lại nói là bịnh AIDS" "Nói thế mấy thằng bạn quí mới để má mầy yên" Sửa đổi tên riêng một cách tùy tiện đôi khi sai phát âm như Malaysia thành Malaizia (Mã lay chớ không phải Mã lai). Tương tự La tin không nên viết La tinh và Koala thành Cô la, Korea thành Cô ria. Ða số thầm lặng trong và ngoài nước, kể cả Viện Ngôn Ngữ Học, đều viết theo lối cũ như "lợn Ỷ có da âm ỉ kêu iên iếc hết yên ổn, người có ý chí hát í o". Con một cán bộ dự thi đố vui để chọc: "Một li là bao nhiêu?" "Còn tùy ly dài hay li ngắn" "I răn và I rắc có đánh nhau răn rắc không ?" "Xin hỏi mấy tay Hồi giáo cực đoan" "Biu Cờ Linh Tân là Mỹ dài hay Mĩ ngắn ?" "Nên hỏi cô thơ ký Monica Lewinsky" Có tiếng nói vọng lại từ hàng cán bộ ngồi dưới "Tốt, chớ có tiết lộ bí mật nhà nước "

- Sẽ phải đổi tên họ. Tên Lý lạc Hỷ đổi lại thành Lí lạc Hỉ giống lí lắc hỉ mũi. Ðặt tên khác

thiên hạ như Vỹ Dạ, Lê Thớy, Trịnh Lee Dzếnh không được à?. Nhắc nhở quí bạn đặt tên con nên đặt khác một chút kẻo Tây nó than "Another Nuyen Van again ! " Nên dùng cả C lẫn K để làm phong phú tiếng Việt. Có người đề nghị thay hết C bằng K cho giống mấy ảnh, đúng là một kải kách kì kục kàng koi kàng kười. Trái lại một số cán bộ lầm tưởng C và K như nhau nên thay tất cả K thành C như Pleiku, Kontum, Ða Kao thành Plây cu, Con tum, Ða Cao. Kinh Koran, Korea sao lại biến thành Cô ran, Cô ria? Không ai viết "khỉ Kinh công mặt áo ca ki ở Hồng Công" nghe tương tự như Bang chủ Cái Bang Hồng thất Công thi triển cả kí khinh công, mà phải viết "Khỉ Kinh Kông mặt áo kaki ở Hồng Kông" K phát âm nhẹ hơn C, nhưng trong tiếng Việt; C và K phát âm như nhau. Ta cũng nên xữ dụng cả hai để phân biệt từ đồng âm như Cali và kali, cara và kara ôkê, Cao Lảnh và kao lanh Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh, Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân Cao Lảnh là Kraolanh tên thần Bà La Môn đáng lý phải viết Kao lảnh.

Phải viết theo âm gốc như Karatê, ka ra ô kê, kaki, koala, kăng gu ru, Ða Kao. Riêng Ða Kao có người đoán mò ngày xưa có tên là Ðất Hộ rồi do Tây nói thành Dakao. Thực sự Ða kao là do Krakao, thần của người Khmer.

11. Từ Tây Phương Việt hóa

Qui tắc: Viết đúng từ gốc Ðy na mô, gy rốt cốp, bu gi, cà ry, ni cô tin, pyrít, py ja ma, cọp py, Syri, sy rô, xi măng, Hi ma lai i-a (Himalaya), oxy, xếc xy, gýp sy, mercury, nguyên tố Krypton mà kẻ xấu dùng để hủy diệt sức mạnh siêu phàm của Superman. Ki Tô Giáo, Kyoto, hy péc pôn, hydrô, pu ly, in li tô, my ốp, mi ca, ê ty len, ty pô, ắc qui

Lời bàn: Hà Nội viết ôxy, và đọc ô- xy là sai. Đọc đúng là óc- xy.

12. Âm không tách biệt Qu /Kw/

Tự điển Ngôn ngữ Hà Nội cho Q trong Qu phát âm C hay K, là hoàn toàn sai; dựa vào lý luận không Logic:

"Q trong Qu đọc như c, k, là phụ âm tách biệt với u. Như thế quí sẽ đọc kờ-úi thành cúi chớ không phải quí, và phần âm chính của âm tiết là âm chúm môi /ui/,đọc là ui-i. Do đó phải viết quý; đọc là k-ui-í ".

Tự điển NNHN thay hết i bằng y sau QU như quý, quýt, quỵch

Chê đây, lấy đấy sao đành Em chê cam sành, lấy phải quýt hôi

Phương cách đánh vần này mang đến các “hậu của” rất kỳ lạ như sau quốc đọc là kờ-uốc thành cuốc qua là kờ-ua tức cua Cua (qua) đình dỡ nón trông đình Ðình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu!

Và câu "đi ngoại quốc mua quả khổ qua " trở thành "đi ngoại cuốc mua của khổ cua" ?

Xin nhắc thêm là trong cách bỏ dấu, ta viết quả, của chứ không ai viết qủa, cuả; chứng tỏ thêm một lần nữa Q không phải là C hay K.

Kết quả tai hại là Tự điển loại bỏ hết các từ qui, quì, quịt, quít v.v. làm chữ Việt bị còi cọc do các quí vị học zả Hà Nội.

Lời bàn:

- Qu: Q khác C hay K, không đứng một mình được mà phối hợp với u thành phụ âm không tách biệt Qu; được tự điển Oxford ghi âm là /kw/

Theo cách này quí sẽ là kw-í rõ ràng và chính xác hơn quý; đánh vần là k-uý tức là kui-í. Quốc sẽ đọc là kwốc; qua là kwa và quít là kwít theo đúng phiên âm quốc tế.

- Cách viết Y, I sau Qu

Tất cả đều là từ Hán Việt, đề nghị viết I trừ trường hợp tên riêng, vật cụ thể viết Y nếu cần. Quí vị, quỉ quyệt nhưng một Quý, qui ước nhưng Thần Kim Quy. Tiếng Tây thì viết theo đúng gốc như bánh bít qui (biscuit). “Bình acuit nếu viết là ắc quy thì sai từ Âu Mỹ, đúng phải là ắc qui do tiếng Pháp accu, accumulateur

13. Âm không tách biệt thứ hai Gi /Z/ hay /d/ Do đó giạ không đọc là g-ịa mà phải là zạ (Bắc) hay dạ (Nam)

Giặt gỵa, giặt gỵm

Gỵa có thể viết giiạ, mà ii là y như Kyoto là ki- io- to nên gi ịa có thể thay bằng gỵa. Tương tự gi-ịm trở thành gỵm.

"Giặt gỵa" là một từ hoàn toàn đúng chính tả, nó được tạo ra vì cách phát âm của tiếng Việt không cho phép các cách viết khác như "giặt giạ" hay "giặt gịa". Nếu viết là "giạ" thì sẽ phải phát âm là "zạ" (cùng cách phát âm với "già", "giả", "giã") chứ không phải "zịa". Đối với trường hợp viết "gịa" thì sẽ phải tách thành "g + ịa", mà âm "g" không thể đọc là "z" mà là gờ và vì thế cách viết này cũng không hợp lý.

Giả đò mua kế bán chanh Giả đi đòi nợ thăm anh kẻo buồn Gi /Z/ là phụ âm không tách biệt như Qu nên giả đọc là zả, jả hay dả. Jehova âm Việt là Giê hô va. Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc (quốc), Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

14. Thêm các âm cần thiết 
Chẳng những ta không giản dị hóa tiếng Việt như thay y bằng i, thay k bằng c mà còn làm tiếng Việt rõ ràng, minh bạch, tinh vi hơn, và dĩ nhiên khó hơn Mẫu tự Latin có 26 chữ cái còn tiếng Việt có khá nhiều chữ cái, hơn 26, nhưng không có F, J, P, W, Z; tuy có phụ âm Y đầu từ nhưng đọc sai. Có đủ âm sẽ mang đến nhiều lợi điểm như sau -Tiếng Việt hóa sẽ không mang những ý nghĩa ngây ngô như Plây cu, máy phắc. -Tránh phiên âm dài lòng thòng, ngớ ngẩn, cù lần như Oa Xinh Tông Ði Xi, Ai Sanh Hao Uơ, Oép (Web). -Tránh phiên dịch những từ ngữ cần để nguyên văn như Microsoft Office thay vì Văn phòng Vi mềm. -Diễn tả âm thanh chính xác hơn vì âm thanh rất phức tạp, kết hợp bởi nhiều hoạ âm. -Làm tiếng Việt nghe không nhàm chán, đớt đát Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông Nó bảo nhau rằng ấy ái uông. Người ngoại quốc thường chế nhạo các nước nói thiếu âm như không có âm l của Nhật Bản: koala thành koara, r và đ của Tàu: li da không ngộ lá chếck pà nị. Lee Pin (Lý Bình) xì thẩu Hồng Kông mở xưởng ở Bà Rịa, thường hay đi ăn nhà hàng và luôn luôn kêu món rắn nấu đậu. Mỗi đêm anh hầu bàn tên Công được dịp cười pể pụng khi nghe Lee kêu món "dắn nấu lậu". Lee tức mình ráng học thật kỹ. Sau khi thành công, một buổi tối tới nhà hàng, kêu món ăn thật rõ ràng và to "Cho một dĩa rắn nấu đậu " "Kêu món gì vậy ?", Công cụt hứng nhưng ráng hỏi lại

"Ngộ nói rắn nấu đậu nghe rõ chưa? Tiểu nà mấy thằng Bà Lịa " Thêm F

Xin nói rõ là thêm chớ không phải thay ph bằng f. Trong tiếng Tây Phương, Ph đọc như tiếng Việt nhưng F đọc mím môi lại, nhưng trong tiếng Việt ta đọc như nhau. Nếu tránh dùng f thì chất fluor chẳng lẽ viết phluo và flux là phờ lắc ? Ta đã có FET, fax, Faraday, HiFi, thì có thể viết fát xít, flo, áp fe. Thêm J.

J là âm cổ tiếng Việt: (ông giẳng ông giăng) Ngày xưa trăng là jan, vì “ông trăng” tiếng Khmer là bpray a jun, Thái là prá jan; “bán” là do jual tiếng Ma Lai; “nhưng” là do jưng tiếng Thái. Nhạc jazz không nên viết là nhạc gia hay nhạc da, và pizza là bít da hay bi da. Ðã có một số từ dùng j như joule, ju đô thì nên viết “py ja ma, Jê hô va, Ju se, jăm bông, trật jơ, banjô, Ja va” thay vì viết bi gia ma, Giê hô va hay Dê hô va, Giu se, dăm bông, trật dơ, banzo, Gia va. Tỉnh Jarai sao lại đổi thành Gia lai?

Thêm P đầu từ

Tiếng Việt thời cổ có âm p: Buộc (cột) là puộc vì tiếng Thái là puộc. Bùn thời cổ là pùn do tiếng Khmer puôc. Cái bụng thời tiền sử là cái pụng do tiếng Mon là pùng, ruột là do perut tiếng Mă Lai, bố là do Bpộ tiếng Thái. Thời xưa ta có cả B lẫn P nhưng vì học tiếng Hán quá cẩn thận nên âm P tiếng Nôm được thay thế bằng B để phân biệt với tiếng Hán chỉ có P vì người Tàu Quảng Ðông không có âm B. Tới thời kỳ đọc lập tất cả P đều biến thành B do P khó phát âm hơn b. Người leo núi cao khi thiếu dưỡng khí sẽ nói police thành bolice tức bú lích. Chả lẽ ta chịu mang tiếng thiếu không khí khi viết bô ảnh, bông sô, nhạc bóp? Nói pô ảnh, pông sô, nhạc pop, tả pín lù, hoa păng sê, đèn pin, pít tông, ăn pan, ống píp, chữ pi thì đọc không được à ?. Chắc là không ai viết blát tíc, brô tê in, barabol, gia nô (piano), com bắc đít, a bác thai (apartheid) chớ gì ?

Thêm W

W cũng là âm cổ của người Việt nhưng được thay thế bởi Qu hay Hoa và V trong thời Bắc thuộc. Vòng tròn là biến thái của round circle tiếng Anh, thời tiền sử đọc là wòng tròn do tiếng Thái là wong glom, Khmer là wong mul. Wa (đọc là qua theo phát âm miền Nam) có trong tiếng Mon, Khmer và Aor ở Assiam và đều có nghĩa là vượt qua như tiếng Việt. Trong tiếng Mã Lai, wafat có nghĩa là qua đời. Hiện nay nhiều từ có w như watt, wa gông, WC (cầu tiêu), Window 95, Webber (đơn vị đo từ trường), trái ki wi. Hawaii thành Ha oai sai phát âm rất xa? Theo kiểu này Window sẽ thành Uyn đồ, huyin đồ hoặc quin đồ và Kuwait sẽ thành Cu uết hay Cu quết.

Thêm Z

Không phải thay d bằng z như có người đề nghị mà là thêm z. Có tác giả thay vì viết pizza lại viết pít da hay bít da coi rất chướng mắt. Nên viết zê rô, ba za, zê ta (toán), ô zôn, tạc zăn, nắn điện zener, zic zắc và bắn ba zô ka Có thằng chồng ghiền như ông tiên nho nhỏ, Ngó vô nhà đèn đỏ đèn xanh. Chỉ nhớ một chút thì kêu là khó nên đổi hết Y thành I, trong khi hỏi ngã đọc sai thành họi ngá và làm tiếng Việt thành như rừng Hỏi ngã thì lại không chịu sửa chữa, lạ thật! Tiếng Việt của thế kỷ 21 là phải thế, không thể nào làm khác được.

Quy định 1980 đổi Y cuối từ thành I

Bài đăng ở Dân Chúa Âu Châu 29 Oct 2002, sau Một số qui định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục ban hành ngày 30-11-1980 (gọi tắt là Quy định 1980):

Xem lại các sách báo, chúng tôi thấy rải rác từ lâu, đã có hiện tượng viết lẫn lộn i/y nhưng rất ít. Nhìn chung, sách báo trước năm 1980 – tức là trước khi có quy định của Bộ Giáo dục nhất loạt i thì việc viết phân biệt i/y khá phân minh. Việc nhất thể i cũng như hiện tượng viết lộn xộn i/y bắt đầu từ khi có Một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục ban hành ngày 30-11-1980 (gọi tắt là Quy định 1980), do Thứ trưởng Bộ Giáo dục Võ Thuần Nho và Phó Chủ nhiệm UBKHXH Phạm Huy Thông ký. Văn bản này (không ghi số) quy định như sau:

“Riêng trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy,...; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Lời Bàn: sai??????????

Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, im, yêu”..

Quy định 1984 đổi Y trở lại I như cũ

Ngày 5-3-1984, Bộ Giáo dục lại có Quyết định số 240/QĐ Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt (Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký, gọi tắt là Quy định 1984). Quy định này không đề cập cụ thể trường hợp i/y mà viết chung như sau:

“Về những từ tiếng Việt mà chuẩn chính tả hiện nay chưa rõ, có thể nhận thấy những trường hợp chủ yếu sau đây, và đối với mỗi trường hợp, nên dùng tiêu chí thích hợp. Cụ thể là:

a) Dùng tiêu chí thói quen phát âm của đa số người trong xã hội, mặc dù thói quen này khác với từ nguyên (gốc Việt hay gốc Hán). Thí dụ:

chỏng gọng (tuy là chổng gọng theo từ nguyên); đại bàng (tuy là đại bằng theo từ nguyên)

b) Dùng tiêu chí từ nguyên khi thói quen phát âm chưa làm rõ một hình thức ngữ âm ổn định. Thí dụ: trí mạng (tuy cũng có gặp hình thức phát âm chí mạng)

c) Khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thức chính tả mà chưa xác định được một chuẩn duy nhất, thì có thể tạm thời chấp nhận cả hai hình thức ấy, cho đến khi nào thói quen sử dụng nghiêng hẳn về một hình thức. Thí dụ: eo sèo và eo xèo; sứ mạng và sứ mệnh.

Quyết định số 240/QĐ còn ghi rõ: “Những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ”. Có nghĩa là kể từ 5-3-1984, Quy định 1980, trong đó có việc nhất thể i, đã không còn giá trị. Không hiểu sao sau đó Quy định 1980 vẫn được in lại nhiều lần trong các giáo trình tiếng Việt (?).

Lời bàn: Đổi mãi rồi cũng trở về lối cũ; cốt khỉ cũng hoàn cốt khỉ.

No comments:

Post a Comment