Apr 29, 2014

BIA ĐÁ ĐỢI CHỜ. - TƯỞNG NIỆM BẢY VỊ ANH HÙNG ĐÃ TUẪN TIẾT CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ THÁNG 4/ 1975-2014



 




Bia Đá Đợi Chờ, 39 Năm Sau. Giao Chỉ
Lễ khánh thành bức tường tưởng niệm bẩy vị anh   hùng tuẫn tiết 30 tháng tư 1975 tổ chức 10 giờ sáng thứ bẩy ngày 5 tháng 4-2014. Tại Viện Bảo Tàng Việt Nam số 1650 Senter Rd, San Jose CA 95112. Lối vào trên đường Pheland. Tôi riêng nghĩ rằng dù gọi là bức tường nhưng ý nghĩa như một mộ bia tập thể cho 7 vị anh hùng. Gọi là khánh thành nhưng mang hình thức một ngày tang lễ muộn màng gần nửa thế kỷ. Tôi viết bài này tặng cho các bạn trẻ đã hoàn tất một công tác ý nghĩa từ cả hai cõi âm dương.

Tháng tư 75, năm cùng tháng tận.

Tháng 4 năm 2014 tại Hoa Kỳ tôi ghi lại chuyện 39 năm về trước. Cuối tháng 12 năm 1974 Bắc quân dốc toàn lực tổng tấn công miền Nam. Trận mở đầu thăm dò đánh Phước Long. Địch vừa đánh vừa nhìn qua Hoa Thịnh Đốn. Hoa Kỳ án binh bất động. Sau Paris, tù binh đã trở về, quốc hội Mỹ quay lưng nhìn về hướng khác. Khi Sông Bé, thị trấn đầu tiên của Nam Việt Nam kêu cứu. Saigon chỉ còn trong tay một phần của liên đoàn 81 để gửi lên tiếp viện. Những người lính biệt kích anh hùng mỏi mệt vừa từ mặt trận Phước Thành được kéo về tưởng chừng sau 3 tháng hành quân nay tạm nghỉ. Nào ngờ lại được trực thăng vận xuống giữa vùng lửa đạn để đánh trận tuyệt vọng tại Phước Long. Ngày 6 tháng 1 năm 1975 Phước Long hoàn tòan thất thủ. Đây là trận mở đầu cho cuộc chiến tranh kết thúc. Kể từ Genève 54 chia đôi đất nước, sau 21 năm từ chiến tranh chính trị đến chiến tranh quân sự, miền Nam lại thua trận chỉ trong 3 tháng mở đầu của năm 1975.

Sau Phước Long, Saigon trải qua cái tết 75 buồn bã rồi cùng một lượt các chiến trường nổ súng. Ngoại trừ miền Tây tạm yên, các mặt trận đều bị tấn công. Từ miền Đông, lên cao nguyên, xuống duyên hải và ra miền Trung. Năm sư đoàn cộng sản tấn công Ban Mê Thuộc ngày 1 tháng 3-1975. Ngày 8 tháng 3-1975 thêm 5 sư đoàn cộng sản tấn công Huế, cùng 1 lượt 3 sư đoàn đánh vào Quảng Ngãi.

Riêng Ban Mê Thuộc hoàn toàn do cộng sản kiểm soát ngày 14 tháng 3-1975. Qua ngày hôm sau tổng thống Nguyễn văn Thiệu ra Cam Ranh đưa quyết định bất hạnh nhất của đời binh nghiệp khi ra lệnh rút quân đoàn II. Tiếp theo là một loạt các lệnh bất thường cho quân đoàn I.

Hà Nội vừa đánh vừa thăm dò Hoa Thịnh Đốn. Saigon vừa rút lui cũng vừa thăm dò Hoa Thịnh Đốn.

Mọi việc không còn như xưa. Ngân khoản viện trợ cuối cùng của Hoa Kỳ chỉ đủ dành để cất lều và dự trù nuôi ăn cho hàng ngàn người tỵ nạn đến Mỹ. Qua tháng 4 phòng tuyến cuối cùng của Saigon tan vỡ tại Xuân Lộc. Sau khi ban hành những quyết định sai lầm tai hại khôn cùng, tổng thống Thiệu từ chức với bài diễn văn oán trách đồng minh Hoa Kỳ. Nhưng ông cũng vẫn được đồng minh chở đi kịp thời ra khỏi nước. Phó tổng thống Trần văn Hương lên cầm quyền cố giữ cho đủ 1 tuần rồi thể theo yêu cầu của quốc hội giao quyền cho đại tướng Dương văn Minh.

Lúc đó nước đã đến chân, không còn giải pháp nào để lựa chọn. Hải quân VNCH trước khi ra khơi lần cuối đã cử đề đốc tham mưu trưởng Diệp Quang Thủy lên gặp ông Minh để mời xuống tàu. Đại tướng Minh với chút khí phách Nam Kỳ đã từ chối để ở lại nhận ngàn cân tủi nhục. Lúc đó là chiều 29 tháng 4-1975.

Cũng vào chiều 29 tháng 4-1975 được tin vợ con đã vào Tân Sơn Nhất để di tản, tướng Phạm văn Phú, tư lệnh quân đoàn II uống thuốc tự vận tại nhà. Trên đường vào phi trường, được tin chồng tự vẫn, bà Phú và con quay trở về đưa chồng vào nhà thương Đồn Đất (Grall).

Sáng 30 tháng 4 khi tướng Minh còn đang soạn bài kêu gọi buông súng, tướng Phú đã qua đời. Ông chết trước khi có lệnh đầu hàng. Tướng tư lệnh quân đoàn II tự vẫn để trả món nợ của riêng ông về trách nhiệm mặt trận cao nguyên.Tướng Phạm văn Phú, nguyên là tù binh trận Điện Biên Phủ, quê Hà Đông, khi chết ông 47 tuổi. Ông ra đi trước khi chiến tranh chấm dứt được vài giờ. Gia đình đã trở lại chôn cất ông và sau đó kẹt lại tại Việt Nam.

Bia đá tưởng niệm.


Những cái chết anh hùng.

Trong lịch sử kháng Pháp của dân tộc Việt đã có

biết bao nhiêu anh hùng tuẫn quốc. Năm 1867 trong Nam có cụ Phan thanh Giản tự vẫn để nhận tội làm mất 3 tỉnh miền Tây. Năm 1873 cụ Nguyễn Tri Phương tự vẫn ở ngoài Bắc, tiếp theo năm 1882 tổng đốc Hà Nội, cụ Hoàng Diệu tự vẫn vì không giữ được thành.

Chuyện bây giờ ở thời cận đại là cái chết của các anh hùng Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 4-1975. Trong cái tháng 4 oan nghiệt đó hàng trăm quân cán chính đã tự vẫn. Tuy nhiên để ghi nhận vào bảng vàng, bia đá, chúng ta cần có đủ hình ảnh, nhân chứng, tài liệu thật chính xác.

* Cái chết mở đầu trước giờ cuối cùng của cuộc chiến là của thiếu tướng Phạm văn Phú. Tiếp theo ngay sau khi đại tướng Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng trưa 30 tháng 4-75 thì người tự vẫn công khai và đầu tiên là trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long, quê ở Huế 56 tuổi. Ông tự tử bằng súng lục lúc 11:30 ngay trước tượng thủy quân lục chiến Việt Nam, ngó qua quốc hội. Những người vô danh và anh nhà báo Pháp chở xác ông vào nhà thương Đồn Đất của Pháp. Tình cờ tướng Phú cũng chết tại nhà thương này vào buổi sáng cùng ngày.

Trong khi tại Saigon có 2 chiến binh tự sát thì trung tá Đỗ Đình Vượng dẫn trung đoàn về bộ tư lệnh sư đoàn 5 tại Bến Cát. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ tư lệnh sư đoàn mời các sĩ quan tập trung về ăn cơm trưa. Mọi người không còn ai bình tĩnh mà ăn uống. Riêng ông Vỹ ăn đủ 3 bát cơm thường lệ rồi cho lệnh các đơn vị trưởng tùy nghi. Ông lui vào phòng riêng dùng súng tự vẫn. Ông là người thứ ba.

Tướng Lê Nguyên Vỹ quê Sơn Tây chết năm 42 tuổi. Vợ con di tản qua Mỹ mấy tháng sau mới biết tin. Gia đình sau này bốc mộ đem về quê cũ tại Sơn Tây, Bắc Việt. Bàn thờ ông để trong đình làng ghi rõ là Lê tướng công, tư lệnh sư đòan số 5 quân đội Saigon.

Người thứ tư tuẫn tiết bằng thuốc độc là chuẩn tướng Trần văn Hai tư lệnh sư đoàn 7 tại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho. Trước khi ra đi vào chiều 30 tháng 4-1975 tướng Hai có điện thoại từ giã tướng Hoàng văn Lạc tư lệnh sư đoàn 9. Ông Hai quê Gò Công, qua đời năm 50 tuổi.

Người thứ năm là tướng Lê văn Hưng, tư lệnh phó quân đoàn 4, tự vẫn bằng súng vào buổi tối 30 tháng 4-1975. Ông Hưng lúc qua đời có đông đủ vợ con và các sĩ quan cận vệ. Lúc đó khoảng 9 giờ tối. Ông quê ở Gia Định và ra đi năm 42 tuổi.

Vị tư lệnh quân đoàn 4, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đã sống 1 ngày 30 tháng 4 rất dài. Riêng ngày 29 ông đã nhận lệnh đón phái đoàn chính phủ VNCH từ Saigon xuống, nhưng rồi lệnh hủy bỏ. Suốt ngày 30 tháng 4, ngay sau lệnh đầu hàng ông đã có dịp gặp phái đoàn cộng sản 2 lần nhưng rồi lại cho biết chưa sẵn sàng. Chiều 30 tháng 4 ông còn đi thăm thương binh tại quân y viện Phan thanh Giản. Qua đêm không ngủ, sau khi thắp hương thỉnh chuông lạy Phật, tướng Nguyễn Khoa Nam lấy súng lục tự tử vào sáng 1 tháng 5-1975. Ông Nam sinh quán Thừa Thiên, chết độc thân năm 48 tuổi.

Người sau cùng ghi danh trên bảng tưởng niệm là đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông Cẩn chiến đấu đến giờ phút cuối trong ngày 30 tháng 4-1975 và bị bắt tại Chương Thiện. Ông là một trong các sĩ quan đã tiếp tục chiến đấu. Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị bắt giam, bị tra tấn hành hạ suốt 4 tháng. Ông bị xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 4 tháng 8-1975. Ông Cẩn quê Rạch Giá, khi qua đời trẻ nhất 37 tuổi. Cùng bị xử bắn có 4 vị quận trưởng Chương Thiện và các trưởng ty. Tiểu khu Chương Thiện quyết chiến đến giây phút cuối nên bị xử bắn nhiều nhất.

Bia đá tưởng niệm.



Bia Đá ngàn thu.

Trong chiến sử thế giới, hai bên tử sĩ hy sinh là chuyện thường tình. Khi nước Nhật bại trận, các sĩ quan theo tinh thần võ sĩ đạo truyền thống, nhiều người tự vận. Chuyện này đã được thế giới biết đến.

Tuy nhiên, sau chiến tranh Việt Nam, con số sỹ quan, và chiến binh tự vẫn hàng trăm người, quả thực là điều đáng kính phục. Đặc biệt là cái chết của cấp chỉ huy. Xúc động vì những hy sinh cao cả đó, biệt đoàn văn nghệ Lam Sơn tại San Jose đã vận động gây quỹ và lập bức tường tưởng niệm để hình ảnh các anh hùng QLVNCH được lưu lại với bia đá ngàn thu. Nguyên khối đá chính nặng 8 ngàn pounds. Tất cả 3 khối đá, bệ đá và khối cement chân bệ tổng cộng trên 30 ngàn tấn. Trên bia đá khắc hình ảnh 7 vị anh hùng. Hai bên là lời tri ân bằng Anh ngữ và Việt Ngữ. Khối đá quý như là 1 loại cẩm thạch vĩ đại từ Ấn Độ được cắt sẳn theo kích thước và chở qua California. Tại xưởng làm mộ bia có máy tạo hình. Lại thêm chuyên viên từ Phi Luật Tân làm bằng tay hình ảnh 7 vị anh hùng VNCH. Phía sau là hình bóng các chiến binh Việt Nam.

Bia đá tưởng niệm. 


Lễ khánh thành

Buổi lễ khánh thành sẽ là 1 ngày hết sức đặc biệt với sự tham dự của các quan khách Việt Mỹ. Ban tổ chức đã phổ biến thư trên báo chí, radio, TV và trên internet. Địa điểm tại Viện Bảo Tàng Việt Nam số1650 Senter Rd, San Jose- CA 95112. Lối vào trên đường Pheland. Tổ chức từ 10 giờ sáng thứ bẩy ngày 5 tháng 4-2014. Nếu không có gì trở ngại, kính mời quý bà, quý cô mặc áo dài, quý vị cựu quân nhân mặc quân phục. Chương trình sẽ thực hiện bằng Anh và Việt ngữ.

Mở đầu nghi lễ chào cờ mặc niệm sẽ do toán quốc quân kỳ của US Army. Ban quân nhạc Hoa Kỳ sẽ hòa tấu quốc ca Hoa Kỳ và quốc ca Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa. Phần nghi lễ quan trọng nhất là việc mở các tấm vải phủ trên bức tường. Ban tổ chức thực hiện 7 bóng bay lớn có viết chử thảo danh tánh các vị anh hùng.Theo thứ tự ngày giờ hy sinh từng trái bóng và hương linh anh hùng sẽ bay lên trời xanh.

Mỗi bóng bay lên là có súng nổ. Khởi đầu là tướng Phạm văn Phú và sau cùng là đại tá Hồ ngọc Cẩn. Phần ý nghĩa nhất cần ghi nhận là lần đầu tiên ban tổ chức mời được tất cả đại diện các gia đình của 7 vị anh hùng từ bốn phương về tham dự. 7 vị tướng lãnh và cấp chỉ huy có danh trên bảng tưởng niệm đã trở thành các anh hùng bất tử tượng trưng cho cả QLVNCH. Đặc biệt các cựu chiến binh của quân đoàn 4, của sư đoàn 7, của tiểu khu Chương Thiện, của sư đoàn 5 BB, của cảnh sát quốc gia đều có thể tìm thấy ý nghĩa thiêng liêng, một chút riêng tư trong tình huynh đệ chi binh.

Bài báo này xin gửi đến các bạn như là 1 bản báo cáo và 1 lời ân tình, xin mời đến dự.Bên cạnh bức tường tưởng niệm, còn có 1 biểu tượng hết sức ý nghĩa. Có thêm phần triển lãm một mộ bia lấy từ nghĩa trang quân đội đem về năm 2004.

Nếu chưa từng về thăm nghĩa trang quân đội, các bạn sẽ có dịp ghé đến đây thắp 1 nén hương cho người anh hùng tử sĩ vô danh. Một bia mộ đặt ngay tại Việt Museum nhân dịp khánh thành bức tường tưởng niệm. Đây là lễ giỗ 30 tháng 4 dành cho các anh hùng tuẩn tiết. Lễ giỗ muộn màng mà cộng đồng làm chung với gia đình tang gia 39 năm sau. Xin hãy đến 1 lần với buỗi lễ và sẽ nhớ suốt đời vì đã mang ý nghĩa thiêng liêng nối kết mối liên hệ giữa người ra đi trong lòng đất quê hương và người ở lại hải ngoại đến giây phút này. Bia đá đợi chờ, 39 năm sau.

ĐÁM CƯỚI ...BẠC CỦA CÔ TĂNG THỊ HIỀN VÀ THẦY THẨM HUY KHÔI 2007.



             Bạc tức là bạc đầu !!! Một lễ cưới có lẽ lần đầu tiên diễn ra ở VN , khi cô dâu và chú rể đã bước sang cái tuổi " xưa nay hiếm".
cuộc kết hợp giữa hai người ở xa ngau hàng chục ngàn ki lô mét , họ đã đến được với nhau , đã chứng minh một châ lý " TÌNH YÊU KHÔNG CÓ TUỔI"

ĐÔI BẠN GIÀ HỢP TÍNH

              Ông Thẩm huy Khôi  sinh ra ở Hà thành vào Đà lạt lập nghiệp, cứ tưởng ở thành phố hoa thơ mộng ấy , đôi vọ chồng cùng "ngũ long công chúa " sễ mãi mãi được hạnh phúc. Nhưng căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi người vợ yêu qúy , để lại cho ông cuọc sống cô đơn với năm cô con gái.
Hơn 50 tuổi, đưa các con sang Mỹ định cư , ông lao vào nhịp sống hố  ihả nơi xứ người , nỗi cô đơn của ông lớn dần cùng nỗi niềm quay quắt với quê hương.....80 tuổi gần 30 năm sống xa quê nhà , niềm vui lớn nhất đối với ông là được về VN , đi đây đi đó thăm họ hàng , bà con . 
               Bà Tăng thị Hiền , từ năm 17 tuổi đã thay anh chị phụng dưỡng cha mẹ già , ở tuổi 26 ,  là cô giáo bộ môn thể dục thể thao của nhiều trường nữ sinh Trưng Vương , Gia Long và Lê văn Duyệt .  Khi chị dâu cô mất sớm để lại đàn con nheo nhóc , nhìn ông  anh  với 9 đứa con mà đứa lớn nhất cũng chỉ mới 17 tuổi. Cô Hiền lại mủi lòng , chung tay phụ giúp anh lo cho các cháu, chợ búa , cơm nước , dựng vợ gả chồng cho bằng đó đứa cháu , đến khi nhìn lại đời mình thì tuổi xuân đã qua lúc nào không hay.
Cô Hiền tuy vậy an lòng sống bên mẹ gìa và đàn cháu đã trưởng thành , nhưng rồi mẹ mất , đàn cháu dần ra riêng , cô Hiền lại một mình cô đơn , đằng đẵng . Niềm vui lớn nhất của cô là đi du lịch, thăm họ hàng bè bạn khắp nơi trên thế giới.
             Cách đây ba năm ( vào khoảng năm 2007 ) ông Khôi về VN và gặp bà , lúc đó bà là khách của cô cháu gái. Ông trầm tĩnh bao nhiêu thì bà năng động bấy nhiêu, ấn tượng đọng lại trong ông về bà là một bà" bạn gìa vui tính.". Từ đó hai ông bà cứ gặp nhau suốt,  ngày càng thấy hạp ,  Nhưng ở tuổi ấy thì có ai mà dám nghĩ xa hơn , họ vẫn cứ là tri kỷ trong mắt nhau , Tết đến ông bà cùng nhau ngắm chợ hoa, theo bạn bè đi Hội An ngắm rằm tháng giêng ....Mãi đến một lần tình cờ gặp nhau trên đất Mỹ ,khi ông về Mỹ thăm con còn bà qua Mỹ thăm. cháu , ông mới ngập ngừng " hay ta với mình góp gạo thổi cơm chung ?

ĐÔI UYÊN ƯƠNG U90-U80


Cô dâu Tăng thị Hiền rực rỡ bên chú rể thẩm huy Khôi.

               76 năm cuộc đời bà chưa một lần được mặc áo cưới , vì vậy ông  muốn có một đám cưới trang trọng , kỷ niệm ông bà kết bạn trọn đời .  Được bà đồng thuận , hai người tất bật chuẩn bị cho lễ thành hôn. , con cháu cũng một tay phụ giúp" ông trẻ bà trẻ".
Ngày 16/12/2007 là ngày thành hôn , đối với ông bà , họ hàng bạn bè , học trò....đó không chỉ là ngày đại hỉ cho đôi bạn đầu bạc mà còn là dịp gặp gỡ của những" người cũ ', các cựu nữ sinh TV, GL, và LVD , những người bạn già của hội Hướng Đạo ngày trước,  những cựu chiến hữu của các tổ chức thiện nguyện mà cô dâu đã từng là một thành viên tích cực .....Tât cả khách mời , không ai dưới tuổi 55., kể cả những học trò cũ của Bà.
               Dù đã ở tuổi 76 nhưng bà vẫn đầythẹn thùng khi  đứng bên chú rể làm lễ thành hôn .Chốc chốc bà lại níu tay" ông bạn gíà ", hai người đi từng bàn  chào hỏi truyện trò cùng quan khách. Họ cùng nhắc lại những ngày bà làm giáo sư , làm hướng đạo sinh và là một trong những thành viên tích cực của hội thin nguyện.
Cả ông lẫn bà dường như quên đi cái tuổi thất thập của mình , bà chia sẻ :
              " Chúng tôi ở hai nơi xa cách , nhưng có cùng căn bệnh cô đơn và bệnh cần bạn......chúng tôi cần nhau để thủ thỉ truyện trò , chia sẻ vui buồn trong cuộc sống, để thương yêu và chăm sóc lẫn nhau khi khoẻ mạnh cũng như khi đau yếu......vì thế mà chúng tôi đã cùng quyết tâm trở thành dôi bạn , cùng nhau vượt bệnh tật, vượt khó khăn , vượt mọi sựđể mang lại niềm vui và hạnh phúc cho tuổi già của nhau ."
               " tôi vẫn không quên tôi đã 76, chú rể đã 80 , nhưng chúng tôi vẫn cảm gíác còn trẻ . Không dám mơ câu "" 100 năm hạnh phúc " chúng tôi chỉ cần 3 năm thôi để mình có ta , ta có mình ......bà Hiền vừa mân mê chiếc nhẫn cưới trên tay vừa nhìn vhú rể , hai người cùng mỉm cười mãn nguyện.
chú rể nói;
                " tình yêu thì làm gì có tuổi , chuyện cưới xin cũng vậy , không bao giờ là muộn phải không mình?
Hy vọng sau này cũng sẽ có nhiều đôi bạn như mình và tôi đến với nhau dù ở tuổi nào.

Vi Thao-Minh Lam
( trích báo tuổi Trẻ)

Theo như cô nói cô chỉ xin được 3 năm với thầy nhưng tính tới nay cô và thầy đã được 7 năm uyên ương . Như vậy là thầy cô đã có bonus 4 năm rồi .
Xin chúc Thầy cô " trăm năm hạnh phúc bên nhau"

TUL
(TV 6370)

Apr 21, 2014

NỤ CƯỜI ANGKOR WAT- TUL





               Đi qua  cửa khẩu Mộc Bài thuộc tỉnh Tây Ninh , hình ảnh  cuối cùng của VN là tháp cao     khắc họa trống đồng với  cánh chim Lạc Việt,   lùi dần sau lưng , để biết rằng đã bước vào lãnh thổ Cam Bốt .. Những dãy nhà   hiện ra đầu tiên hai bên đường , trông thoáng qua ngỡ là trường học nhưng thực sự là   những sòng bài . Cách  xây dựng  giản đơn , có phần thô sơ , tạm bợ  , nơi những con bạc đổ xô đến , một số khá lớn  từ VN.,  những đường dây cờ bạc tàn nhẫn và khắc nghiệt ,những  ân oán giang hồ nguy hiểm  đón chờ những con bạc  đến thí mạng, những kẻ ngây thơ còn tin có thể  làm giàu,  thay đổi thân phận một sớm một chiều vào con đường cờ bạc  ,   ở đây suy nghĩ kiểu này là tự do , được coi như tuyệt đối.
              Đi dần vào địa phận Cam bốt , làng mạc thưa thớt , ruộng đất trồng trọt vẫn mang hình ảnh nông nghiệp từ bao thế kỷ trước , cũng con trâu , lưỡi cày và sức lao động đổ ra trên cánh đồng. Cái nghèo bất tận nhởn nhơ hàng ngàn  năm nay , không biết bao giờ mới  thay đổi  ? cũng như VN ,Cam Bốt  trải qua không biết bao nhiêu thế lực thống trị , cách mạng  nhưng ,đâu vẫn hoàn đấy , nghèo khổ và chậm tiến vẫn là bộ mặt chung ,  nhất là ở nông thôn.  
            
Bối cảnh định mệnh gắn liền với hình ảnh của cây thốt nốt.

Cánh đồng thốt nốt  tuyệt vời 
(hình minh họa trên internet)
              Hình ảnh của những cây thốt nốt hiện ra như một biểu tượng mạnh mẽ , thơ mộng và bất diệt về một nước Cam Bốt  hàng  ngàn năm lịch sử , từ bộ lạc đến sứ quân  chuyển sang   chế độ phong kiến .  Lịch sử Cam bốt cũng đầy  những cuộc xâm lăng đẫm máu của người Siêm (Thai Land) , người Chàm  và .ngay cả từ VN , những cuộc chiến tranh Nam tiến của triều đình VN , , những mưu kế chiém đất châu Ô Châu Rí từ cuộc hôn nhân của Huyền Trân công Chúa , . Cam bốt  cũng không thoát khỏi cuộc đô hộ của Pháp với bán đảo Dông Dương gồm Việt Miên Lào và  cuộc chiến tranh giữa hai thế lực cộng sản và tự do mà  chiến tranh VN là trung tâm..

 
TUL đứng trước Tượng hoàng thân Sihanuc tai thủ đô  Phnôm Pênh

               Tuy vậy  người  Cam Bốt vẫn sùng bái  chính quyền của quốc vương Sihanuc. Năm 1975 , chiến tranh VN  chấm dứt ,đồng nghĩa với một chuyển biến lịch sử bao trùm cả ' Đông Dương"  , chúng ta  chứng kiến Cam Bốt  rơi vào một thời kỳ tuyệt chủng ,vua Sihanuc phải lưu vong  , Khmer đỏ dành được chính quyền với quyền cai trị cực đoan   của Pôn Pốt  , ông này tin tưởng vào một Cam Bốt phải được làm lại từ đầu , với những trẻ em được đào tạo huấn luyện thành những Khmer đỏ tinh túy để  làm  nền tảng cho một nước Cam Bốt mới , theo chủ nghĩa xã hội . Sự  cuồng tín này đưa tói cái lý phải giết tất cả những người có một chút  đầu óc , những trí thức và tất cả những kẻ chống đối . Đó cũng là lý do vào thời đó xảy ra nạn "cáp duồn"  tức là chặt đầu người VN  thả trôi sông ,  mối căm thù  VN  trở nên phổ biến , những cuộc tàn phá làng mạc, cướp bóc giết người xảy ra hàng đêm cho những  làng mạc VN   sát   gần biên giới với Cam bốt  .     Cuộc tàn sát của  Pôn Pốt  lên đến hàng triệu,  triệu  người , sự tàn ác còn hơn cả  Hitler thời Đức quốc Xã..  Người ta đã làm phim  nói về  cánh đồng chết,  giết người hàng loạt  cũng như  những trai tập trung,  nơi những người dân vô tội phải lao động cực khổ , trong những đìều kiện man rợ , bịnh tật ,  đói khát ,  kiệt sức và lần lượt lịm tắt không một chút thương xót.    Được biết Pôn Pốt là kẻ đã từng du học bên Pháp, gia nhập Khmer đỏ và  kẻ mà định mệnh đau thương đã trao cho người dân  Cam bốt ., nói như thế để thấy rằng đây không phải là sự chọn lựa của họ.
             Chế độ diệt chủng  đã  hoang tàn Cam bốt , phần lớn người sống sót chỉ là đàn bà và trẻ em , đàn ông nhất là những trí thức đã biến mất trong đời sống từ thành thị tới thôn quê . Cam bốt lùi vào tăm tối , gần như xa lạ với văn minh của loải người . Cho tới năm 1979, thủ tướng Hun Sen với sự trợ giúp của VN đã đánh qua Cam bốt , lật đổ Pôn Pốt , ông Hun Sen lên làm thủ tướng cho tới ngày nay .  Nước Cam bốt hồi sinh trên đống tro tàn và thật rõ ràng  sự sùng bái quốc vương Sahanuc vẫn là thế lực mạnh nhất .Mọi người cố quên đi cơn ác mộng Pôn Pốt , sống lại cuôc đời bình thường , xây dựng lại những đổ vỡ và kiêu hãnh về một quá khứ  Cam Bốt .

Cây thốt nốt và tiếng nói tâm linh .



             Đi  sâu vào địa phận  Cam bốt về hướng bắc để tới Siêm riệp , một trong những thành phố lớn của Cam bốt , những cây thốt nốt gần như là một  loại cây có tiếng nói tâm linh  , người ta dùng biểu tượng cây thốt nốt như một niềm tin , Cây thốt nốt ở Cam bốt được xem như là quốc huy , đang có kế hoạch trồng thêm thốt nốt cũng như người nào  tự ý chặt bỏ cây này  sẽ bị phạt rất nặng. Cây thốt nốt nửa giống cây dừa nửa giống cây cau , trái nó cũng từng chùm , bổ ra trong có cùi trắng dẻo và thơm như một miếng thạch. Người ta hứng và làm  đường  từ cây thốt nốt đực , đường thốt nốt rất thơm , ngọt thanh và đắt hơn đường mía , nó cũng có màu vàng thường được nén thành từng bánh nhỏ hình tròn Chè nấu bằng đường thốt nốt ăn mát và thơm ngon , nghe nói chứ kẻ viết bài này cũng chưa từng được nếm , có mua vài bánh đường thốt nốt giá khoảng $ 2 US nhưng ăn thì cũng chẳng thấy khác chi đường miá , nên nghi người ta làm giả mạo hoặc trộn thêm đường miá vì trồng  một cây thốt nốt phải mất khoảng 20 năm mói cho thu hoạch , giá trị thời gian , nếu kể vào giá thành thì không thể  rẻ như thế được.  Hình ảnh tuyệt đẹp có phần lãng mạn khi những cây thốt nốt in bóng trên  nền trời  . Buổi sáng dáng cây cao vút , xoè tán lên trời xanh , loang loáng nắng , buổi trưa cây đứng im như thóc , nhẫn nại và bao dung , buổi chiều  cây  đen gầy trên nền trời  màu lam tím, thảng thốt cô đơn,  vô vọng .   Lòng tự hỏi,  ngoài những tỉnh cực nam sát với Cam bốt có trồng thốt nốt , những nơi khác ở  VN  không thấy ưu ái lắm với loại  cây này  !!!! có lẽ cây thốt nốt kén đất hoặc  đòi hỏi môi trường  cá biệt phải gần với Cam bốt hay chăng? 

Nụ cười Angkor



             Angkor wat nằm phiá bắc của Siêm Riệp (  Siêm Riệp mang ý nghĩa nơi đây là sự thảm bại của quân Siêm xâm lược ) , được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ 12 , không ai biết tên nguyên thủy là gì , Angkor wat được xây dựng như một  đền đài quốc gia,  tiêu biểu  như một  thành phố thủ đô ( của Cam bốt.. Nguyên thủy Angkor wat được hiến dâng thờ thần Vishnu thuộc Hindu ( Ấn Độ giáo) , từ cuối thế kỷ 13 , Angkor Wat và đất nước Cam Bốt biến chuyển sang Phật giáo , hiện nay 97% người Cam Bốt theo đạo Phật.
              Angkor Wat được xây dựng liên tục trong 40 năm , vật liệu chính là đá (sandstone) không  dùng gach , chỉ là  những tảng đá chồng chất lên nhau mà thành.. Những tảng đá trơn láng như cẩm thạch, liên kết chắc chắn tạo nên những hình tượng kiến trúc độc đáo ,   rất ít  và khó  để thấy những chỗ nối , những hình tượng xuất hiện như một tổng thể liền lạc.  Hơn thế , nghệ thuật trang trí  ,  cham khắc . trên thành , tường , cột và mái vòm ,  hình tượng  nam vũ công và những tiên nữ apsara, là những nghệ thuật điêu khắc đã được phát triển ở Cam Bốt    từ thế kỷ thứ 7 . Một khối lượng khủng khiếp của đá tảng dành cho kiến trúc đền Angkor cũng vĩ đại  như nhữngnhững khối đá xây dựng  kim tự tháp ở Ai Cập . Những đá tảng này được vận chuyển   bằng những phà dọc theo dòng sông Siêm Riệp ,   để tránh những phà có thể bị lât úp vì trọng tải quá năng , họ đã phải rất cẩn trọng  theo mùa nước và không thể vội vã .  Đó là một trong những lý do mà một số  kỹ sư cho rằng   nếu xây dựng khu đền Angkor Wat vào thời đại ngày nay ,  chúng ta phải mất ít nhất 300 năm . Vậy mà Angkor Wat đã dược  hình thành chi sau 40 năm , so với thời gian vô tận , 4o năm chỉ là một đêm ngắn ngủi..
           
         
những hình tượng tram trổ sắc nét trên  vách đá 

Ngôi đền được xây dựng cao hơn thành phố , gồm 3 tầng thiết kế chồng lên nhau ,  trung tâm cao nhất là 5 đỉnh tháp , biểu tượng cho 5 ngọn núi tượng trưng cho vùng phía bắc Cam bốt , được sùng bái và coi như ngôi  nhà của  Thương Đế.  Hệ thống  hồ nước vĩ đại có bề rộng gần 190 mét ,  bao  quanh biến toàn thể khu đền hình chữ nhật có hỉnh thái của một kiến trúc thủy tạ.,   Ngoài ra còn tường thành dài hơn 1000 mét ,  cao 4.5 mét ,  bao bọc khu đền có cửa chính quay về hướng tây. Mỗi ngày mặt trời mọc đằng đông rực rỡ sau những tòa tháp và   chiều  đến càng thêm huy hoàng ,  áng sáng như dát vàng phả   lên  ngôi đền lung linh,  Angkor wat là  một viên ngọc huyền bí soi bóng trên một  mặt hồ tĩnh lặng.


(Hình minh hoạ trên internet)


400 năm chìm đắm trong rừng sâu quên lãng .

           Được xây dựng và hoàn tất vào nửa đầu  thế kỷ 12 nhưng   Angkor Wat dần bị quên lãng , thế kỷ 13 Cam Bốt phải  đương đầu với ngoại  xâm  là người Chàm , những triều vua kế tiếp vào thời đó lại chú tâm xây dựng những đền đài khác  cũng  thuộc  hướng bắc Siêm Riêp,  như đền Angkor Thom , và Bayon.cách Angkor wat không xa.  Không biết vì lý do gì ,   Angkor wat hoàn toàn bị  quên lãng  , chìm đắm , mai một dần và coi như mất tích hẳn  trong rừng sâu .
 
Một gốc cây trên lối vào đền.


           Tới thế kỷ 16 , một cách nào đó ,  có những nhà sư tình cờ đi vào rừng,  trong sâu thẳm mịt mùng họ chú ý tới những  kiến trúc  đâu đó ẩn hiện . Nhưng thực sự   phải đợi cho tới khi người Pháp tới Cam Bốt , Angkor Wat mới  được  khám phá .  Chìm khuất trong rừng  ít nhất là  400 năm , toàn thể kiến trúc bị vùi lấp , đổ nát thấp thoáng hay được bọc kín bởi  những dây leo,  loại cây như rắn bò ngổn ngang khắp nơi , những cây to bề ngang cả chục mét , những cây mọc trùm lên những đền đài  làm hư hại một số mái vòm , những rễ cây chạy ngầm lật vỡ những thành , bệ , sân đá ,,,,tuy nhiên sự hủy hoại của thiên nhiên không nhiều bằng của  con người,  khi Angkor Wat được khám phá cũng là khởi đầu cho những thương lái ,  những bọn sưu tầm đồ cổ , những kẻ tư lợi , không cần biết đến sự bảo tồn  những di sản văn hoá của loài người  .....vì thế những tượng đài quý hiếm  của Ang kor Wat bị tháo gỡ và dánh  cắp không thương sót .


loại cây leo chằng chịt , khoẻ chắc phủ rợp một phần mái đền.
(hình minh họa trên internet)

Angkor Wat ngày nay

               Công việc phục hồi Angkor Wat bắt đầu vào giữa thời kỳ 1986 và 1992. . Từ thập niên 1990 Angkor Wat đã được liên tục trùng tu phục hồi và gìn giữ . Người ta chứng kiến một sự gia tăng rất lớn số du khách đến viếng   Angkor Wat . Được công nhận là di sản  thế giới và được tài trợ để bảo tồn , chính phủ Cam Bốt được khuyến khích trọng trách bảo vệ và gìn giữ  khu di tích lịch sử văn hoá này , không chỉ riêng cho  người Cam Bốt mà còn cho cả  nhân loại nói chung nữa.  
               Tuy vậy , người đứng ra bao thầu khu di tích này lại là một người VN,  ông xuất thân nghèo khổ , buôn bán những chai xăng dọc quốc lộ , rồi tới vỏ xe hơi , mua bán bất động sản , khai phá những vùng đất hoang , và rồi được nhà nước Cam Bốt nhượng quyền khai thác khu ditích Angkor. Ông giàu có nổi tiếng nhưng không lộ diện là người VN vì dù sao ai cũng hiểu tiềm tàng trong người Cam Bốt vẫn sẵn có những đố kỵ truyền kiếp do những đau thương lịch sử.
                 Ngày nay Cam bốt đã sản xuất được xe hơi , VN thì không! .
                 Sản lượng nông nghiệp gia tăng đáng kể , nhất là lúa gạo , Cam bốt 
 tìm được thị trường xuất khẩu lúa gạo qua Hàn Quốc và Mỹ trong khi VN vẫn còn và chỉ dựa vào Trung quốc .
                 Lợi tức đầu người được tiên đoán sẽ vượt quă  VN trong 10 năm tới  ......
                 Hiện nay một đồng Cam bốt ăn 6 đông VN
Chúng ta đã  thấy gì ở người Cam bốt? tuy họ vẫn bị  VN chế riễu là thua kém ,  cách xuyên tac mắm bò hóc của người Miên cho thấy VN quả là hẹp hòi , những đồn đoán mắm bò hóc làm bằng cóc nhái vv  thật ra mắm này cũng giống như mắm lóc của VN mà thôi.
                 Dọc những chợ và bến xe , chứng kiến người Cam Bốt với nhưng thức ăn mà có lẽ chúng ta không thể không aí ngai khi nhìn thấy đừng nói chi ăn , hầu hết những côn trùng như dế , nhên , ve , ong , kiến , chuột , rắn ríít .....đều có thể trở thành món ăn đặc trưng khoái khẩu , kẻ viết bài luận này chưa hề dám nếm tuy nhiên đã ăn thử trứng gà thì ngon tuyệt, trái trứng có khác , lòng đỏ rất nhiều , ăn bùi béo thơm phưng phúc . Hỏi ra được biết ,  gà Cam bốt được nuôi bằng côn trùng nhất là những mẹt côn trùng chế biến kia nếu bán không hết sẽ dùng để nuôi gà . Kẻ  luận bàn này tự hỏi nếu người cũng ăn côn trùng như gà thì lòng dạ có bao dung và  ngọt ngào hơn được tí nào không?

Đi lạc và cám ơn  đã  được đi lạc .....


             Mải mê chụp hình và thu thập những tài liệu lịch sử Angkor Wat để viết bài hầu các bạn , tôi  đã không theo kịp đoàn tourist , khi nhận ra mình đã bị bỏ lại   Angkor Thom ,  tôi  giật mình chẳng biết sẽ phải về đâu ở giữa đất Miên này .Sực  nhớ ra còn cái thẻ khách san trong túi , tôi  lấy lại bình tĩnh , có sao đâu cứ đi một mình ngắm cho đã rồi kêu taxi về khách sạn là ok . Đã tính như thế nhưng lại sợ nhỡ ,,,gặp tài xế taxi không tốt thì không biết dâu mà mò , cũng không biết chuyện gì sẽ xảy ra  ? thôi chắc ăn chỉ có nước đi tìmcông an ,  cảnh sát . Nghĩ là làm  , thấy một đám chừng 5, 6 người trong đồng phục công an  màu xanh , bèn mon men lại ...hỏi bằng tiếng Anh nhưng không có người nào hiểu mình nói gì .Đang lớ ngớ tìm cách diễn tả bằng tay thì may quá có một ông khách biết tiếng Anh làm thông dịch hộ .  Những công an  đề nghị sẽ chở về khách sạn với giá  $10 US  , nếu muốn đi tiếp qua Angkor Wat thì $20 US.. nghe giá tiền cũng vừa phải , tôi bèn . chọn đi tới Angkor Wat . Ngu gì quay về khách sạn khi hãy còn sớm trước 12 giờ trưa..  Thế là tôi  được dịp tuyển lựa ông công an  nào hiền nhất , đẹp trai nhất , sạch sẽ nhất và có duyên nhất ....cuối cùng là một chiến sĩ công an Cam Bốt oai phong , với  chiếc motocycle màu đỏ láng coóng sẵn sàng đưa tôi  qua Angkor Wat . Leo lên yên sau , ôm eo đàng hoàng , chào từ biệt những chiến sĩ còn lại , ai cũng cười duyên dáng,  chào lại bằng tiếng Cam Bốt mà mình chẳng hiểu họ nói gì .
          Đường đến Angkor Wat thật đẹp , tráng nhựa phẳng phiu, cây cối xanh mát , không khí thơm ,  trong veo , nhẹ thênh khi càng  ở trên cao , nắng nhảy những bông sáng lung  linh qua khe lá . Tự dưng tôi  thầm cảm ơn mình đã được đi lạc để có thêm cảm giác hiếm hoi , được  ngồi sau  xe môtô uốn lượn trên những đường đèo trong rừng  dẫn lên  đền Angkor Wat ., mà dễ  đâu ai cũng  được hưởng?
          Đến nơi,  vì là công an nên anh này có quyền chở  tôi  tới ngay trước đền , nơi đó tôi  nhận ra phái đoàn du lịch của mình đang xắp hàng , mọi người mừng rỡ cười ồ lên khi thấy tôi  được công an hộ tống
         Tôi  nhảy xuống cười ngỏn nghoẻn , vừa mừng vừa quê ... lấy tiền trả anh công an , còn tặng  thêm $5 đô ,  nhưng anh lắc đầu từ chối và thật sững sờ khi anh  nói bằng tiếng Việt ;
         _ Không lấy thêm đâu!!!!
      _trời đất , biết tiếng Việt sao không nói từ đầu ?
anh mắc cở trả lời :
          Không nhiều lắm !!!
Trên khuôn mặt hiền hậu đó , tôi tìm được NỤ CƯỜI ANGKOR, nụ cười   tuyệt đẹp của những hình tượng  thức dậy  sau một giấc ngủ dài  400 năm trong rừng ......nhiệt đới .
           
Đôi lời cùng bạn đọc .

Vì muốn cung cấp đầy đủ hình ảnh nhất là những hình có tính cách panorama để các bạn có được cái nhìn đầy đủ và bao quát hơn , TUL xin phép xử dụng thêm một số hình ảnh trên internet có tính cách minh hoạ . Xin nói rõ và chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi , phê bình và góp ý . 



Apr 17, 2014

Hội Ngộ Sau 44 Năm

HỘI NGỘ SAU 44 NĂM

KIM HOA - CHINH

Nhận được tin nhắn của Minh Lan là Chinh sẽ về VN vào đầu tháng 3/2014, Hoa rất hồi hộp hình dung cảnh hội ngộ sau 44 năm kể từ lúc ra trường mỗi người đi một hướng, bao nhiêu vật đổi sao dời, không biết có nhận ra nhau không? không biết tình cảm có khác so với hồi còn cắp sách?
Chiều 11/3 Chinh gọi điện thoại cho Hoa – Hoa nhận ra ngay vì giọng nói cũng không khác năm xưa là mấy , Chinh nói về V hơn 2 tuần nhưng đi theo tour nên chỉ sắp xếp được 1 ngày CN 16/3 để gặp các bạn đi ăn uống và trò chuyện.. Hoa nhờ Dung hẹn các bạn chiều CN ở quán Cô Ba Vũng Tàu, địa điểm đã gặp Như Mai kỳ trước.
Đúng 5 giờ mọi người lần lượt kéo đến: An, Bình, Đoàn Dung, Diệu Hiền , Khiêm, Oanh, Phụng, Tân, Thanh mặt trời, Thi, Tú, Vân. Chinh và Hoa lo chụp ảnh quay film nên chỉ xuất hiện trong 1 tấm hình chung . Các món ăn được dọn ra, ngoài mấy dĩa bánh khọt có con tôm nõn hồng và dĩa bánh xèo còn bốc khói , Hoa gọi thêm 2 dĩa mì xào hải sản, chắc nhà hàng làm vội nên xào tôm mực xong là trút ra dĩa rồi úp mì xào lên dọn ra, cả bọn tưởng mì chay nhưng lúc gắp ra bát thì thịt thà đầy ú . Vừa ăn Chinh vừa kể chuyện gặp các bạn ở Mỹ trong những dịp Đại Hội TV, năm nay ở Cali, năm tới sẽ ở Texas chỗ Chinh ở, Chinh hy vọng sẽ gặp các bạn ở VN qua chơi để còn dẫn nhau đi du hí sau đại hội. Rồi 3 tiếng đồng hồ cũng qua nhanh, trời sẫm tối nên Chinh phải về khách sạn để chuẩn bị cho chuyến đi xuyên Việt ngày mai, xong sẽ về Mỹ luôn 26/3 tới nên tạm biệt các bạn luôn ở đây.


Trên đường về tâm trạng Hoa nửa vui nửa buồn, vui vì được gặp bạn và buồn vì chưa biết bao giờ gặp lại nữa.
Chinh hy vọng sẽ có ngày trở lại và có thể ở VN lâu hơn vì ở đây có bạn bè thật vui. Mong Chinh không ngại chuyện khói , bụi , kẹt xe, giao thông hỗn loạn ... mà ở chơi mỗi năm vài ba tháng để chiều nào cũng dẫn nhau đi ăn chè tán gẫu như mình đã hẹn nhau Chinh nhé....

Kim Hoa


 Chinh Nguyễn AP2  ở Texas

Kim Hoa và Chinh trước Nhà thờ Huyện Sĩ



 Bình - An - Anh Tú - Diêu Hiền -

 Vân - Đoàn Dung- Thi - Kim Phụng


 Bình - An - Anh Tú


Apr 14, 2014

SỢI DÂY TÌNH YÊU





Sợi Dây Tình Yêu
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.

Phật dừng lại, hỏi nhện: 'Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Ðược không?'
Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: 'Thế gian cái gì quý giá nhất?'
Nhện suy ngẫm, rồi đáp: 'Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!'. Phật gật đầu, đi khỏi.


Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.

Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: 'Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?'
Nhện nói: 'Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là 'không có được' và 'đã mất đi' ạ!'
Phật bảo: 'Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.'


Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: 'Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?'

Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: 'Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi.'
Phật nói: 'Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!'


Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.


Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
Châu Nhi nói với Cam Lộc: 'Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?'
Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: 'Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?'. Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.


Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớ
n, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: 'Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.' Nói đoạn rút gươm tự sát.
Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: 'Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?'
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: 'Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!'
Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...


Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?

'Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!'
Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.
Ðể yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có 'duyên' là đủ..
Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.
Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.
Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.
Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?
Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.
Có muốn nghe tôi kể câu chuyện ấy lần nữa không, ngày xưa, trước miếu Quan Âm...

(Trang Hạ dịch, theo saycoo-ÐL)


PHà sưu tầm.

Apr 13, 2014

Sylvie Vartan: La Plus Belle Pour Aller Danser (1964 et 2007)


Các Bạn thân mến,
 

"Thời Gian" qua đi, không "Chờ Đợi" Ai cả ...
Mời các bạn xem và nghe Sylvie Vartan hát ở hai thời điểm :

- Năm 1964 : lúc còn trẻ , và chúng ta đã hâm mộ cô.
- Năm 2007 : đã thành mệnh phụ, hát vẫn hay
Và chúng Ta đã không còn nhận ra SV nữa, ngoại trừ phần nào giọng hát...
Tóm lại là Sylvie Vartan cũng như bao nhiêu Icons của thời đi học đã cùng chúng ta bước vào yếu tố thời gian.

Mỹ Trang 



.

Apr 11, 2014

HOA ĐÀO 2014-TUL




Hoa dáng  lụa , sắc hồng đôi cánh mỏng 
bay ngợp trời trên những ngọn mùa xuân
sóng đam mê xao động mặt hồ trong 
gió vẫn lạnh trách mùa đông buốt giá 

 Người dù bận cũng về đây hối hả
 thêm một ngày xâu đủ chuỗi thanh xuân 
 Kẻ nhàn du thong thả bước chân êm 
Tay nâng nhẹ làn hương lùa trong tóc

 Hứa tìm nhau mùa hoa đào  bỡ ngỡ 
 như lần đầu nắng nhạt trốn quanh vai 
đôi mắt xa xôi ngấn lệ tuôn dài 
 lặng lẽ  gọi , gọi em từ muôn thuở 

Em thả  tình yêu trên từng ngọn cỏ 
Cho mùa xuân vòng những lối quanh co 
 trái tim em  đã vỡ tự bao giờ 
 từng mảnh nhỏ gió cuốn đi ....đi mãi 

HOA ĐÀO 2014
TUL

 

Apr 6, 2014

Tiệc cưới trưởng nam Anh Thư với TV 6370 tại nhà hàng Metropol _Sài Gòn.

  
Chúc mừng Anh Thư đã hoàn thành nhiệm vụ của một người vợ đảm đang và người mẹ dịu hiền.

Các mợ 6370  vẫn còn xinh như mộng

Thiếu em TUL hic hic !!!!!

Không lẽ lại khen các mợ lần nữa !!!
đẹp wá luôn ta ơi !!!!


 Chiều nay 6/4, Thanh cùng các bạn Ngọc Yến,Chung,Thành Oanh, Kim THoa, Dung, Liên ,Loan, Liên Đoàn,Nam Đoàn , Thu Nguyệt và Bích Ngọc cùng đến nhà hàng tiệc cưới Metropol ở đường Lý Chính Thắng để dự tiệc cưới Phan Hoàng và NGọc Trâm.
  Lên lầu 3 tụi Thanh nhìn ra ngay chú rể cao lớn oai phong bên cạnh cô dâu xinh xắn ,kế bên là Mẹ chồng Anh Thư dịu dàng tươi cười chào đón quan khách.Sau khi ký tên vào bảng lưu niệm,tặng quà cô dâu chú rể,tụi Thanh cùng bước vào bàn dành cho Trưng Vương 63-70.Hai bạn đến sau là Liên Đoàn và Bích Ngọc đành ngồi bàn kế bên vì đi trễ hơn tụi Thanh có một chút xíu thôi! 
   Cô dâu mở đẩu bằng bài hát hay tuyệt từ trên sân khấu bước xuống đón chú rể tươi cười cầm bó hoa lên tặng ,cả hai bước lên sân khấu trong tiếng reo hò cổ vũ của các bạn bè...sau đó đại diện hai họ hai bên đàng trai và đàng gái bước lên sân khấu làm lễ ,cảm ơn quan khách đến chung vui cùng hai họ...
   Ngồi trong bàn tiệc, tụi Thanh vừa ăn, vừa nói chuyện và nghe nhạc êm dịu ...Cứ sau mỗi món ăn, tiếp viên lại thay bát đĩa trắng tinh và gắp đều thức ăn cho khách...Sau đó, cô dâu ,chú rể lại từng bàn chào họ hàng quan khách và chụp hình chung để lưu miệm...
   Xong tiệc, khi ra về, cô dâu chú rể cùng hai bên sui gia cùng tiễn khách và tặng quà cho mỗi người... Ra về, ngoài đường đã lên đèn ,nhưng vẫn đông vui như Saigon suốt đêm không ngủ vậy!!!

                                                                                                                         KimThanh

Apr 4, 2014

GẠO LỨC MUỐI MÈ , LỢI VÀ HẠI RA SAO?

Gạo lứt, còn gọi là gạo rằngạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.
 


Gạo lức với sức khỏe con người - BÁO ẢNH VIỆT NAM (bài viết sử dụng thuần "lức")


Đẹp Online | Gạo lức muối mè, lợi hại ra sao? | Đẹp Online  (bài viết sử dụng thuần "lức")


Gạo lức muối mè: Ăn nhiều có tốt? - Alobacsi.vn  (bài viết sử dụng "lức" và "lứt")


Gạo lức muối mè - Thần dược của mọi thời đại | Thực Phẩm Dinh ... (bài viết sử dụng "lức" và "lứt")


Gạo lứt – Wikipedia









Gạo lức-Muối mè
Lợi và Hại

***



Ăn gạo lức muối mè có lợi cho người mập, dư mỡ, cao áp huyết, nhưng có hại cho người ốm, áp huyết thấp sẽ làm chết người.
 
Ngành Y Học Bổ Sung (Alternative Medecine) chú trọng đến việc quân bình Âm-Dương trong những thức ăn uống để điều chỉnh Huyết, và tập luyện khí công để điều chỉnh Khí lực và nhịp tim, qua sự kiểm chứng bằng máy đo áp huyết.
 
Số thứ nhất chỉ tâm thu là Khí lực, số thứ hai chỉ tâm trương là Huyết, theo Y Học Bổ Sung thì Khí lực là Oxy hay là Dương, huyết nói chung gồm nước (H2O), máu Fe2O3, mỡ, đường là Âm. Khi Âm-Dương trao đổi điều hòa đúng sẽ cho ra nhịp tim đập đúng tiêu chuẩn từ 70-80 nhịp trong 1 phút.
 
Theo đông y, âm làm nở ra, như mập, to, béo. Dương thu vào, làm ốm, đi. Khi nhìn một người không mập, không ốm, thì âm dương quân bình không bệnh tật.
 
Về dinh dưỡng, theo ông Oshawa, ăn nhiều thịt, mỡ, đường là âm, người hay bị bệnh là người dư âm, thiếu dương, nên cần phải ăn nhiều chất dương là Gạo lức-Muối mè để lấy lại quân bình âm-dương cho cơ thể thì sẽ khỏi bệnh.
 
Từ khi có phong trào ăn gạo lức muối mè, công thức số 7, nhiều người áp huyết cao, người béo phì, dư mỡ, cholesterol, dư đường đã được khỏi bệnh. Tuy nhiên cũng đã có nhiều người không biết quân bình âm-dương, ăn gạo lức muối mè cho đến khi cơ thể suy nhược đến chết mà không hiểu nguyên nhân tại sao, nên chúng tôi đem vấn đề quân bình âm dương khí huyết để phân tích sự áp dụng đúng hay sai trong vấn đề ăn uống.
 
Cơ thể chúng ta được khỏe mạnh hay bệnh tật do 2 yếu tố Khí lực và Huyết hòa hợp hay mất quân bình, kiểm chứng bằng máy đo áp huyết sẽ thấy kết qủa, so sánh với Tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi :
 
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay để sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn. Ảnh: ykhoa

Thí dụ: chúng ta ở tuổi trung niên, áp huyết tiêu chuẩn là.
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Nhưng thực tế áp huyết đo được :
Bên tay trái đo đựợc : 140/90mmHg nhịp tim 86.
Bên tay phải đo được : 142/92mmHg nhịp tim 86.
 
Như vậy áp huyết này cao hơn tiêu chuẩn tuổi 12mmHg, đối với tây y vẫn chưa cần phải uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết. Nhưng nếu áp huyết ở tuổi lão niên 140mmHg mà cao thêm 12mmHg thành 152mmHg thì phải dùng thuốc trị bệnh cao áp huyết.
 
Số thứ hai của máy đo áp huyết là tâm trương chỉ lượng máu (có chứa mỡ, nước H2O, đường C6H12O6) chạy qua tim, ở tuổi trung niên, tối đa 80, ở tuổi lão niên, tối đa 90, nếu hơn số này là dư âm huyết.


A. -Những trường hợp ăn gạo lức muối mè rất có lợi :
Tính chất của gạo lức là dương, có tính háo nước, nên cần âm để trung hòa âm-dương, nghĩa là 1 lon gạo lức, cần 2 lon nước, cơm mới nở mềm, không bị khô, nhưng nấu 1.5 lon nước cơm hơi khô, phải nhai kỹ, mỗi miếng cơm nhai 50 lần cho ra nước miếng, như vậy mỗi bữa ăn, gạo lức cần thêm 0.5 lon nước trong cơ thể, làm rút bớt nước và đường trong máu, làm số tâm trương giảm dần mỗi ngày, cơ thể mất nước giảm trọng lượng cơ thể làm ốm, làm tan nước trong mỡ bụng, còn oxy là khí lực tâm thu bị carbon trong cơ thể lấy mất thành thán khí CO2 theo hơi thở ra, cũng làm giảm khí lực.
 
Sau một thời gian theo dõi áp huyết, đường và trong lượng cơ thể có kết qủa là áp huyết hạ cả khí lực, cả huyết, cả đường trong máu, trở về tiêu chuẩn áp huyết theo đúng tuổi, sụt cân giảm béo phì, nhìn hình tướng cửa cơ thể bây giờ là không mập, không ốm, là âm-dương đã quân bình, nên cần phải ngưng ăn gạo lức muối mè.

 
B. -Những trường hợp ăn gạo lức muối mè rất có hại làm chết người :
Những người gy ốm, áp huyết thấp, thiếu máu, thiếu đường, đo áp huyết thấp dưới tiêu chuẩn tuổi là thiếu khí lực, thiếu máu, thiếu đường. Tuổi người lớn trung niên hay lão niên mà đo áp huyết chỉ có 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi - 17 tuổi).
 
Sau khi ăn gạo lức muối mè, áp huyết càng tụt thấp dưới 100mmHg, là khí lực mất, máu càng thiếu, đường trong máu thấp làm rối loạn nhịp tim, gây ra đau nhức, mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể không có sức, ăn không tiêu, mất trí nhớ, rụng tóc, loãng xương, hoa mắt chóng mặt, mắt mờ, tai lãng...trong người cảm thấy nóng, nhưng bàn tay chân và ngoài da lạnh phải mặc áo ấm...đó là dấu hiếu của bệnh ung thư.
 
So sánh công dụng của gạo lức muối mè chữa bệnh cao áp huyết, tiểu đường, dư mỡ cholesterol, áp huyết đang từ cao như 150/100mmHg nhịp tim 90, sau khi ăn 1 thời gian 6 tháng đến 1 năm, áp huyết cả 3 số đều xuống, khí lực từ 150mmHg xuống còn 130mmHg như vậy khí lực giảm 20mmHg, huyết tâm trương 100mmHg xuống 80mmHg thì huyết giảm 20mmHg.
 
Như vậy một người có áp huyết thấp 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65, sau khi ăn gạo lức muối mè 6-12 tháng cũng sẽ bị tụt thấp cả khí lực xuống 20mmHg, huyết xuống 20mmHg thì áp huyết còn lại, khí lực 80mmHg, huyết 65mmHg xuống 20mmHg còn lại 45mmHg, nhịp tim 65 xuống 20 còn 45 như vậy sẽ chết vì thiếu dinh dưỡng, ăn gạo lức muối mè làm sụt cân 20 kg, như vậy các tế bào sẽ chết vì thiếu dinh dưỡng mới trở thành tế bào ung thư.

 
C.- Cách ăn gạo lức muối mè quân bình âm-dương tốt cho mọi người cao hay thấp áp huyết.
Tôi áp dụng ăn gạo lức muối mè từ năm 1968, mới đầu theo phương pháp Oshawa, nhai kỹ 50 lần 1 miếng cơm, nên ăn 1 chén cơm lâu 2 giờ, lại bị mỏi râng, mỏi hàm, và ăn không được nhiều, người lại bị gầy đi.
 
Sau tôi nấu 1 lon gạo lức với 3 lon nước, định nấu thành cháo với mục đích ăn gạo lức chữa bệnh và đỡ phải nhai, và gạo lức nấu nhiều nước thì gạo lức không rút nước cơ thể mình, cơ thể mình không bị thiếu nước, nên không cần uống thêm nước. Nhưng sau khi nấu thì gạo nở lớn gấp 3 như cốm, nhưng không nhão hay lỏng như cháo, vỏ gạo vẫn khô, khi ăn một miếng cơm vào miệng chấm với muối mè vàng còn vỏ, giã chung với đậu phộng rang và thêm đường, thì tự nhiên miệng không cần nhai, hạt cơm khi nhai tan thành sữa ngọt mặn, ăn mỗi bữa được 7 chén cơm trong 30 phút, cả ngày không khát nước, lên cân 10 kg trong 1 năm, người tròn chắc không mập không ốm, đo áp huyết và đường lúc nào cũng trong tiêu chuẩn, không bị bao giờ bị bệnh, người trẻ lại. Đó là biết cách quân bình âm-dương.
 
Mục đích bài viết này giúp cho qúy vị nào muốn ăn gạo lức muối mè để chữa bệnh nên nghiên cứu công dụng, để áp dụng cho đúng hầu tránh hậu qủa nguy hiểm chết người khi vào bệnh viện cấp cứu thì tây y không còn cứu kịp.