Jun 29, 2012

Lời cuối

Chuyện tình của nàng Lara và Dr. Zhivago cho dù ngang trái, nhưng vẫn luôn là một chuyện tình đẹp lãng mạn.
 Và trong khoảnh khắc sâu thẳm của trái tim mình, thông hiểu được tình yêu đầy đau khổ và ngang trái của họ, Hiền chợt cảm xúc mãnh liệt và làm bài thơ
" Lời cuối ..."  của Lara, đã khóc, khi hay tin Zhivago đã ra đi. 


LỜI CUỐI.....

Em bo anh đi đi,
Nhưng lòng mun anh li,
Sao anh còn ngonh li
Em bo anh li,
Sao anh vi ra đi,
Em nói li vĩnh bit
Nhưng mun thành vĩnh cư
Li nói gió thong bay
Đôi mt huyn đm l,
Sao anh vô tâm thế
Không nhìn vào mt em
Đành b em mà đi…. 
V phương  tri vô định
Ch có mt mình anh
Nơi phương tri xa vng
B li em mt mình
Mãi mãi em yêu anh
Anh  yêu du vô cùng…

Hiền

Jun 28, 2012

NHỮNG TỜ BÁO QUỐC NGỮ Đầu Tiên


Chân dung Trương Vĩnh Ký 
Nhà báo Việt Nam đầu tiên


Nữ nhà báo đầu tiên của Việt Nam (bà Sương Nguyệt Ánh).
                                       
 NHỮNG  TỜ  BÁO  QUỐC  NGỮ   Đầu  Tiên
 
  June  25  2012
 
 
Mẩu quảng cáo đầu tiên trên báo đã có cách nay 140 năm, nhà báo Việt Nam đầu tiên là một trong 18 người uyên bác nhất thế giới thế kỷ 19 khi thông thạo đến 26 thứ tiếng (ông Trương Vĩnh Ký). Nữ nhà báo đầu tiên của Việt Nam là con gái cụ Nguyễn Đình Chiểu (bà Sương Nguyệt Ánh).

Báo chí Việt Nam thực sự thoát thai từ cái nôi của chế độ thuộc địa. Sự ra đời của
báo chí trùng khít với bước chân xâm lược của người Pháp vào Việt Nam. Lịch sử 
báo chí Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau với khá nhiều thăng trầm.
Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên
Lịch sử báo chí Việt Nam bắt đầu với sự ra đời của Gia Định báo vào ngày 15/4/1865 
tại Sài Gòn. Gia Định báo phát hành trong phạm vi vùng chiếm đóng của thực dân Pháp lúc đó là 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Ban đầu, Gia Định báo có mục đích chủ yếu là công cụ thông tin của người Pháp ở
 Đông Dương với tư cách là một tờ công báo chuyên đăng các công văn, nghị định,
thông tư của chính quyền thực dân. Sau này, khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám 
đốc, tờ báo mới được phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử...
Gia Định báo cũng có góp phần cổ động việc học chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở
đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ quốc ngữ, đặt nền móng cho sự
hình thành báo chí Việt Nam.
 
Gia Định báo có khổ 25x32cm, giá 0,97 đồng/tờ, phát hành vào thứ 3 hàng tuần.
 
Đường D'Adran (Hồ Tùng Mậu ngày nay), một trong những địa chỉ từng in tờ Gia Định báo
 
Những mẩu quảng cáo đầu tiên trên tờ Gia Định báo (và cũng là của báo chí Việt Nam) xuất hiện vào năm 1882

Tờ báo kinh tế đầu tiên
 
Tờ báo kinh tế đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam là tờ Nông Cổ Mín Đàm nghĩa là "uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn". Đây là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corsica, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm. Chủ bút lần lượt là các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt…
Nông Cổ Mín Đàm bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ quốc ngữ. Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình bản.
Tờ báo này ra đời theo một nghị định của Quan Tổng thống Đông Dương Paul Doumer ban hành tại Sài Gòn ngày 14/2/1901. Ban đầu, trụ sở của tòa soạn đặt ở số 84 đường La Grandière, Sài Gòn. Một thời gian sau, trụ sở thay đổi liên tục, cuối cùng tọa lạc tại số 12 đường Cap St–Jacques, Sài Gòn.
 
Nông Cổ Mín Đàm số ra ngày 1/8/1901 (số đầu tiên)
 
Báo Nông Cổ Mín Đàm 18/8/1904
 
Ông Trần Chánh Sắt, một trong những chủ bút của tờ Nông Cổ Mín Đàm
 
Một mẩu quảng cáo sách trên tờ Nông Cổ Mín Đàm
Báo có khổ 20x30 cm, với tổng cộng 8 trang, trong đó các trang giữa đăng các truyện dịch (như Tam quốc chí tục dịch hay một số truyện ngắn khác của Anh, Pháp hoặc Trung Quốc), thơ ca do các cộng tác viên sáng tác, điểm báo châu Âu, hướng dẫn cách thức vệ sinh phòng bệnh hoặc trồng trọt chăn nuôi, thông tin số lượng và giá lúa gạo bán đi các nước, 2 trang cuối dành cho quảng cáo và rao vặt.

Nhà báo Việt Nam đầu tiên
 
Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam”. Tên thường gọi của ông là Pétrus Ký, quê ở Vĩnh Thanh, Tân Minh, Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre).
Trương Vĩnh Ký được người đương thời xếp vào danh sách 18 nhà bác học hàng đầu thế giới. Ông thiết tha với nền văn học quốc ngữ và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.
Ông sáng lập, là tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên (Gia Định báo), cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác.
 
Chân dung Trương Vĩnh Ký (Ông tổ 4 đời của Anh Tuấn)
 
Tượng Trương Vĩnh Ký được đặt gần Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn, trước năm 1975

Tờ báo đầu tiên phát hành ở miền Trung
 
Những năm 20 thế kỷ trước, báo chí miền Bắc và miền Trung bắt đầu có sự vươn lên mạnh mẽ. Sự kiện tờ Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng ra đời năm 1927 tại Đà Nẵng đánh dấu việc báo chí đã lan tỏa đến Trung Kỳ.
 
Tòa soạn và ban biên tập tờ Tiếng Dân tại Đà Nẵng 
 
Tờ Tiếng Dân gắn với khuynh hướng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Bản chất là một tờ báo yêu nước nhưng bất cập với tình hình và thời đại

Tờ nhật báo đầu tiên
Gần 4 năm sau khi thành lập, báo Trung Bắc Tân Văn ở miền Bắc tăng tần số phát hành và trở thành tờ nhật báo đầu tiên của Việt Nam, tính từ tháng 1/1919. Trung Bắc Tân Văn do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút..Tờ báo tồn tại đến tháng 4/1941 mới đình bản, ra tổng cộng 7.265 số.
 
Trung Bắc Tân Văn là tờ báo ra hàng ngày duy nhất phát hành rộng ở Bắc và Trung Kỳ
Tờ báo cách mạng đầu tiên
Đó là tuần báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo trở thành cơ quan ngôn luận trung ương của tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Số báo thứ nhất phát hành ngày 21/6/1925, sau được chọn là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Báo Thanh Niên in trên giấy sáp, tên báo viết bằng chữ Việt và chữ Hán, đầu trang 1 bên trái có hình ngôi sao 5 cánh, giữa ngôi sao có chữ số là số kỳ của tờ báo phát hành. Báo phát hành bí mật, (200 – 300 bản/kỳ), mỗi kỳ hai trang, có lúc 4 trang, khổ giấy nhỏ 13x18)
 
Tuần báo Thanh Niên là tờ báo Cách Mạng đầu tiên
Tờ báo phụ nữ đầu tiên
Báo Nữ Giới Chung (tiếng chuông của nữ giới) xuất bản vào thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn trong năm 1918. Đây là tờ báo đầu tiên chuyên về phụ nữ, với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tầm ảnh hưởng của tờ báo này khiến mật thám Pháp e ngại. Tháng 7/1918, tờ Nữ Giới Chung bị đình bản.
Nhà thơ, nhà báo Sương Nguyệt Anh (1864 - 1922) là chủ bút tờ báo này. Bà là con gái thứ tư của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu.
 
Báo Nữ Giới Chung là tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ
 
Nhà thơ, nhà báo Sương Nguyệt Ánh
Tờ báo Tết đặc biệt đầu tiên
Đầu năm 1918, tờ Nam Phong tạp chí với ấn phẩm đặc biệt “Số Tết 1918” trở thành tờ báo Tết đầu tiên, mở màn cho truyền thống làm báo xuân trong làng báo Việt Nam. Đây là ý tưởng của chủ bút trẻ Phạm Quỳnh, khi tờ Nam Phong vừa ra mắt được 6 tháng.
Bìa ngoài và trang 1 của Nam Phong – số Tết 1918, tờ báo Tết đầu tiên của Việt Nam

Phóng sự trên báo đầu tiên
 
Năm 1932, tờ Hà Thành Ngọ Báo đã khởi đăng phóng sự nổi tiếng nhan đề “Tôi kéo xe” của nhà báo Tam Lang (Vũ Đình Chí), mở đầu cho thể loại phóng sự trong làng báo Việt Nam. Viết về thân phận những người phu xe những năm đầu thế kỉ 20, “Tôi kéo xe” đã làm thức tỉnh những người có lương tâm trong xã hội. 
 
Phóng sự điều tra "Tôi kéo xe" được đăng tải trên "Hà thành ngọ báo" năm 1932. Năm 1935 được in thành sách.
 
Để viết phóng sự đầu tiên, nhà báo Tam Lang đã nhiều lần nhập vai người phu xe để hiểu được sự nhọc nhằn, khó khăn của họ.

Tờ báo tồn tại thời gian lâu nhất và ngắn nhất

Tờ báo có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam là báo Lao Động, cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Ra đời ngày 14/8/1929, báo Lao Động ban đầu in bằng bản đất sét, trên giấy Đáp Cầu một mặt ráp một mặt nhẵn, khổ 22x30cm, tại ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột (Hà Nội). Báo do ông Nguyễn Đức Cảnh làm Tổng biên tập đầu tiên. Đến nay, báo Lao Động vẫn phát triển với 83 năm tồn tại.
Tuy nhiên. trong lịch sử báo chí Việt Nam, có những tờ báo tồn tại rất ngắn: chỉ xuất bản một số rồi đình bản; điển hình là tờ Nhà Quê, chỉ ra được đúng một số vào ngày 11/2/1926.

Nguồn Internet
Hồng Công chuyển  

Jun 26, 2012

Tình Đẹp Như Hoa - Ý Nghĩ Trong Ngày - Hà Ghi .


Hoa hướng  dương đã nở
trong vườn anh thiết tha....


Tình Đẹp Như Hoa 
 Ý Nghĩ Trong Ngày - Hà Ghi .

Mỗi buổi sáng đi qua khu vườn nhà kia , tôi thường thấy người đàn ông đó cặm cụi tưới hoa . Một vài cây đã trổ bông cao và to . Đó là lọai hoa Hương Dương rực rỡ . Màu vàng rất khỏe , và bông Hướng Dương như cười ngạo nghễ với ánh nắng hè gay gắt . 
- Hoa đẹp hơn nếu mọc bạt ngàn , và mọc thành một cánh đồng hoa vàng kiều diễm , để cho văn thi sỹ họa sỹ làm văn làm thơ vẽ hoa ca tụng . Tôi nhớ một đọan trong phim Dr Zhivago : Rừng hoa mọc phất phới ,và nàng  Tonya yêu kiều đang lững thững trong vườn , hình như đang chuẩn bị cắt một bó hoa trang điểm cho nhà nàng ? 
-Dr Zhivago , với hai mối tình lớn giữa Tonya và Lara,  mà tác giả Boris Pasternak đã coi như viết về chính cuộc đời của ông . Sự chọn lưa gay gắt quyết liệt giữa hai mối tình cho vợ và người yêu ! Dr Zhivago không thể quyết định được . Tư tưởng lớn trong tác phẩm ấy đã cho thấy con người dám sống , theo đuổi tình yêu , mặc dù sảy ra những cuộc chia ly không hy vọng gì gặp lại , hay cái chết cận kề , vẫn không làm suy thóai hay biến chất , thay đổi nhân tính con người , mà trái lại , ở đó họ tỏa sáng lên một tình yêu cháy bỏng đến đam mê và thánh thiện . Somewhere My Love ? ... 
Những buổi sáng hè nóng cuồng vội ở xứ người , thấy hoa mà lại nhớ đến chuyện xưa . Parternak một nhà văn đau đớn vì  thành công trong việc vẽ lại một nước Nga triền miên trong khói lửa chiến tranh và đói khổ thời kỳ 1903-1929 (Trước thế chiến thứ hai - Cách mạng tháng Mười ở Nga . ) Với những con người mang tâm trạng lưu đầy trên chính quê hương mình . Tác phẩm tuy được giải Nobel nhưng ông đau đầu vì nó . Phải tự lên án mình và bị chính quyền bôi lọ , bạn bè hạ nhục . Bộ phim này được trình chiếu tại Sai Gòn khỏang thời gian 1972 - 1973 . Cách đây cũng đã 37 năm . Thời thanh xuân , tuổi học trò , và ai cũng mang trong tim một mối tình bất diệt , có lẽ đẹp như truyện tình Dr Zhivago . Tôi cũng không thể hiểu nổi những mẫu người đàn ông và cả đàn bà , có những mối tình vụng trộm và say đắm ! ? anh có vợ , ả có chồng , mà vẫn lén lút yêu nhau thắm thiết ! Thế là thế nào ? 
- Bánh ăn vụng bao giờ cũng ngon ! các cụ nhà ta đã kết luận một câu xanh rờn như vậy ! Cho nên chuyện tình nàng Lara với Dr Zhivago , nó đau đớn lãng mạng , khốc liệt và lâm ly ! 
- Cuối đọan phim , chỉ cần nhác trông thấy Lara , chàng đã tất tả chạy theo vẫy gọi ...Tiếng gọi của trái tim nhớ nhung muôn thuở . Trời ơi ! Bóng hình xưa ...Sự súc động quá mãnh liệt khiến chàng gục xuống ... và Vĩnh Biệt Tình Em ...
Cánh đồng hoa vàng , mối tình cay đắng và nghiệt ngã ...lồng trong bối cảnh nước Nga chiến tranh tàn khốc bi thương . Chuyện tình yêu muôn đời là đề tài cũ như trái đất , nhưng vẫn lôi cuốn mọi người . Nhất là đám thanh niên miền Nam VN thời đó , trong chiến tranh khói lửa và tuổi thanh xuân còn ngời sáng . 
                                                               Hoa Hướng Dương đã nở 
                                                               Trong vườn anh thiết tha 
                                                               Zhivago yêu dấu 
                                                               Tình anh đẹp như hoa 
                                                                                               ( thơ của TUL )

 Hà Ghi

Jun 25, 2012

Lối Về Xóm Nhỏ ( Tiếp Theo ) - An Khanh - Lưu Hảo Chi




Có người hỏi tôi chuyện xóm nhỏ còn tiếp không ? Tôi ráng lôi khối ký ức cùn của mình ra mà nhớ chuyện hồi xưa . Cái hồi cổ điển ông bà cha mẹ có quyền trên con cái nhiều lắm ,làm con là chúng ta bắt buộc phải tuân theo lời bố mẹ , và cả anh chị  nữa, vì quyền huynh thế phụ ! Sự nghe lời răm rắp , chứng tỏ là những đứa con ngoan . Và vì vậy mà sảy ra nhiều nghịch cảnh !
 Nay tôi không viết về xóm Vườn Bà Lớn, nơi bà nôi tôi cư trú ,mà viết về cái xóm Chuồng Bò , nơi mẹ tôi đã dành dụm mua được một căn nhà . Hình như tôi có viết về cái xóm này một lần . Nhưng chuyện dài xóm nhỏ thì vẫn còn tiếp. Rõ là tôi  " Khéo dư nước mắt- khóc người ngày xưa "  
Tôi yêu xóm nghèo , nhà tranh vách đất liêu xiêu !  
- Chẳng ai ưa cái nghèo ,nhưng tôi , một đứa trẻ mồ côi cha ,thì ắt hẳn là số phận hẩm hiu rồi . Và tôi thân thiết với cái nghèo đến độ không lấy gì làm buồn bã .
- Mồ côi cha ăn cơm với cá . Đúng thật ,từ lúc biết mình không có cha và chỉ còn mẹ . Tôi cũng không mấy gì mặc cảm là nghèo , vì tôi thấy mình vẫn được ăn đi học ,vẫn đuợc nghỉ
hè ra biển rong chơi cả tháng trời . Và dù gì chăng nữa , tôi vẫn mang ơn mẹ tôi ,một đời bà đã vất vả , chăm nuôi các con mà quên đi chính mình nhiều lắm ! Nghĩ đến mẹ mà ngậm ngùi !
- Xóm Chuồng Bò , nơi mà tôi và mẹ đã lặn lội đi xem căn nhà vừa đủ tiền để mua , dĩ nhiên là tôi không thích lắm , vì tôi thích nhà ít ra cũng phải có cây cối gì đó , đằng trước đằng sau , hoặc chung quanh ... Nhà này ở sâu trong ngõ hẻm xe hơi không thể vào lọt . Ngõ hẻm hang cùng , hay còn gọi là những khu nhà ổ chuột ! Nhưng rất may mắn và hãnh diện vì đó là nhà của mình ! không phải đi ở trọ hay thuê mướn gì nữa ! 
- Nhà lợp ngói , điều này quan trọng vì ở Sài Gòn rất nóng , mái ngói sẽ làm dịu đi cái oi nồng . Hai bên là vách gỗ , nên nhà bên cạnh mà la con mắng cháu gì thì mình nghe đủ .
- Dậy con nhà , khôn con láng giềng là như thế ! 
- Nhà chỉ có một cửa chính , đằng sau tiếp vách với một nhà khác cũng là " đằng sau " hay còn gọi là sàn nước ! Cái nhà " Đằng Sau " tận cùng ngõ hẻm này lại có hai đứa trẻ tên là Sang và Trọng ! Nghe mẹ gọi con mà mình cứ cười thầm trong bụng ! ai đời đâu trong cái khu nhà ổ chuột , mà chuột cống thản nhiên đứng dùng hai tay bốc cơm ( đang trôi xuống cống ) ăn ngon lành , Chuột và người đề huề sống chung , không biết sang trọng ở cái chỗ nào hở giời !? 
- Ơ mà người ta phải mơ ước chứ ! Nghèo quá thì cái ước mơ phải là Sang Trọng ! và cái gì không có được thì người ta hằng khao khát muốn mong !
- Dọn về nhà mới lúc tôi học lớp đệ thất TV , và chị Nhớn của tôi học đệ tam . Tôi và chị đi học bằng xe chuyên chở của trường ! ( bị gọi là xe bắt chó ).
- Tôi nói lan man như vậy vì trong xóm nghèo này , trẻ con không thấy đi học , chúng phải phụ cha mẹ làm những công việc nhà , như nấu cơm , bán hàng và trông em , vì họ đẻ nhiều lắm ! Đã nghèo lại đông con ! Mà đông con thì nghèo ! Cái vòng luẩn quẩn ! 
Từ đầu ngõ , là nhà ông Phiêu bán cà rem ! cũng đông con lắm nhưng tôi không biết nhiều , có lẽ vì hơi xa ! Rồi đến nhà ông Tư Bôn , tài xế xe vận tải , mặt  lúc nào cũng đỏ au vì rượu bia ... Râu ria sồm sòam ! ông có cô  vợ người miền nam , nhỏ nhắn dễ thương , hai đưa con nhỏ , con Tơ và thằng Duyên . Bà vợ đảm đang hết biết , vì thấy bà cắp nách thằng Duyên đi chợ , xong về đặt con trước thềm ngồi lắt rau , trông thật là hiền thục  . Giọng ngọt miền nam như mía lùi . Tôi thích nghe bà gọi con :
- Dziêng à ...lợi đây vzí má nè ...( Duyên à ...lại đây với má nè ...)
Tơ Duyên xóm nhỏ ...Cạnh nhà bà má thằng Duyên đến nhà bà Bình, cũng gọi bà theo tên thằng con trai của bà và là người đã môi giới cho mẹ tôi mua căn nhà này . Bà còn có tên là bà bán gà . Trái với bà vợ ông Tư Bôn , bà Bình trông đã hơi đẫy đà và có vẻ bươn trải hơn . Trông thấy bà , tôi cứ nghĩ là bà hơi giống u Tám trong truyện Thềm Hoang của Nhật Tiến . Bà Bình lúc nào cũng quần xắn móng lợn , áo cánh nâu , hay lam hay làm . Con gái lớn của bà cũng tên là Gái , nó phải phụ mẹ việc nhà và phải bồng em nữa . Ông Bình làm công chức ở một công sở nào đó tôi không rõ , nhưng chắc cũng chẳng phải cao cấp . Nhà còn có chú Văn , dáng người cao mảnh khảnh , mắt hơi có tật và chú đang học đại học Sư Phạm . Thằng Bình mới khỏang năm sáu tuổi nên tôi không biết gì nhiều về nó . Sau này , mẹ tôi đi làm xa, thỉnh thỏang tôi hay qua lại nhà bà Bình vì mẹ tôi dặn , khi nào hết tiền đi chợ , thì cứ sang nhà bà Bình mua gà , nhờ bà làm thịt , và đợi mẹ về trả tiền ! ! Thấy mẹ có chu đáo không ? ? Mà thật sự chúng tôi cũng không hay ăn gà , vì đâu phải ngày nào cũng hết tiền đi chợ đâu ? Chỉ có hôm nào cao hứng , chị Nhớn bày trò , lấy hết tiền chợ của ngày hôm ấy  , mua kem Cẩm Bình , mỗi đưa hai cây , ăn kem rồi thì sơi cơm với " Canh Liễn " , món canh độc nhất vô nhị , vì lấy nước lọc đổ vào cái liễn , chan vào ăn cơm với cà muối ! ( Thật là thú vị tình thâm ) . 
- Bà Bình là chị em bạn dâu với bà Dậu cạnh nhà tôi bên tay trái . Bà Dậu có ba đứa con lóc nhóc hai ba bốn tuổi : Thịnh , Mậu và bé Nhung  , sáng  nào tôi cũng đứợc nghe một màn kịch nói của bà Dậu với lũ nhóc :
- Bây giờ ăn gì nào ? Xôi nhé ? Bánh canh ? hay bánh mì chả ...? bánh cuốn nhớ ! v ...v 
- Cuối cùng bà bảo : Thôi ăn cơm rang vậy , ngon lắm con ạ . và ngày nào cũng một màn xôi ,chè bánh cháo ...nhưng  cuối là ăn cơm rang ! 
Chuyện thương tâm nhất trong xóm nhỏ đó , là chuyện Thằng Quyết ( con riêng của bà Dậu ) lúc đó Quyết cũng đã học lớp đệ tứ rồi chứ bé bỏng gì ? Hôm ấy trời đổ cơn mưa to lắm , trẻ con trong xóm chạy tắm mưa bì bõm , ba đứa trẻ : Thịnh , Mậu và bé Nhung , tha hồ tắm mưa , vì bố mẹ nó đi bán cà rem chưa về kịp . Sau khi tắm mưa thỏa thích , ba đứa trẻ lạnh run cầm cập ,mà thằng Quyết ,lấy  " quyền huynh thế phụ " ra phạt quỳ các em , cả buổi . Đêm đó con bé Nhung  mới lên ba , bị cảm lạnh và chết . Tiếng mẹ nó kêu gào thảm thiết nhiếc móc thằng Quyết thậm tệ . Thật là chưa từng thấy đứa nào ngu hơn thằng Quyết !
- Cái xóm nghèo ấy chỉ có nhà tôi là đặc biệt hơn cả , vì không có cha lại cũng chẳng có mẹ ( lúc này mẹ tôi đang trông nom một khách sạn lớn ở vùng biển )  , mấy chị em sống với nhau . Bà chị tôi thuộc dạng Kín Cổng Cao Tường ! nên hễ cứ đi học về là đóng cửa cài then kín mít , nóng như cái lò thiêu . Cũng may ,tôi đi học buổi chiều , nên bà Nhớn cư tu luyện trong cái lò luyện kim đó . Những năm sau này chị học thi tú tài thì gọi cái nhà đó là " Lò Hun Đúc Nhân Tài "  Tài thật , nóng đến vãi mỡ mà chịu được !  
- Chị tôi có tài cắm hoa theo kiểu cách của Nhật ,chị thích hoa hòe hoa sói ,  nên trong nhà thường có các lọ hoa , kiểu cọ nom cũng đỡ buồn ! 
- thuở ấy Radio thường có giờ đọc truyện cho thiếu nhi , chị nhớn hay bật cho các em nghe truyện dài " Vô Gia Đình "  Sans Famille của Hector Malot ...tôi say mê theo dõi , không ngày nào bỏ . Hình như tôi miên man theo Lê Minh đi hát dạo khắp các vùng quê nước Pháp.Trong đòan hát dạo có con chó nhỏ tên Lãnh Nhi , và người bạn tên Mã Tư. Câu chuyện nêu cao một tấm gương ưu cần ,nhẫn nại và trung hậu tuyệt vời của cậu bé bị bỏ rơi , rồi lại bị bán cho ông lão hát rong . Bây giờ hiếm thấy tác phẩm nào có tính cách giáo dục hay như vậy !
Đối diện với nhà tôi là nhà ông bà Ấn Độ , ông thì chỉ có một việc là đi ra đi vào , không thấy ông làm việc gì cả ! Còn vợ con thì tíu tít bận rộn như một đàn ong . Nhà này đông con nhất xóm : Hiếu , Thảo , Thuận , Hòa , Hiệp , Lợi , Lộc , Thọ , Phú , Quý  ...Bà vợ to đùng trông như Voi mẹ vĩ đại . Bà bán các thứ quà bánh , ngay trước hiên nhà , mía xe về từng bó dài , chặt mía, bào mía làm mía ghim , thơm xè cho hai em Hiếu Thảo , đội những khay mía, thơm đi bán ở ngay bến xe Đà Lạt , ( Khu bến xe này ngay ngòai đường chính dẫn vào lối xóm ) Trước nhà còn treo mấy sâu  bánh rế tòng teng . Bầy con lai Ấn Độ nên trông cũng kháu khỉnh ! Tôi nói vậy vì thấy các đứa trẻ con bà đều mũi cao , mắt to , và nhiều nét Ấn hơn Việt . Trẻ lai trông cũng hay hay .
- Đời trôi trong những ngõ hẻm tồi tàn , ăn uống thiếu thốn , những căn nhà tối ám ,thiếu ánh sáng mặt trời , và trẻ con bò lê la . Tôi làm bạn với con bé Thuận ,trạc bằng tuổi tôi , những giờ rảnh , tôi chơi banh đũa , đánh chuyền với nó . Thỉnh thỏang ,hai đứa lại cặp kè dạo bộ ra cái nhà bán cây kiểng ở cuối xóm ngòai . Khu vườn cây kiểng đó như một thế giới thần tiên mà tôi trót lọt vào như cổ tích . Hoa , và hoa , rất nhiều kỳ hoa dị thảo . 
Kế nhà em Thuận bên phải là nhà thằng Cò , không hiểu vì sao nó lại có tên này , thằng bé mới lên ba, mà đã có thêm hai em gái , em Giáng Tiên lên hai và em Bạch Tuyết thì còn ăm ngửa ... bố mẹ thằng Cò còn rất trẻ , khỏang độ hai mươi lăm tuổi , thày Cò  làm thơ ký ở một công sở nào đó , sáng cắp ô đi , tối cắp về ! Mẹ thằng Cò bận con mọn suốt ngày , bú mớm . Tôi được cô Cò dạy cho cách nấu canh cá rô với xòai chua , hết sẩy ! 
- Sát vách nhà thằng Cò là nhà ông thợ giầy , nhà có con Khiết và thằng Cường cỡ trạc bằng tuổi tôi , nhưng tôi không làm quen chơi với tụi nó , cũng chẳng hiểu vì sao ! ? 
Ngồi trong nhà nhìn ra , có một khỏang sân nhỏ trước cửa nhà tôi , là chỗ ông Hai để chiếc xe bagác ,ông chuyên chở hàng bằng chiếc xe này , nơi đây là chỗ tôi có thể đứng nhìn lên bầu trời hiu quạnh ,hay tối tối , trông ngóng những vì sao tít tắp trong vòm trời khuya tĩnh mịch . Ông bà Hai có hai cô con gái rất dễ thương là chị Phước và chị Liên . Hai chị em trông  rất hiền lành xinh đẹp , nhưng chẳng biết làm ăn gì !
- Bà Hai thì nhai trầu bỏm bẻm , có một cái răng cửa hơi chìa ra mỗi khi bà xỉa thuốc và để cục thuốc rê cài vào đó . Trông rất đặc biệt Nam bộ ! 
- Sau này tôi có lần gặp lại chị Phước , lại cũng một gánh hàng rong bán các thứ bánh trái vặt vãnh ở bến xe Đalạt . Còn chị Liên xinh đẹp thì sống một kiếp của một người mắc bệnh tâm thần ! 
- Hai nhà cuối xóm ,tôi cũng chỉ biết biết vậy thôi chứ không hay sang chơi là nhà con Nết và thằng Ly . Nó có người anh lớn tên anh Hùng (  mà lại lùn một mẩu ) , anh Hùng chơi Guita rất hay ,âu cũng là một đặc điểm của cái xóm nghèo đó . Tôi nhớ mãi đến bây giờ bản Cung Đàn Lữ Thứ ...mà anh Hùng đã chơi :
- Đường xa ,mưa nắng không hề chi ...Đàn ơi ta với ngươi cùng đi ...Nhiều khi dừng chân bên suối vắng nhấm nháp ly cà phê đắng cho đời cạn điêu linh ...
- Đơi có cạn điêu linh đâu không biết , chỉ thấy cạnh nhà anh Hùng là nhà ông đổ rác . Nhà có cái xe thồ , do chính gia đình ông kéo , hai đứa con lớn là thằng Lượm và con Bé , phụ cha mẹ bơi móc rác . Có lần tôi thấy chúng nó ăn chuối cả vỏ , mà cứ lạnh cả mình !
- Xóm nghèo ơi ,khi đã xa rồi tôi vẫn có những hồi tưởng u hòai về một thời ấu thơ lam lũ 
- Nhũng buổi sáng thức dậy khi mặt trời rọi những tia nắng qua những hàng  ngói bị tuột ra , ( vì mèo hoang chạy đổ ) . Những ngày mưa đứng bên hiên nhà , xoi nỗi cô quạnh vào những làn nước mưa lanh tanh tuôn tràn từ mái nhà xuống hiên vắng ...để rồi viết thành thơ 
                         
        Em đi vào một xóm nghèo 
        Mong ước tìm lại những hương buồn ngày trước 
        Của mái lá đẫm nắng vàng 
        Của tường tre thơm ngây dịu 
        - Vị dưa xào phảng phất 
        - Mùi cá kho nồng nàn tỏa trong khói thổi cơm 
        Em mong ước gặp 
        Tiếng trẻ con cười vô tư lự 
        Tiếng cụ già gọi cháu đầy vơi 
        Thôn xóm ơi ,
        Em muốn đếm bước chân 
        Trên những ngõ hẻm gập ghềnh 
        Lênh kênh vài hàng đá cuội 
        Thấp thóang dậu thưa 
        Có hàng chum nước nhỏ 
        Có những tình thương không biên giới
        - Và em đi vào hồn xóm nghèo của em 
                                                                    An Khanh - Lưu Hảo Chi
        


Jun 24, 2012

MÀU TÌNH YÊU



MÀU TÌNH YÊU

Em có thấy màu xanh
Như trời cao mênh mông
Như đồi cỏ mượt mà
Như tình yêu thiết tha

Em có thấy màu vàng
Như mặt trời mùa hạ
Vằng vặc  ánh trăng thu
Một chút tình êm ả

Em có thấy màu đỏ
Rực rỡ như nụ hồng
Nồng nàn trong trái tim
Như tình yêu đang nở

Em có thấy màu hồng
Dịu dàng môi thơm ngát
Hương tình say ngất ngây
Tình yêu ôi kỳ diệu


Em có thấy màu buồn
Tím cả chiều hoàng hôn
Tình xa ôi ! tình chết
Lệ rơi xuống ngậm ngùi.

Em có thấy màu bạc
Trên mái tóc ngày xưa
Đôi mái đầu chụm lại
Một tình yêu thiên thu.

P. Hà

Jun 21, 2012

Đám cưới con trai của Hương Huyền- tường thuật của Minh Quang

Bố Mẹchú rể đang chuẩnbị bàn thờ GiaTiên

Ngày 27 tháng 5 năm 2012 , đám cưới con trai lớn của Hương Huyền - Anh Tuấn là cháu Anh Vũ năm nay 35 tuổi  đã được tổ chức long trọng tại tiểu bang Philadelphia .  Chú rể Anh Vũ  năm nay 35 tuổi  , cao hơn cả Mỹ và rất đẹp trai . Cô dâu Kathy , là người Mỹ cũng rất xinh gái . ĐSTV xin chia vui đến gia đình Hương Huyền và Anh Tuấn , xin cầu chúc cho hai cháu trăm năm hạnh phúc  bên nhau, và  Ông Bà nội  Hương Huyền mau có cháu bế.


Bố đang dặn dò con trai suốt đời  yêu thương vợ giống như Bố vậy
Đeo nữ trang cho cô dâu
Rước nàng về dinh
Trước cửa nhà thờ
cô dâu chú rể đẹp đôi quá
chú re đẹp như tài tử Holywood
Tuyệt vời thay hình ảnh  con trai đang khiêu vũ  với Mẹ.

Cám ơn Hương Huyền đã chia xẻ những hình ảnh thật đáng qúy của hạnh phúc..
ĐSTV6370

Minh Quang

Jun 20, 2012

Hình ảnh hội nghị ACP 2012

ACP 2012 Congress at University of Calgary

Vài hình ảnh về hội nghị ACP 2012 được tổ chức ở
Đại Học Calgary từ 10-06 đến 16-06-2012 với sự tham dự của khoảng 600 khoa học gia.
Trong kỳ họp này Kim Đoan đã trình bày đề tài " Structure, magnetic and phonon behaviors of double perovskite Nd2NiMnO6 ".






 Campus of University of Calgary








Những phòng họp



Giờ giải lao



Đến xem poster của Maryam người thắng giải về posters 




Banquet (KĐoan và ông bà Henry van Driel (U of Toronto) president of ACP 2011)
ông bà Heureux (U of Ottawa) 





                                                                    Herzberz Conference

Đi thăm Rothney Astrophysical Observatory do ACP tổ chức


 Kim Đoan được chụp hình