Aug 31, 2011

Ý nghĩ trong ngày 8-31-2011-TUL-Hà ghi



Ý NGHĨ TRONG NGÀY
THOUGHT OF THE DAY
8-31-2011


         Hôm nay là ngày cuối cùng của tháng Tám năm 2011, không biết vì lẽ gì mà cái tháng Tám tội nghiệp này cứ bị lầm lẫn với tháng Chín. chắc tại thời gian đi nhanh quá làm chúng ta bị ám ảnh chăng? Đầu tiên là em HC chúc mừng sinh nhật em NG , nhớ ngày sinh nhật để chúc mừng nhưng khi ghi xuống thì lại thành tháng Chín , rồi tới em KĐ , tội nghiệp lo bão , lo air Canada đình công không đi hưởng tuần trăng mật ở Úc được ,lo nhà trường Canada bị cúp diên , cúp nước không cho học sinh làm thí nghiệm được ,rồi lo cây đổ lo lụt lội ..trăm thứ làm em viết ý nghĩ trong ngày tháng Tám cũng tương thành tháng Chín . Hôm qua một người bạn của TUL , anh gửi mấy cái hình chụp đàn hải yến trên biển CA ,hình đẹp và thơ mộng đến nỗi anh cũng quên đề là tháng Chín ngày 30 .



         Nhiều người nhầm lẫn như vậy ắt phải có  cái nguyên nhân vô cùng khách quan ảnh hưởng tới mà chúng ta không thể giải thích . Tại sao hiện tượng lú lẫn này không xảy ra hồi tháng Tư , tháng năm hay tháng Sáu? hay bất cứ một tháng nào trong năm? hiện tượng có số đông người lú lẫn trong tháng Tám chỉ có thể hiểu là thời gian đi nhanh quá , thoáng đó đã tháng Chín rồi , cho nên những ngày cuối tháng Tháng Tám là những ngày bị bỏ quên .Tâm lý chạy nước  rút theo thời gian đã làm chúng ta ....vượt qua thời gian là vậy.  Nhớ ngày xưa còn nhỏ chơi cá ngựa , TUL cứ mải đưổi theo ngựa của  đối thủ  để đá nên  chạy ........luôn qua chuồng quên  về  bỏ lỡ dịp ăn và phải  start lại từ đầu .....đúng là vzui qúa vzui phải không các bạn? 


 Hảo Chi
Cây trong vườn

 
                                  
 Mùa Thu đất trời thay áo mới . Bắt đầu sang tháng Chín . Miền Nam Việt Nam  thì chỉ có hai mùa mưa nắng . Bây giờ bên ấy vẫn còn mưa rơi ? ... Nơi đây , trước ô cửa phòng tôi  lại có cây Cóc xanh. Lá đẹp và quả từng chùm đẹp quá. Cây ăn trái miền nhiệt đới, cùng họ với Điều và Xòai. Trái cóc xanh chấm muối ớt là món quà ngon của tuổi học trò. Giờ mình già rồi  
- Một chục quả Hồng nuốt lão tám mươi ! - Ca dao nói ngược của An Nam ta. 
- Quả  xanh đẹp thế kia  lại bị tên là quả Cóc ! Ừ thì nó cũng có hơi tròn trịa , và đỏng đảnh treo trên cây, trơ gan cùng tuế nguyệt  như chàng cóc tía kia... Lá Cóc đẹp quá, xanh biếc ,lục đậm , lá kép từng đôi mười hai lá nằm kề . Trồng Cóc dễ như trở bàn tay . Tôi có tật  ăn trái gì  xong cũng đem hột ra trồng . ( Vì có chân trong Đảng Móng Tay Xanh ( Green thumb ) nên tôi gieo trồng hột gì nó cũng mọc .  Mít , xoài , ổi , cóc , lựu ... Bỏ hột chơi thôi mà cứ như có thần bảo, hạt nẩy mầm mọc cây xum xuê cành lá. Hiện tại trong vườn tôi có hai cây Avocado ( Bơ ) bốn cây quýt , một cây lựu đỏ, một cây cóc , đều trồng bằng hột. Có cây đã được mười năm , đang bói quả. Trồng cây ươm từ hột mà nó cứ nảy mầm đâm lá, thấy sự sống đâm chồi nảy lộc , sao mà không vui ? 
- Tôi thích nhất cây Cóc , vì một sự tình cờ.Được ai đó cho ba trái cóc chín  mang từ Nam Cali lên , ăn xong cũng táy máy vùi vào cái chậu nhỏ ươm  mầm ... Thế mà nay , lại sắp có ba trái cóc chín 

                       Bài Thơ Cây Cóc

                       Cây cóc xanh 
                       Vỏ cây nâu xù
                       Lá lăn tăn nhẹ trong gió Thu
                       Lá xếp hàng đôi, 
                       Xòe nở cúi nhìn 
                       Tàn lá lay động 
                       Lũ quả cựa mình xanh 
                       Nụ cười tròn nhung nhớ
                       Hoa Cóc li ti trắng
                       Rắc thầm hương tình yêu 

                       Gởi trọn đến cho đời...



Để trả lời  Mỹ Nga muốn coi hình cây cóc thì đây, TUL làm ơn Post lên DS . Trước khi về lại Mỹ HChi có ươm  được hai cây và gởi Hòang Anh Thư trông nom dùm , Thư tưới hàng ngày và còn đặt tên là cây cóc Chi. Thư có chụp hình khoe Chi xem cây mau cao quá chừng. Mỹ Nga cứ kiếm được hột cóc , ươm rất dễ ,trồng trong chậu càng tốt vì mùa Đông còn đem vào nhà được. Cây Cóc trồng dễ có trái như cây trứng cá vậy đó. Trái treo tòng teng đẹp lắm. Cây nhà Chi mới xơi hết trái rồi, vì bà con anh em tới xin hết. 
LHC 
Cây cóc trước hiên nhà.


Aug 30, 2011

Những tấm lòng vàng làm thay đổi định mệnh


NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG LÀM THAY ĐỔI ĐỊNH MỆNH

NGHỆ AN, Việt Nam (NV) - Cô Nguyễn Thị Hiên, 26 tuổi, con gái của một gia đình sống bằng việc ăn xin, bảy năm sau đã tốt nghiệp bác sĩ hôm Thứ Ba, ngày 9 Tháng Tám tại Ðại Học Y Khoa Thái Nguyên, Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ tài chánh của các nhà hảo tâm ở Orange County
.
Cô Nguyễn Thị Hiên nhận bằng tốt nghiệp bác sĩ y khoa khóa 38, ngày 9 Tháng Tám, tại Thái Nguyên, Việt Nam. (Hình: Nguyễn Thị Hiên cung cấp)
Câu chuyện đổi đời của cô Hiên bắt nguồn từ một bài báo trên Người Việt xuất bản Thứ Sáu, ngày 20 Tháng Hai, năm 2004, trích đăng từ báo Tuổi Trẻ ở Sài Gòn. Bài báo đề cập đến cô Hiên, người con gái thứ ba của ông Nguyễn Ngọc Diêu và bà Ðặng Thị Quy.
Cô Hiên được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở huyện Yên Thành, một huyện miền Núi của tỉnh Nghệ An, kiếm sống bằng việc ăn xin. Cha cô sau khi đi lính “hoàn tất nhiệm vụ, về quê và đã lập gia đình với một cô gái làng bên,” bài báo viết.
Theo lời bài báo, cả hai ông bà Nguyễn Ngọc Diêu và bà Ðặng Thị Quy đều có biểu hiện của bệnh tâm thần nhẹ, không đủ sức khỏe để làm ruộng nương và có 4 người con và Hiên là con thứ 3 trong gia đình. Ngay từ nhỏ, Hiên đã phải chịu cảnh màn trời chiếu đất vì người mẹ buộc cô trên lưng phiêu bạt khắp nơi xin ăn và mãi đến năm 7 tuổi Hiên mới đòi được đi học.
Qua lời kể của một ân nhân của cô là một cụ ông 76 tuổi, yêu cầu được giấu tên, cho biết cô tốt nghiệp bác sĩ ở Việt Nam vào tuần đầu Tháng Tám năm nay. Qua điện thoại, tối hôm 9 Tháng Tám, khoảng 11 giờ đêm (giờ California) Hiên cho báo Người Việt biết, cô vừa về đến nhà sau lễ ra trường.

Tâm sự của tân bác sĩ

Hiên sửng sốt khi nhận được điện thoại của phóng viên báo Người Việt lúc ấy, phải vài phút sau cô mới bình tĩnh cho biết, “Chú ơi, từ sau bài báo viết về chuyện đời cháu, đời cháu có xoay chuyển rất mạnh và rất ý nghĩa cho cháu và cả gia đình cháu nữa.”
Cô Hiên kể, “Ngày đó cháu rất thiếu thốn nhiều điều, chịu rất nhiều khó khăn mà bài báo ngắn gọn ấy cũng chưa nói lên hết được những khó khăn của cháu. Cháu chỉ có một mục đích nhỏ nhoi là được học xong trung học, lấy bằng tốt nghiệp tú tài rồi sẽ vào Sài Gòn làm thuê, làm mướn (làm công nhân lao động trong các công ty).” Cô nghĩ nếu có bằng cấp cao hơn người khác thì sẽ được học tiếp. “Vì cháu rất muốn đi học!” cô tâm sự.
“Ðiều may mắn đã đến với cháu khi nhận được sự giúp đỡ của các ân nhân về vật chất cũng như về tinh thần, cộng với những lời động viên, khuyên bảo mà cháu đã quyết tâm thi đỗ ngành bác sĩ.” Cô nói trong nỗi xúc động và câu chuyện xen với những phút im lặng, nghẹn ngào.
Cô Hiên chia sẻ, “Cháu gởi lời cám ơn sâu sắc đến các ân nhân ở Mỹ, trước hết là đến ‘bác... ở Mỹ’ (người được nhắc đến yêu cầu giấu tên), cháu muốn cám ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dưỡng cháu đến ngày hôm nay, công ơn của thầy cô giáo đã dạy dỗ, động viên và cám ơn bạn bè hàng xóm láng giềng đã giúp cháu và gia đình cháu để cháu yên mà học hành cho đến ngày hôm nay. Cháu cũng muốn nhắn nhủ các bạn, các em đang có cùng cảnh ngộ khó khăn như cháu, xin cứ cố gắng lên.”
Văn bằng tốt nghiệp bác sĩ của cô bé trong gia đình ăn xin 7 năm trước. (Hình: Nguyễn Thị Hiên cung cấp)
Hiên cũng muốn cám ơn nhà báo Tiến Dũng của báo Tuổi Trẻ là người đã vất vả tìm đến tận nhà cô ở Nghệ An để phỏng vấn khi cô còn học lớp 11.
Cô rấm rức khóc và kể sáng (vì giờ bên Việt Nam là ban ngày) hôm lãnh bằng tốt nghiệp cô cũng khóc: “Thầy giáo trao bằng cho 60 người đầu, rồi phải đợi nhóm ấy thay đồ ra mới có áo mũ cho nhóm sau mặc để làm lễ. Tổng cộng khóa 38 của cháu có 300 bác sĩ tốt nghiệp.”
Sau buổi lễ, cô Hiên được các bạn rủ đi ăn mừng nhưng cô nói đã phải cáo từ để về lo cho gia đình. Cha mẹ và chị gái của cô đều mắc bệnh rất khó khăn. Con của người chị gái lên 10 tuổi cũng bị bệnh bại não.
Từ khi được đi học, cô Hiên đã tự làm gương và hướng dẫn cho cậu em vào đại học, cô nói: “Gia đình cháu ngày xưa bố mẹ không được đi học, anh và chị gái cũng không được đi học, nay hai chị em cháu đã học đại học. Ðây là niềm hãnh diện cho gia đình cháu.”
Cô Hiên nói nay cô đã thành công trong chặng đường 6 năm để thành bác sĩ. Cô tự hỏi liệu sự may mắn có bao giờ đến với cô lần thứ hai không. Ý cô nói về muốn học thêm nữa và hiện cô đang ôn tập để cuối tháng này sẽ thi Cao Học, kỳ thi dành cho các sinh viên tốt nghiệp với số điểm cao. Nếu đậu, cô sẽ học chuyên khoa về mắt thêm ba năm nữa và chỉ phải đóng tiền ăn và chỗ ở, không phải trả tiền học.
Ðược hỏi về dự tính sau khi tốt nghiệp sẽ làm gì, cô cho biết: “Hiện tại cháu muốn kiếm được rất nhiều tiền để bố mẹ đỡ khổ hiện hàng ngày thiếu ăn từng bữa, lo từng manh áo; và giúp cho người chị gái có con 10 tuổi bị bệnh bại não, chậm phát triển vì suy dinh dưỡng.”
Cô cũng muốn đem sở học của mình để giúp đỡ những người nghèo khó. Cô nói nếu gia đình được ổn định, “Cháu rất muốn được học lên cao hơn nữa và nếu được đi du học thì đó là điều cháu mơ ước!”
Ðược hỏi về công việc hàng ngày của riêng mình, Hiên cho biết hàng ngày cô phải đi học ở bệnh viện và ở lại trường từ sáng đến chiều.
Những năm đầu vì môn học còn ít, cô đã đi dạy kèm tại gia, mỗi tuần ba buổi “đủ để có tiền ăn cơm và tiêu dùng”. Những năm sau, việc học nhiều và nặng nề hơn nên không còn thời gian để đi dạy nữa nên “Cháu đã tranh thủ đi bán thẻ điện thoại, hoặc đi phát tờ rơi quảng cáo cho công ty nào đó hoặc ngân hàng trong dịp đầu năm học. Ban đêm cháu phải học bài, thời gian của cháu gần như là kín. Ðây cũng là lý do cháu chưa có bạn trai đó chú ạ.”
Thỉnh thoảng cô Hiên còn phải đi thăm người em trai và hướng dẫn cho cậu em đang học năm thứ tư của đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên. Cô nói vì tự biết hoàn cảnh của mình nên hai chị em đều biết ăn uống tiết kiệm để dành tiền đi học.
“Cháu biết con đường duy nhất để cho gia đình cháu được dư cơm ăn, áo mặc ấm là cháu phải học hành, nên cháu rất cố gắng.”
Hiên cho biết, năm ngoái cô đã tham gia trại Hè ‘Project Vietnam’ từ Huế vào Bến Tre do Bác Sĩ Quỳnh Kiều tổ chức. Cô gởi lời cám ơn Bác Sĩ Quỳnh Kiều và các bạn đã cùng tham dự trại.
Ðược hỏi về sự nghèo khó của cô Hiên và gia đình, Bác Sĩ Quỳnh Kiều cho nhật báo Người Việt biết, “Hiên là con nhà nghèo, dễ thương và thông minh. Tôi biết cô ấy.”
Theo Bác Sĩ Quỳnh Kiều, Hiên ít nói, làm việc chăm chỉ với vai trò một sinh viên y khoa, giúp bệnh nhân trước khi vào gặp bác sĩ. Bác Sĩ Quỳnh Kiều cũng cho biết lệ phí tham dự trại Hè là $1,000, “cụ... (giấu tên) bên Mỹ” trả $500, và Project Vietnam tặng $500 cho Hiên dưới hình thức học bổng.

Vẫn đối mặt với thách thức

Kể về hoàn cảnh hiện tại của gia đình, Hiên cho biết: “Kể từ ngày chị em cháu quyết định lấy lại ruộng đất để làm thì từ đó đến giờ gia đình cháu không phải đi ‘ăn xin’ như ngày trước nữa. Bố cháu 67 tuổi và mẹ cháu thì 72. Cả hai đã già nhưng vẫn cố gắng phụ giúp chị gái của cháu làm ruộng.”
Người chị năm nay 30 tuổi, còn sức khỏe vì còn trẻ, nhưng ít học nên không biết tính toán cách làm, cô phải gọi điện thoại nhờ mọi người chỉ bảo giùm. Tuy vất vả nhưng vì gia đình ở nơi thời tiết xấu nên kiếm gạo chỉ đủ ăn, những chi tiêu cần thiết khác phải làm thêm hay đi vay nợ mới đủ sống. “Những khoản chi này khi xưa là do cháu đi bán củi hay làm thuê, giờ thì cháu phải đi học,” cô giải thích.
Theo cô, đứa con người chị bị “bệnh tâm thần của trẻ em” không biết có phải do di truyền từ người chị một phần và từ người cha của cô hay không. Vấn đề suy dinh dưỡng là có vì thỉnh thoảng gia đình mỗi người mới được ăn 150 gram thịt. Còn lại đa phần là ăn rau.
Cô cho biết trong thời gian đi học y khoa, cô đã cố gắng dành dụm tiền mua được một cái Tivi cho gia đình (từ tiền học bổng khuyến học, tiền của “bác... (giấu tên) bên Mỹ” giúp và tiền cháu kiếm thêm) và để mua quần áo mới cho cả gia đình mỗi dịp Tết về.
“Cháu cũng đã mạnh dạn vay tiền ưu đãi cho sinh viên để mua một ‘cỗ trâu’ để bố cháu chăn dắt trâu hàng ngày cày đất, giúp thêm kinh tế cho gia đình.”

Chân dung ân nhân ẩn danh

Giúp đỡ Hiên có nhiều ân nhân, trong đó có một vị ân nhân đề nghị giấu tên mà Hiên hay nhắc đến. Cụ cho biết: “Tôi tiết kiệm đồng tiền già của tôi để có thể giúp cho cháu học hành vì cháu nó không những giỏi mà còn hay thương người.
Hình chụp lại tấm ảnh trên báo Tuổi Trẻ năm 2004 khi Nguyễn Thị Hiên chở củi trên xe đạp đi bán. (Linh Nguyễn/Người Việt)
Tôi đọc báo Người Việt, biết Hiên cũng đã từng cho ba mẹ con một người ăn xin khác đứng trú mưa trước cổng trường tờ 5,000 đồng, người mẹ bị mù. Số tiền ấy bằng nửa số tiền nó đi lấy củi trong rừng và một buổi chở xuống chợ Gám, chợ Dinh xa 20-25 cây số để bán. Nó giúp nhiều lần như thế chứ không phải chỉ một lần. Bạn bè gọi nó là nàng tiên nhỏ. Tôi học ở nó!”
Cụ cho biết trong những năm đầu, sau khi trả tiền nhà housing, cụ dành một số tiền mỗi ba tháng từ tiền già để giúp người con gái hiếu học của gia đình sống bằng việc đi ăn xin. Từ năm ngoái, cụ được tăng tiền già nên có thể giúp cô nhiều hơn trước trong việc ăn học.
Cụ tâm sự, “Tôi tự giới hạn mọi chi tiêu, cắt phần ăn của mình và giúp cho cháu từ chính đồng tiền già của tôi.”
Cụ rút trong túi áo màu xanh lợt một thẻ đi xe bus và nói tiếp: “Chiếc áo này tôi mua cũ, đã vá 15 lần rồi nhưng mặc vẫn được. Chiếc quần tây màu beige là do tôi nhặt lại từ thùng rác của người Mễ lối xóm, thấy còn tốt nên tôi mặc đến hôm nay. Tôi mong một ngày nào đó, một ai đó, một tổ chức nào đó có thể cho cháu học bổng để sang Hoa Kỳ tiếp tục học, để cháu tận dụng được khả năng của mình. Và tôi phó thác mọi sự trong tay Chúa!”

––

Sàigòn và những địa danh mang tên "ông , bà"


Sài Gòn và những địa danh mang tên 'Ông', 'Bà'

Từ Lăng Ông Bà Chiểu, đến xã Bà Điểm "18 thôn vườn trầu", cầu Thị Nghè, chợ Bà Hoa... đều mang những câu chuyện lịch sử của một thành phố hơn 300 năm tuổi.
> Sài Gòn và những vẻ đẹp đi cùng năm tháng

Lăng Ông Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) có tên chữ là Thượng công miếu. Đây là khu lăng mộ, nơi thờ cúng Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân, khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên nhiều người thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông bà tên Chiểu. Những ngày này (1-3/8 âm lịch) là ngày giỗ của Tả quân nên Lăng rất đông người về dự lễ.
Nằm ở trung tâm quận Bình Thạnh, được xây dựng năm 1942, khi mới hình thành tỉnh Gia Định và nâng cấp sửa chữa vào cuối những năm 90, chợ Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ lâu đời nhất TP HCM. Theo nhà văn Sơn Nam, Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Chợ Bà Chiểu đã đi vào ca dao với câu “Xe mui chiều thả chung quanh/ Đôi vòng Bà Chiểu thích tình dạo chơi”.
Chùa Ông Bổn (hay còn gọi là miếu Nhị Phủ) nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5. Được xây dựng từ cuối thế kỷ 17 bởi những người Hoa di cư, miếu Nhị Phủ là nơi duy nhất thờ Bổn Đầu Công. Tương truyền ông Bổn vốn là thái giám Trịnh Hòa dưới thời vua Vĩnh Lạc. Ông chu du nhiều nơi, đem về nhiều báu vật cho nhà vua. Ông còn có công giúp cho người Hoa xây dựng cuộc sống nên được người dân kính cẩn thờ phụng.
Xã Bà Điểm thuộc huyện Hóc Môn, TP HCM, nổi tiếng với “18 thôn vườn trầu”. Theo học giả Trương Vĩnh Ký thì Bà Điểm cùng với Bà Rịa, Bà Chiểu, Bà Quẹo, Bà Hom là 5 bà vợ của một viên lãnh binh, người đã xây cầu ông Lãnh. Theo phương pháp kinh tế tự túc mà các cụ ngày xưa thường áp dụng, ông đã lập ra 5 ngôi chợ, giao cho mỗi bà cai quản một nơi. Chợ Bà Điểm, gần làng Tân Thới - quê hương cụ Đồ Chiểu, là nơi bán trầu ngon có tiếng ở miền Nam.
Cầu Ông Lãnh nối dài quận 1 và quận 4. Cây cầu được đặt theo tên của ông Lãnh binh tên là Nguyễn Ngọc Thăng sống vào khoảng cuối thế kỷ 18, giữa thế kỷ 19. Ngoài ra, tên của vị võ tướng có công này còn được đặt cho một con đường ở quận 11 (đường Lãnh Binh Thăng) và một ngôi chợ (chợ Cầu Ông Lãnh).
Tên đường ở TPHCM bắt đầu bằng chữ “Bà” cũng khá nhiều như đường Bà huyện Thanh Quan, đường Bà Hạt, Bà Lê Chân… Đường Bà huyện Thanh Quan thời Pháp thuộc có tên là Rue Nouvelle, năm 1920 đổi thành Pierre Fladin, năm 1955 đến nay đường mang tên Bà huyện Thanh Quan, một nữ sĩ nổi tiếng đầu thế kỷ XIX.
Cầu Thị Nghè (trước là cầu Bà Nghè) bắc qua Rạch Thị Nghè, là cầu nối giữa quận 1 và Bình Thạnh. Theo sử sách, cầu do bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân xây dựng để tiện việc đi lại, thủa bà mới khai hoang đất ở. Chồng bà là thư ký đỗ cử nhân (đương thời gọi là ông Nghè). Cầu được gọi là cầu Thị Nghè từ giữa thế kỷ XIX. Đến năm 1970, cầu được xây mới bằng xi măng cốt thép.
Cư dân tại nhiều địa phương ở miền Nam có tập tục thờ bà Chúa Xứ. Nổi tiếng nhất là miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ở thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngoài ra, ở Bình Dương cũng có nhiều nơi thờ vị nữ thần có nguồn gốc từ Ấn Độ này. Ngay tại khu Cây Sộp thuộc phường Tân Hưng Thuận, quận 12, cũng có một ngôi miếu khang trang thờ bà Chúa Xứ.
Một góc đường Phạm Văn Hai trong khu Ông Tạ, quận Tân Bình. Khu vực này vốn nổi tiếng bởi vì từng tồn tại phòng khám của lương y Nguyễn Văn Bi (thường được người dân gọi là ông Tạ). Ngoài ra, nó còn nổi tiếng bởi món thịt chó.
Chợ Bà Hoa, nằm trong làng dệt Bảy Hiền (Tân Bình) thường được gọi là chợ quê Quảng Nam với đủ các mặt hàng đặc trưng từ Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung, như hành tỏi nhỏ mà thơm của miền Trung, bánh nổ, bánh tổ, mắm nêm, các loại rau lá xứ Quảng... Chợ lấy theo tên một người phụ nữ tên Hoa, người đã lập nên khu chợ này vào năm 1967. Trước kia chợ có tên là Linh Hoa (Linh là tên chồng bà Hoa), sau này dù đã đổi lại thành chợ phường 11 nhưng người dân vẫn quen gọi là chợ Bà Hoa, như một xứ Quảng thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn.

NGÀN LIỄU XANH


      Ngàn Liễu Xanh


                     Chàng từ ngàn liễu đã xa
          Vẫy chào , mây nhạt, gió qua tình cờ
                Em từ bóng tối mịt mờ
          Sầu lên thăm thẳm , bến bờ tịch liêu

               Gặp nhau hoang lạnh tiêu điều
          Không dưng hương lạ ít nhiều quyện bay
               Có gì vương vấn mê say
          Trăm năm lỗi hẹn , tình gầy khó quên

              Cho nhau những nỗi muộn phiền 
         Khuất sau ngàn liễu triền miên nhớ chàng...
              Gió ơi tình dẫu bẽ bàng
         Trông vời bốn phía, ngổn ngang nỗi buồn.

          Thơ của Hà.

Buồn như chấu cắn-nỗi xót xa trong ngày- .

Ý NGHĨ TRONG NGÀY 30-08

Hảo Chi
buồn như chấu cắn



Câu tục ngữ này dùng nhiều ở miền Bắc VN , thiên hạ cũng chẳng hiểu đích xác nguyên nhân tại sao có câu nói này . Buồn ( trạng thái sinh lý ) như Chấu cắn, châu chấu nó đâu có cắn người đâu ? mà nó cắn để ăn lúa non , mà khi chúng bay đến thì đâu có ít ? cả bầy đàn , có lúc người ta còn gọi là giặc Châu Chấu cơ đấy . Bị nó phá hại mùa màng như vậy thì bác nông dân nào lại không buồn ? Tôi đây chẳng phải nông dân , cũng không phải thợ cày mà sao cứ ví mình buồn như chấu cắn ? Vì nhớ mà buồn , Tựa một bài ca dao :

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ ?

À , mãi đến câu cuối mới thấy vì nhớ mà buồn ! Nhớ ai mà phải ra ngắm sao, trông nhện . Đó là buồn thương nhớ một bóng hình . Ngồi một mình hay buồn không lắm , phải tìm cái gì đó họat động cho tiêu sầu . Đầu mùa Thu rồi, trẻ con ( ở Mỹ ) đã tựu trường ... Lá chưa vàng , gió thu chưa se lạnh và tầng không cũng thỉnh thỏang một tiếng ngỗng quang quác phá vỡ yên lặng ngày chớm Thu. Sao lắm tên gọi . Nào là Hạ Huyền . Thu Sầu. Đông giá.. Xuân Mơ . Ta Yêu Thu ...Yêu mùa Thu ...Dẫu sao cũng mong được gặp nàng Thu mắt biếc yêu kiều . Trả lại cho đất trời nỗi buồn Chấu cắn


TUL.
nỗi xót xa trong ngày
Supercars



Buổi sáng với ly cà fê thơm ngát và qua khung cửa sổ một màu xanh của cây lá như một vòng ôm ngọc bích , thảm cỏ cắt tỉa gọn gàng , gío lặng và nắng le lói lời chào một ngày mới.  Nhâm nhi  cafe và thóang buôn chấu cắn vì dường như mùa thu đã về. Mùa hạ đã qua bân biu với ngàn công việc và chẳng đi đâu xa như mọi năm , thu về rồi đông dài lê thê sẽ tới . Đêm qua đã bắt đầu lạnh , cái sáng mùa thu yếu ớt nhưng đầm ấm thay , cám ơn ly cafe và khung cửa sổ màu xanh ngoài kia.
Người thanh niên đã phải khoác  jacket  tuy rằng anh ta vẫn còn mặc quần short của mùa hè, tay dắt 3 con chó cùng với một túi nylon tòn teng trên tay . Khi  những con chó muốn đi pipi hay puppup , anh dừng lại chờ và rồi với cái túi nylon đó anh cúi xuống dọn sach sẽ rồi lại tòn teng xách về nhà để bỏ thùng rác.  Đó là cách người Mỹ làm khi họ dẫn chó đi dạo, bởi thế đường xá ở Mỹ không bao giờ lo có "mìn".  Nhớ lại năm ngoái ở SG , TUL, HC và HAT đi bộ ra quán ăn trên dường ....TUL không nhớ rõ tên , "3 nhà văn Nhớn " phải nhảy như cóc từ lè đường xuống đường vì quá nhiều" mìn" trên  lối rồi lại hú hòn nhảy lên tránh xe chạy bạt mạng như thách thức người đi bộ.
 Nhớ hôm qua đọc báo VN on line thấy đưa tin cuộc diễu hành của đoàn siêu xe từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc , có dàn  hộ tống theo bảovệ , họ tập trung ở   Qui Nhơn Khánh Hà chờ đòan siêu xe từ SG chạy ra họp mặt CLB siêu xe . Cái nào cũng từ cả trăm ngàn đô la trở lên , có cái special order chạm rông phụng hoặc mạ vàng.
Những công tử của chế độ phong kiến mới phô trương sự giàu có ngoài sức tưởng tương của dân nghèo VN. Họ ăn trên ngồi trốc , đất nước VN đối với họ là sân chơi , tài sản VN là của bác Hồ để lại tha hồ bỏ túi , rồi tiền đẻ ra tiên cộng thêm quyền lực hỗ trợ  trong tay cha chú họ trở thành  tầng lớp giàu có siêu quyềnlực , người dân nghèo bị đẩy vàocùng quẫn tuyệt vọng .  Những phu thợ hồ bỏ xứ vào SG làm cật lục giỏi lắm một ngày kiếm được hai ba đô là cùng . Cả đời họ dám mơ một mái nhà ? một cái xe gắn máy ? 
Bởi thế nỗi buồn chấu cắn lại bùng lên thành nỗi xót xa tủi hận. Bên cạnhcái tin dàn siêu xe diễn hành là vụ thảm sát tiệm vàng NB . Trọn gia đình vợ chồng chủ tiêm vàng và bé gái mơi 18 tháng tuổi đã bị giết chết, chỉ duy nhất sống sót là em bé lên 8 bị chặt tay gần đứt lìa.  Em trốn trong gầm giường nên kẻ giết người tửơng em đã chết . nên bỏ qua.  Manh mối đã tìm ra , kẻ sát nhân đang lẩn trốn, hắn chỉ là một thanh niên 18 tuổi . Bên cạnh nữa là tin chàng thanh niên rủ "người yêu " đi chơi , hãm hiếp xong giết rồi đẩy xác xuống ao , không quêngỡ đôi bông taicủa cô gái.
Đó là những hình ảnh quá độ nằm bên nhau. Một xã hội ngày nay đang làm y chang những gì VC lên án ngày trước . Tôn sùng và phô trương những hưởng thụ vật chất , những chân dài quyến rũ, hỏi sao chẳng đẩy nhữngngười trẻ vào cơn lốc thèm thuòng tuyệt  vọng,  mất lý trí làm liều. Ở Mỹ cũng có những người chơi xe đắt tiên "không thua VN" nhưng họ đâucó  tụ tập để diễn hành như ở VN. Tầng lớp giàu có mới của  CSVN đang muốn   show off để được sùng bái từ những đôi mắt khao khát thèm muốn của dân nghèo.  Ở  Mỹ ,một người  chịu khó đi làm, cái nhà cái xe đối với họ chỉ là "chuyện bình thường ở huyện"






     

Aug 29, 2011

Ý nghĩ trong ngày 8-29-2011

Ý NGHĨ TRONG NGÀY
THOUGHT OF THE DAY
8-29-2011


Kim Đoan


Mây trước khi có bão Irène
Một ngày không như mọi ngày 28-08
Có nhũng buổi sáng đặt chân xuống giường, cảm giác thoải mái dễ chịu sau giấc ngủ ngon, năng lượng tràn đầy để sẵn sàng cho ngày mới, nhưng cũng có những buổi sáng, thức giấc thấy uể oải, mệt mỏi sau một đêm trằn trọc vì nhũng nỗi lo chưa giải quyết. Đó chính là tâm trạng của tôi vào mấy ngày qua.
Thời gian gần đây khá nhiều việc cần làm cho xong trước khi đi nghỉ hè, ấy thế mà ở đại học lúc này họ có dự tính cúp điện, cúp nước vào cuối tuần nên đôi khi tôi không thể cho bắt đầu một thí nghiệm dài thời gian, thêm vào đó 1 trong những nghiệp đoàn của đại học đang đình công, họ khuyến khích các nghiệp đoàn khác tiếp tay nhưng ban giám đốc yêu cầu các nhân viên không liên hệ phải hiện diện. Những dự tính về công việc phải theo đó mà thay đổi.
Trận bão Irène theo đài khí tượng cũng sẽ đi qua Canada vùng tôi ở Sherbrooke vào chủ nhật với lượng nước mưa hơn 100mm và gió có thể mạnh đến gần 100km/h , nghe tin mà lòng thấy đã lo âu. Theo thông lệ sáng chủ nhật, gia đình con gái tôi hay đem 3 đứa cháu ngoại về chơi và ăn trưa với ông bà nhưng vì trận bão các cháu ngày hôm qua cũng không đến để tránh mưa gió.
Chung quanh nhà tôi có khá nhiều cây to, mỗi lần nghe có mưa to gió lớn là tôi lại lo sợ vì đã có lần 1 cành cây có gió lớn đã gẫy và rớt xuống mái nhà, cũng may là cành rơi từ từ không đụng mạnh lắm chỉ làm hư hại một tý chỗ hay để xe, thật cám ơn trời tai qua nạn khỏi. Chuyện để lo hay đến dồn dập, chuyến đi chơi xa qua Úc, đã được chuẩn bị từ nửa năm nay, ngày xuất hành sẽ vào tuần tới vậy mà sáng hôm qua, mở radio nghe thông báo là nhân viên Air Canada định sẽ đình công vào tuần tới từ 04 cho đến 11-09 , đúng vào thời điểm chúng tôi sẽ lên đường, nghe xong lại thêm một nỗi lo, nhưng tự nhủ lòng họ muốn đình công mình cũng chẳng làm gì hơn được, hãy tự kiếm cho mình một giải pháp thứ 2, cùng lắm thì ỏ lại nhà có thế thôi.

Một cảnh lụt

Sáng nay viết cho các bạn về « ý nghĩ trong ngày », tuy cũng còn những nỗi lo nhưng trận bão vừa qua cũng không đến nỗi mạnh như các nhà khí tượng đã dự đoán, những thiệt hại ở vùng tôi ở cũng không nặng nề lắm, qua cơn mưa, trời lại nắng nên an tâm hơn. Tôi bắt đầu tuần lễ mới với vài chuyện cần giải quyết, mà những kết quả lại sẽ tùy thuộc nhiều vào những quyết định ngoài tầm kiểm soát của mình tuy vậy tôi luôn mang hy vọng là mọi việc sẽ tốt đẹp, hãy cố gắng làm những gì mình có thể, phần còn lại tôi xin phó thác và mong có sự bình an.

HẢO CHI.


Ôi Thời Oanh Liệt...
Hàng ngày đi qua cái bãi xe đầy những xe hơi mới toanh của hãng HonDa Accord . Vậy mà hôm nay xe dời đi đâu trống trơn ? vắng như chùa bà Đanh .
- Họ dời đi cách đây năm miles , gần San Rafael , dọn vào địa điểm của hãng xe Ford đã bị dẹp tiệm .
- Thế có khổ không ? Xe Mỹ trên đất Mỹ mà không cạnh tranh được với xe Nhật . Honda , Toyota ...
Hồi đầu thế kỷ , xe Huê Kỳ là niềm mơ ước của mọi người . Nhưng nay thì phải tìm xe nào vừa rẻ, bền , đẹp, gọn nhẹ, ít hao xăng ! ( chỉ có xe Nhật ) Đời là một sự cạnh tranh bất tận.
- Phương tiện di chuyển rất cần thiết và hệ thống đường xá xa lộ của Mỹ thật là nhất thế giới.Và người ta đã bảo nhau dùng xe Nhật với những tiện ích của nó .
- Cái gì nó cũng có thời của nó . Xe Huê Kỳ đã hết thời rồi .
- Ỏ Mỹ , nhà giàu mới được ( có thì giờ ) đi xe đạp , vì đi xe đạp là tập thể dục. Nhà nghèo đi xe hơi , mà còn phải mua xe tốt tốt một chút cho khỏi chạy cà rịch cà tang , rủi hư dọc đường đến sở trễ ! Vài lần bị đuổi việc, thất nghiệp thì ôi thôi là khổ !
Mình đang ở vào thời nào ? Có còn ưu thời mẫn thế hay không ?
Thứ Hai 8/ 29/ 2011.

Aug 28, 2011

Ý NGHĨ TRONG NGÀY



Ý NGHĨ TRONG NGÀY

THOUGHT OF THE DAY



Thân gửi các bạn và các độc giả thân hữu.

Mỗi buổi sáng thức dậy , chào đón một ngày mới, bạn nghĩ gì ?
Có thể bạn không nghĩ gì hết , vươn vai đặt chân xuống đất , tắt cái alarm , bật đèn lên rồi như một cái máy bạn bắt đầu làm tất cả những gì bắt buộc phải làm từ mấy chục năm nay đánh răng , rửa mặt , make up thay quần áo rồi nhào ra xe lái tới sở làm việc
Đó là những bạn độc thân hay trở về đời độc thân , buổi sáng thường nhanh gọn như vậy.
Còn bạn có chồng con bên cạnh , có cháu nội ngoại xum vầy buổi sáng sẽ khác đi nhiều lắm . Dù bạn có còn đi làm hay đã về hưu , ngoài việc cho bản thân bạn còn nhiều cái phải lo tới cho những người thương của mình trong gia đình .
Sao cho một ngày được mở ra như một món quà từ Thượng Đế dành cho bạn. MỘT NGÀY KHÔNG NHƯ MỌI NGÀY đâu bạn ơi, hãy làm mới nó như lần đầu tiên ( đã nhiều lần TUL nói tới sự kỳ diệu và trân trọng của lần đầu tiên ...xin đọc lại Hoa đào năm trước). hãy tha thiết với ý tưởng này vì chúng ta một ngày nào đó sẽ không còn đựơc mở những món quà như thế nữa.
Sao để bạn nhớ rằng món quà đó vô giá và sẽ có lúc chấm dứt. Không phải Thượng Đế đã bỏ quên chúng ta , cũng đừng nghĩ chúng ta đã không còn được thương yêu, điều quan trọng là bước về phía trước khi " chúng ta" trôi tới một phương trời khác biệt.
Sao để bạn tận hưởng ngày của mình bên những người thân , bạn bè ngay cả với những người không quen ...để chia xẻ và như người ta thường nói hạnh phúc sẽ nhân lên gấp bội .
Mùa xuân khí trời thanh tân mát mẻ , hoa cỏ muôn màu trên khắp các nẻo đường đó là lúc chúng ta còn ngây thơ , còn xanh còn vô ngần trong trắng.
Mùa hạ nồng nàn , mùa của những tình yêu lứa đôi say đắm , của những giấc mộng và kế hoạch, mùa của những đam mê công việc để xây dựng và hoàn thiện..
Mùa thu dịu dàng trở lại , đó là mùa của gặt hái , những giấc mơ có thể thành hiện thực hoặc vẫn chỉ là những giấc mơ , nhưng bạn biết rằng đã có một thời ta mơ như thế, để còn mãi sự âu yếm của người vợ, sự ân cần của tình mẹ bao la , mùa của những lắng đọng và đôi khi trầm cảm.
Và mùa đông cuối cùng sẽ đến , bạn ơi những bông tuyết trắng ngoài trời , những cơn mưa lạnh không dứt có thấm gì nếu bạn là người may mắn vẫn còn được xum vầy hạnh phúc , nhưng sẽ là một trời khác biệt nếu bạn chỉ một mình đơn côi ....
Sao để bạn hiểu sự cô đơn cũng có cái đẹp của nó, đọc một quyển sách ý nghĩa , xem một phim hay , nghe bản nhạc mình thích hoặc làm vườn chăm sóc cây cỏ, đóa hoa sẽ nói chuyện với bạn bằng cách tỏa hương thơm và mỉm cười với bạn bằng nhan sắc tươi thắm nhất. Cũng lắng nghe những lời thì thầm màu xanh của những nhánh cỏ li ti ...
Sao để bạn hiểu rằng nấu một món ăn ngon , vẽ một bức tranh , sáng tác một bản nhạc, viết một truyện ngắn , làm một bài thơ con cóc...hay ngân nga một bản tình ca ...đó là những sinh hoạt thiền định nó cũng tốt như những bài tập yoga của mợ Liên Huơng vậy.
Sao để bạn thấy rằng những con đường luôn rộng mở , nếu bạn không đi thì chẳng bao giờ tới như mợ Minh Quang thường dạy TUL liều mạng lái xe đường trường , nếu lạc thì vào trạm xăng hỏi, hoặc vào exit để vòng lại ...nắm chắc cứ đi len giữa để khỏi lạc vv..
Sao để bạn đọc tới đây sẽ thấy một ngày của mình thật nhiều hứa hẹn
Sao để bạn ghi nhớ những hứa hẹn đó và chia xẻ cùng nhau?
Vậy cầm bút lên các bạn và các mợ VỊT yêu dấu ơi , hãy viết xuống về một ngày của mình ...vì nó sẽ không bao giờ trở lại.
Hãy viết và gửi về cho ĐSTV 6370
Mục Ý NGHĨ TRONG NGÀY để chúng ta cùng chia xẻ với nhau
Một buổi sáng bận rộn
Một buổi trưa nóng nực
Một buổi chiều lãng đãng kỷ niệm
Một buổi tối êm đềm .
cũng có thể là
Một ngày đang chờ bão tới, sau khi vừa trải qua một cơn động đất chẳng hạn
Đời đó mà bạn ơi , nhiều chuyện lắm
Xin cảm ơn về những chia xẻ và chúc các bạn luôn có những ngày vui
.
VA AUGUST 28-2011
TUL



TUL và MTrang, MQuang
TUL ơi , Irène vào thành phố có ghê rợn lắm không, vùng Sherbrooke (Eastern township) cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất Quebec về trận bão này, nhiều hơn cả Montréal, nghe nói mưa sẽ hơn 100mm và gió có thể 80km/h. Chung quanh nhà có cây lớn chỉ sợ gió thôi, Sherbrooke họ cũng đang báo động vì sợ lụt nhất là vùng downtown. Mình nên ở trong nhà vào lúc này, nghe TUL kể đang chạy xe khi động đất thấy cũng nguy hiểm quá. KĐ lái xe rất dở, mỗi khi mưa lớn, không thấy xe đằng trước là đã thấy toát mồ hôi, chỉ muốn lách vào lề ngồi chờ cho qua lúc nguy hiểm nhủng đôi khi trên đường xe cộ đông đâu làm như thế được. Đoan đang theo dõi tin khí tượng từng giờ, mong cơn bão chóng qua và mọi sự bình an. Hy vọng cơn bão vào đất liền sẽ giảm cường độ nhanh. Chúc Quang, Trang và TUL mọi sự may mắn, bình an. Thân mến KĐ
Phà ơi , chỗ TUL ở - VA- kéo tới Newyork hiện đang chờ đợi bão Irene đổ bộ vào đêm nay , và sẽ kéo tới ngày mai . Chỉ còn biết nhờ Trời thôi ,nhưng nặng nhất là những vùng dọc ven biển và newyork. Chỗ TUL ở nằm lùi trong đất liền nên hy vọng không đến nỗi nào. Mới thứ ba vừ rồi có động đất 5.9 richter cũng kéo từ VA lên newyork và cả CAnada nữa ,nhưng may là không có thiệt hại lớn chỉ làm bà con một mẻ hú vía . Lúc xảy ra động đất TUL đang lái xe và do đèn đỏ nên TuL ngừng lại đúng ngay trên cầu , dưới là đường rày xe lửa . Lúc đó vào khoảng gần 2pm , tự dưng TUL nghe cái xe mình kêu rầm râm như muốn bung ra . TUL sợ quá nhìn chung quanh để tìm nguyên nhân ? lại nghĩ hay mình mới nhờ thay thắng xe chắc ông thợ làm không đúng cách nên nó bị rejected đang lo như thế tiếng rầm rầm ngừng bặt _ gần 1 phút- nhưng xe không bị shaken . Về đến nhà thấy tranh ảnh trên tường xiên xẹo hết , bó nhang trên bàn thờ rơi xuống đất và ông Phật DiLạc tí hon bị ngã xấp trên bàn thờ . ...cảm tưởng như có ai vào nhà phá chơi vậy chứ không nghĩ là động đất vì miên đông US rất hiếm bị ĐĐ không như ở CALI xảy ra thường xuyên , nên đòng bào quen với đđ, còn đây lần đầu tiên nên TUL thật ngỡ ngàng , bật TV lên mới biết đó là động đất Qua sáng hôm sau lúc 1AM , TUL vừa post bài chuyện tháng Tám của hảo Chi xong lên giường ngủ thì lại nghe rầmn rầm lần nữa , TuL sợ quá bật đèn lên tính tìm đường chạy thì ..hết đđ và bây giờ thì bão . TRái đất này sắp tới ngày ..về hưu rồi nên lắm chuyện quá. Cám ơn PHà đã hỏi thăm và chúc tốt lành cho TUL nhé .

Hôm nay hai mươi sáu tháng chín , chị Chi và các bạn gởi lời chúc mừng em Ngân thượng thọ hơn sáu mươi. Mong em hay ăn chóng lớn , luôn luôn vui vẻ mạnh khỏe , không có ghẻ , chẳng có thẹo. Để dành sức thổi 60 cây đền cầy trên bánh sinh nhật . Mong một ngày họp mặt đông đủ các em ...
CHÚC MỪNG SINH NHẬT VUI VẺ .

LƯU HẢO CHI. TẠ THỊ BÍCH .NGUYỄN PHƯƠNG THẢO .KIM THANH ÔNG. TRẦN MỸ ĐIỆP...

Ngân mến! Sinh nhật của Ngân là 26 tháng 8, phải không? Thế mà Hảo Chi viết là 26/9!!!Mà lại bảo là hôm nay ...mới lạ chứ!!!Chắc có sự "nhầm" phải không? Không sao đâu,tuổi tụi mình giờ là thế cả ấy mà....còn sáng suốt, không nhầm lẫn chút nào mới là ..lạ đấy!!! Chúc Ngân một sinh nhật khỏe mạnh, vui vẻ quây quần bên gia đình ! Và năm nay mong gia đình Ngân có thêm thành viên mới(Con dâu) ngoan hiền nhé!!! KimThanh Ngân ơi ,

Mày đã sáu mươi mí dzồi à ??
Còn đầy đủ răng không ? Hảo Chi , nó nấu bánh đúc mừng sinh nhật mày đấy , Bích thì mần ... ô mai chua , Thảo thì canh bún giải rau giút ... còn tao cho mày 1 vại cà dầm tương , tao mới học được cách làm , em Kim Thanh sẽ tặng ma`y quả mít nhé .
Happy birthday
Điep

Họp mặt TV6370 ở (Seattle-Vancouver- Victoria)



Minh Quang Huyền Minh Tâm (Vancouver 08-2011)

Minh Tâm Minh Trâm Minh Quang Huyền (Victoria Canada 08-2011)

Trước khi sang Canada để họp mặt với Minh Trâm ở Vancouver, Huyền, Minh Tâm, Minh Quang có đến thăm TV Phạm thị Hiền (A1) ở Seattle.

Hiền Huyền Minh Tâm Minh Quang (Seattle 08-2011)


Aug 25, 2011

Chuyện Tháng Tám - An Khanh




Chuyện Tháng Tám - An Khanh








Tranh Bùi Xuân Phái.









Mưa tháng Bảy gãy cành Trám
Nắng tháng Tám rám trái Hồng
( tục ngữ - ca dao )

Tháng Tám , trái Hồng bắt đầu vàng , rồi cam , rồi như một diệu kỳ của đất trời - Trái Hồng chín mọng ngọt ngào , mầu Hồng như một giấc mơ tươi thắm . Hồng là món quà ngon của nhũng kẻ lắm tiền ( ở VN ) . Hồi còn ở Sài Gòn , quả Hồng đối với tôi chỉ ở trong mơ , nào biết nó ra sao ? Mãi đến khi sống ở Đalạt , nhà hàng xóm có cây Hồng và tôi đã thấy thế nào là đẹp :
- Quả Hồng treo trên cây , giữa màu lá xanh lục , màu vàng cam nổi lên bắt mắt từ xa. Đẹp như nụ cười duyên của ai đó xuân thì , cười đã đẹp,lại thêm lúm đồng tiền . Quả Hồng mời gọi , nhưng phải đợi đến lúc trái chín vàng đậm như màu đỏ cam , thì mới thưởng thức được cái ngọt thanh tao của Hồng . " Hồng Cốm Tốt Đôi " Hai thứ quà đặc biệt của đất trời. Xanh cốm bên Hồng tươi . Tượng trưng cho lương duyên đằm thắm và ngọt ngào bền bỉ . Chẳng thế mà Tiết Trung Thu , người ta hay dành cho nhau món quà quý hiếm này . Nhà trai xêu tết nhà gái. Mùa trăng mới với cốm vòng thơm lá sen .Gặp nhau dưới ánh trăng Thu, tiệc đã được bầy ra , trẻ con ríu rít ,những ánh mắt thơ ngây đen lánh , những nụ cười hiền từ trìu mến của ông bà cô chú ... Đời ngọt như cây trái ... Dĩ nhiên là tôi ưa tháng Tám với Tết Trung Thu rước đèn . Các cặp tình nhân đi với nhau trong đêm Thu cũng gọi là đi rước đèn . Rước đèn đi chơi , trẻ con đi với nhau từng tốp nhỏ, lồng đèn ông sao xánh duyên với lồng đèn cá chép-Thỏ Ngọc đi với bướm vàng . Tôm Hùm đi cạnh chị công múa xòe ... Và tôi ngồi với chàng... Bao năm qua rồi ... Vẫn nhớ ngày nào ngồi nhìn con trẻ trong sân rước đèn tháng Tám . Nay còn đâu ? dù trăng có sáng vằng vặc , chị Hằng cũng chỉ cười ngoài song cửa . Đêm có đẹp, có sáng mấy thì cũng chỉ ngồi trong nhà ngóng ra một vài giây phút , rồi lại thấy mình ...Soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm ... ( TCS )
Bây giờ thì trăng thu hay tháng tám ? Chẳng ăn nhằm gì đến tôi cả . Hồng nào đâu thấy ? À hình như mãi đến tháng mười hay mười một gì đó mới thấy Hồng bán đầy chợ ! Xem kỹ hình như trái Hồng nó có Tai ?! Phần gắn với cuống , quả Hồng có những cánh tai xinh xắn . Trái ngon , đẹp, lại có tai , chắc nó phải nghe nhiều lắm mà không nói được ! Tội nghiệp thay .
- Trong thánh kinh có viết : " Ai có tai hãy nghe " Và cái sự Nghe Lời ... Ôi thôi nó quan trọng vô cùng . Tôi thấy đa số trẻ con ở Mỹ nó nghe - mà hình như nó không hiểu - và cũng chẳng cần hiểu , cũng chẳng cần trả lời .
- Đó là nó nghe ông bà cha mẹ nó nói tiếng Việt !
- Nghe như vịt nghe sấm !
- Nghe nhưng đôi khi làm như không nghe ! Xong rồi ý mình muốn làm gì thì cứ việc làm !
Hay là nghe hoài nhàm tai - Phải tảng lờ đi như không nghe !
Hồi đó cậu Hng em tôi ( học sinh lớp ba trường tiểu học Khiết Tâm ) đã không nghe được rất lâu .Một ngày đẹp trời tháng Tám , tự nhiên anh Trường của cậu , đè cậu ra lấy ráy tai bằng cái Q tip của thợ hớt tóc . Cậu Trường đã lôi ra được một cục ráy tai to đúng bằng cái hạt bắp !
- Và câu Hng đã hí hửng reo lên :
- A bữa nay Hng nghe được tiếng xe xích lô máy nổ rồi anh Trường ơi !
- Giời ạ ! Xích lô máy nổ to như như súng cà nông , ầm hơn tiếng đại bác mà bao lâu nay Hng không hề nghe thấy !
- Biết bao sự đời đã bị bỏ ngi tai .
- Những lời ông bà cha mẹ khuyên bảo , phải chi con cháu nó nghe theo phân nửa thôi , thì đời chúng cũng đỡ khổ biết mấy !? Mà nói cho cùng - Cái gì càng cấm đoán , càng bảo là Đừng ! thì cứ như xúi dục , chúng sinh lại cứ thích nhào dô !
- Có lúc con bảo mẹ rằng Đừng , mà mẹ cũng cứ không nghe !

Mẹ em tham thúng xôi đầy
Tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào !
Bây giờ chồng thấp vợ cao ,
Như đôi đũa lệch so sao cho vừa ?

- Đũa lệch thì tai hại và khó chiu khổ thật ! Có những cuộc hôn nhân ( ở Mỹ ) , con cháu đâu có bao giờ nghe lời cha mẹ đâu ? ( khi xưa ai cấm duyên bà ? Bây giờ bà già bà cấm duyên tôi ? ) Thử nghe lời hỏi của mẹ :
- Cái thằng Giai đó , học hành chẳng tới đâu , lại rượu chè cờ bạc , vô trách nhiệm . Không biết mày mê nó ở điểm nào hở con ? Phải nó đẹp giai cũng đành , đây lại giống anh Bảy Chà một thứ !
Và đây bố hỏi con trai :
- Con Nữ đó vừa lười vừa đỏng đảnh , ăn nói sống sượng . Miệng lưỡi như Thị Màu . Làm sao mà con lại chọn nó hả con ?
- Ừ con cứ lấy nó đi , rồi mày sẽ biết !
- Những đứa con không nghe lời cha mẹ đã nhận những hậu quả đáng sợ ! Đời có những cái đáng suy ngẫm ngậm ngùi như sau :
- Ai là người mang lại hạnh phúc nhiều nhất cho một số cặp vợ chồng : Vị linh mục làm phép cưới cho họ , hay ông tòa ký giấy cho họ ly dị ? !
_ Chuyện ngày tám tháng Tám vừa qua , bạo lọan nổ ra tại Anh - Cướp bóc trắng trợn , tấn công cảnh sát , đốt xe hơi , tại mạn bắc Luân Đôn . Khoan hãy nói lý do vì sưu thuế không công bằng - Cảnh đập phá vô cớ trong bạo loạn tại nhiều nơi khiến người ta lo sợ cho nền tảng của xã hội ngày nay . Đám thanh niên ở nhà trống trải, không có việc làm, đêm dài quá ... Nhàm chán quá . Lại đổ lỗi cho bố mẹ luôn luôn vắng nhà từ lúc con còn thơ ấu ! Cả hai cha mẹ đều phải đi làm, đem con đi gởi . May ra thì còn có ông bà cưu mang giúp đỡ và dạy dỗ . Còn không thì là những đứa trẻ rất khó ưa !
Dạy con từ thuở còn thơ , dậy là phải dỗ và uốn nắn . Còn đâu câu chuyện Mạnh Mẫu phải dời nhà ba lần để cho con đừng tiêm nhiễm những thói xấu ?
- Gần chợ - học thói mua bán xảo quyệt
- Gần nghĩa địa , chơi than vay khóc mướn
- Gần trường , con đã ham học và ưa đạo đức lễ nghĩa .
Gia đình và xã hội ngày nay , cần phải thu xếp sao cho một trong hai bố mẹ , cần đầu tư cho con bằng thì giờ dạy dỗ - uốn nắn và yêu thương các con hơn là chỉ đầu tư tạo ra của cải vật chất ... Chúng nó cần món ăn tinh thần cũng ngang hàng với cơm bánh ... Chuyện Tháng Tám là thế.
An Khanh